THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
lượt xem 8
download
Cung c kiến thức cho học sinh các nội dung về sự phân hóa đa dạng của tự ấp nhiên nước ta: phân hóa theo chiểu Bắc – Nam; theo chiều Đông Tây và theo độ cao. Hiểu được sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được ể đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
- Chuyên đề 6: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ Cung c kiến thức cho học sinh các nội dung về sự phân hóa đa dạng của tự ấp nhiên nước ta: phân hóa theo chiểu Bắc – Nam; theo chiều Đông Tây và theo độ cao. Hi u sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được ể đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên. Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở từng miền. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc – Nam 1.1. Nguyên nhân Ch yếu là do sự thay đổi của khí hậu: ủ • Nhiệt độ tăng từ Bắc vào Nam. • Sự chênh lệch về nền nhiệt và biên độ nhiệt. • Ranh giới của sự phân hóa Bắc – Nam đó là dãy núi Bạch Mã. 1.2. Đặc điểm tiêu biểu của khí hậu, cảnh quan của hai miền khí hậu Bắc và Nam: Thiên nhiên ph lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra): đặc trưng cho vùng ần khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. • Nền khí hậu nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm trên 200C; có 2 – 3tháng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; biên độ nhiệt trung bình năm lớn. • Cảnh quản thiên nhiên tiêu biêu là rừng nhiệt đới gió mùa, trong rừng chiếm chủ yếu là các loài sinh vật có nguồn gốc nhiệt đới; ở đồng bằng vào mùa đông phát triển các giống cây ôn đới và cận nhiệt (các loại rau vụ đông). Thiên nhiên ph lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): thiên nhiên mang ần sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. Trang 1
- • Nền khí hậu cận xích đạo: quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 350C, không có tháng nào dưới 200C; biên độ nhiệt năm nhỏ; trong năm phân hai mùa mưa và khô rõ rệt. • Cảnh quan thiên nhiên: rừng cận xích đạo gió mùa; sinh vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam đi lên hoặc từ Tây di cư sang. Xuất hiện thực vật rụng lá, chịu hạn vào mùa khô, động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo. 2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây T Đông sang Tây thiên nhiên nước ta phân hóa thành ba dải. ừ Đ điểm tiêu biểu của từng dải: ặc • Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa: Đây là phần lãnh thổ kéo dài theo chiều Tây – Đông, liền kề với khu vực đồng bằng, vùng núi ven biển; thiên nhiên rất đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa. • Thiên nhiên vùng đồng bằng và ven biển: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ là hai đồng bằng châu thổ sông lớn nhất cả nước: thềm lục địa rộng, nông; dải đồng bằng miền Trung hẹp ngang và kéo dài, bị chia cắt mạnh thành những đồng bằng nhỏ, tiếp giáp với vùng biển sâu. • Thiên nhiên vùng đồi núi: Đây là khu vực có sự phân hóa khá phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. - Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc: mang tính cận nhiệt đới gió mùa. - Vùng núi Tây Bắc: thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa núi cao. - Thiên nhiên sườn Đông Trường Sơn: là nơi đón gió vào mùa thu đông, nên có mưa nhiều vào thời gian này; khu vực Bắc Trung Bộ thì ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng phơn vào mùa hạ. - Thiên nhiên sườn Tây Trường Sơn: nhiều nơi chịu ảnh hưởng phơn; có nhiều nơi khô hạn gay gắt. 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao Thiên nhiên nước ta phân hóa theo độ cao và được chia thành ba vành đai cao rõ rệt. Trang 2
- Nguyên nhân: Địa hình núi cao, khí hậu thay đổi biến đổi làm thiên nhiên thay đổi theo chiều cao. 3.1. Đai nhiệt đới gió mùa: V trí: ị • Miền Bắc: giới hạn độ cao trung bình dưới 600 – 700 m. • Miền Nam: giới hạn độ cao trung bình lên đến 900 – 1000 m. Đ điểm khí hậu: nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi từ khô hạn đến ẩm ặc ướt. Các lo đất chính: ại • Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24 % đất tự nhiên cả nước; gồm có đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát… • Nhóm đất feralit: chiếm hơn 60% đất tự nhiên cả nước; phần lớn là feralit đỏ vàng, nâu đỏ phát triển trên đá mẹ và đá badan. Sinh vật: • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh: khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ rệt; rừng nhiều tẩng với 3 tầng cây gỗ; động vật đa dạng và phong phú. • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm có rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô… 3.2. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: V trí: ị • Miền Bắc: giới hạn độ cao trung bình từ 600 – 700 m đến 2600 m. • Miền Nam: từ độ cao 900 – 1000 m đến 2600 m. Đ điểm khí hậu: mát mẻ, nhiệt độ trung bình trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm ặc lớn hơn đai nhiệt đới gió mùa. Các lo đất chính: ại Trang 3
- • Độ cao từ 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m: đất feralit có mùn với đặc tính chua. • Độ cao trên 1600 – 1700 m: quá trình feralit ngưng trệ hình thành đất mùn. Sinh vật: Đ cao từ 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới là rộng ộ và lá kim. Đ cao trên 1600 – 1700 m: thực vật thấp và nhỏ, điển hình: trúc lùn, rêu, địa y ộ phủ kín thân cành cây. 3.3. Đai ôn đới gió mùa trên núi: V trí: nằm ở độ cao trên 2600 m. ị Đ điểm khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 150C; mùa đông xuống dưới 50C. ặc Các lo đất chính: chủ yếu là đất mùn khô. ại Sinh v đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. ật: 4. Các miền địa lí tự nhiên 4.1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: V trí và giới hạn: Vùng đồi núi phía tả ngạn sông Hồng và đồng bằng sông Hồng ị Đ điểm địa chất, địa hình: ặc • Cấu trúc địa chất quan hệ với Hoa Nam (Trung Quốc), địa hình tương đối ổn định. Tân Kiến tạo nâng yếu. • Chủ yếu là đồi núi thấp. − Độ cao trung bình 600m, có nhiều núi đá vôi. Hướng núi vòng cung. − Đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vịnh đảo, quần đảo. Khí h Mùa đông lạnh. Mùa hạ nóng, mưa nhiều, gió đông nam, tây nam thổi. ậu: Thời tiết có nhiều biến động. Trang 4
- Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. Sinh v Đai nhiệt đới, chân núi hạ thấp dưới 600m. Thành phần loài có nhiệt đới, ật: á nhiệt đới. Khoáng s Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc đồng, apatit, vật liệu xây dựng. ản: Thu lợi: của tự nhiên mang lại đó là tài nguyên đa dạng và phong phú. Giàu tài ận nguyên khoáng sản, hệ sinh thái đa dạng với nhiều nguồn gốc khác nhau; có mùa đông lạnh cho phép nuôi trồng các sản phẩm ôn đới (rau vụ đông) cùng với đó là phát triển tổng hợp kinh tế biển Khó khăn: S thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, dòng chảy sông ngòi và tính ự bất ổn định của thời tiết. 4.2. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ: V trí và giới hạn: vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Bạch Mã. ị Đ điểm địa chất, địa hình: ặc • Cấu trúc địa chất quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc). • Địa hình chưa ổn định. Tân kiến tạo nâng mạnh. Địa hình cao nhất cả nước, độ dốc lớn. Hướng tây bắc - đông nam, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi. Đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. Khí h Mùa đông: chỉ có 2 tháng nhiệt độ < 200C, gió mùa đông bắc suy yếu. ậu: BTB mùa hạ có gió phơn tây nam, bão hoạt động mạnh, có lũ tiểu mãn tháng 6. Sông ngòi: Sông hư ớng TB-DN, ở BTB sông hướng T-Đ. Sông có độ dốc lớn, tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước Sinh v Có đầy đủ các đai thực vật theo độ cao: đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt ật: đới trên đất mùn alít, đai ôn đới. Khoáng s Khoáng sản có đất hiếm, sắt, crôm, ti tan. ản: Thu lợi: ận Trang 5
- • Vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên và cao nguyên…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp. Địa hình cao tạo thuận lợi phát triển tập đoàn cây vụ đông. • Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, có nhiều nơi đáy biển sâu thuận lợi xây dựng các cảng biển nước sâu. Khó khăn: • Bão lụt, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra, không năm nào là không có làm ảnh hưởng xấu tới mọi hoạt động và sản xuất, gây thiệt hại lớn về người và của. Cùng với đó là nạn cát bay cũng đang gây ra nhiều trở ngại. 4.3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: V trí và giới hạn: Từ 160 B trở xuống ị Đ điểm địa chất, địa hình: ặc • Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên ba dan. • Khối núi cổ Kontum, cao nguyên, sơn nguyên, sườn đông dốc, sườn tây thoải. ĐB Nam Bộ thấp, phẳng mở rộng. ĐB ven biển nhỏ hẹp. Đường bờ biển NTB có nhiều vịnh thuận lợi phát triển hải cảng, dulịch, nghề cá. Khí h Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ TB trên 200C. Mùa mưa ở NB và Tây ậu: Nguyên từ tháng 5 - 10, ở Duyên hải NTB từ tháng 9 - 12, lũ có hai cực đại vào tháng 6 và tháng 9. Sông ngòi: Sông ở Nam Trung Bộ: ngắn dốc. Hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long Sinh vật: Đai nhiệt đới lên đến độ cao 1000 m. Thành phần loài: nhiệt đới, xích đạo. Rừng ngập mặn ven biển có diện tích lớn Khoáng s Dầu khí có trữ lượng lớn. Tây Nguyên giàu bôxit. ản: Thu lợi: ận • Bờ biển thuận lợi xây các cảng nước sâu Trang 6
- • Khí hậu thuận lợi cho rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh phát triển với nhiều loài động thực vật như: rừng cây họ Dầu, thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng… • Các hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển. • Thuận lợi phát triên công nghiệp dầu khí. Khó khăn: • Hiện tượng xói mòn, rửa trôi và ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ. Bên cạnh đó lại nạn thiếu nước vào mùa khô dẫn tới sự xâm nhập mặn của thủy triều. • Diện tích đất phèn và đất mặn có chiếm diện tích lớn ở đồng bằng Nam Bộ nên hàng năm đòi hỏi phải thau chua rửa mặn, đào kênh thoát lũ… III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC 1. Nội dung 1: Ở một khu vực thuộc dãy Trường Sơn Bắc có độ cao 1500m, khi gió mùa tây nam thổi vào nước ta với nhiệt độ không khí ở chân núi là 330C. Hỏi khi vượt núi nhiệt độ không khí ở đỉnh núi và tràn xuống nước ta là bao nhiêu độ? Hướng dẫn trả lời: Vào mùa hè nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa thổi theo hướng Tây Nam, gây ra hiện tượng khô nóng kéo dài. Đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ nơi có dãy Trường Sơn Bắc nằm án ngữ về phía tây của vùng.. Gió mùa mùa hè thổi theo hướng Tây Nam bản chất là nóng và ẩm. Khi vượt núi gây ra hiện tượng phơn. + Vậy khi gió thổi vào nước ta với nhiệt độ ban đầu ở chân núi Trường Sơn Bắc là 330C, khi lên đến đỉnh nhiệt độ giảm xuống còn:33 – 9 = 24 (0C) Vì nhiệt độ không khí càng lên cao càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống 60C. Vậy lên cao 1500m thì nhiệt độ giảm đi 90C. Và gây mưa lớn ở Tây Trường Sơn. + Khi vượt núi sang bên kia sườn gió trở nên khô và nóng và khi đó nhiệt độ ở sườn Đông là: 24 + 15 = 39 (0C) Vì nhiệt độ không khí tăng theo chiều giảm của chiều cao địa hình. Trung bình cứ giảm độ cao 1000m thì nhiệt độ tăng thêm 100C. 240C Tây Đông 330C 1500m Trang 7
- 2. Nội dung 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt nam. Hãy trình bày đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bộ. Hướng dẫn trả lời: Sửa dụng Atlat trang: 4,5 và trang 9. a) Khái quát vị trí địa lí tự nhiên của miền: Mi n Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp Trung ề Quốc, phía đông và đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam giáp miền Tây và Bắc Trung Bộ. b) Đặc điểm chung của địa hình Mi n Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm hai bộ phận địa hình chính là đồi núi và ề đồng bằng. D địa hình miền núi chiếm phần lớn (hoặc 2/3) diện tích của miền. ạng Hướng nghiêng chung của địa hình của miền là hướng tây bắc – đông nam do vào thời kì Tân kiến tạo phần lớn phía bắc, tây bắc được nâng lên cao trong khi phần phía nam, đông nam lại là vùng sụt lún. c) Đặc điểm từng dạng địa hình Mi n núi: ề • Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền. • Đồi núi phân bố ở phía bắc. • Đồi núi của miền chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình chủ yếu dưới 1000m, bộ phận núi có độ cao trên 1500m chiếm tỉ lệ rất nhỏ phân bố ở phía bắc (vùng sơn nguyên Hà Giang, sơn nguyên Đồng Văn). − Hướng vòng cung: là hướng núi chính của miền, thể hiện rõ nét qua các cánh cung là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Hướng vòng cung của các cánh cung núi này được giải thích là do trong quá trình hình thành thành chịu tác động của khối Trang 8
- núi vòm sông Chảy (hay khối Việt Bắc). Cũng do càng về phía đông, đông nam thì cường độ nâng yếu dần nên độ cao của cánh cung này cũng giảm dần. − Hướng tây bắc – đông nam được thể hiện rõ nét qua hướng của dãy núi Con Voi. Hướng núi của dãy Con Voi là do chịu tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn. • Đặc điểm hình thái địa hình: các núi trong miền chủ yếu là núi trẻ lại, các núi ở đây chủ yếu có đỉnh tròn, sườn thoải. Ngoài ra, trong miền đồi núi của miền còn xuất hiện các dạng địa hình cacsto, lòng chảo, các cánh đồng giữa núi. Mi n đồng bằng: ề • Đồng bằng của miền chiếm khoảng 1/3 diện tích. • Đồng bàng phân bố ở phía nam, đông nam của miền, trong đó lớn nhất là đồng bằng Bắc Bộ. • Đồng bằng của miền có dạng tam giác châu điển hình ở nước ta với đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy kéo dài từ ven biển Quảng Ninh đến Ninh Bình. • Đồng bằng Bắc Bộ được hình thành do hai hệ thống sông lớn nhất phía bắn nước ta là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi đắp. • Một số nét đặc điểm về hình thái: đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng trong miền là bị chia cắt bởi một hệ thống đê, vì thế phần đất trong đê không được bồi đắp hàng năm; mặc dù không bị ngập nước vào mùa lũ nhưng trong đồng bằng vẫn có một số vùng địa hình trũng thường xuyên bị ngập nước. Ngoài ra ở rìa phía bắc và phía nam của đồng bằng còn xuất hiện dạng địa hình đồi núi sót (ở Hải Dương, Ninh Bình…) • Hướng mở rộng, phát triển của đồng bằng: hàng năm đồng bằng vẫn tiến ra biển ở phía đông nam với tốc độ khá nhanh (có nơi lên đến 100m) do lượng phù sa các sông mang theo lớn, thêm lục địa nông và thoải. Th lục địa: thềm lục địa của miền nông và rộng. ềm IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ Trang 9
- Câu 1: Trình bày những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc? Câu 2: Chọn đáp án đúng: 2.1. Đặc điểm nào sau đây đúng về khí hậu khu Đông Bắc? A. Thời tiết nhiễu động thất thường. B. Thường chịu ảnh hưởng của gió fơn. C. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. D. Gió mùa đông bắc đến chậm. 2.2. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc - Nam và theo độ cao đã ảnh hưởng đến: A. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. B. cơ cấu và năng suất cây trồng. C. khả năng xen canh, tăng vụ trong nông nghiệp. D. chất lượng sản phẩm nông nghiệp. 2.3. Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc là: A. Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Bắc. B. tiềm năng về thuỷ điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc. C. Tây Bắc có núi cao hiểm trở, còn Đông Bắc là núi thấp và có hướng Bắc - Nam. D. khí hậu Tây Bắc lạnh và thường nhiễu động hơn Đông Bắc. 2.4. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có điểm giống nhau là: A. mùa mưa vào thu đông. B. mùa mưa vào hạ thu. C. có một mùa khô sâu sắc. Trang 10
- D. về mùa hạ có gió Tây khô nóng. 2.5. Nhận xét nào sau đây không đúng với sự biến thiên nhiệt độ theo chiều Bắc- Nam ở nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Biên độ nhiệt năm càng vào Nam càng giảm. C. Tổng nhiệt độ càng vào Nam càng tăng. D. Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình năm không khác nhau nhiều giữa hai miền. 2.6. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là: A. đới rừng nhiệt đới gió mùa. B. đới rừng nhiệt đới. C. đới rừng cận nhiệt đới. D. đới rừng ôn đới. 2.7. Phần lãnh thổ phía Bắc do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh nhiệt độ kéo dài bao lâu? A. 1 tháng. B. 2-3 tháng. C. 3-4 tháng. D. 4 tháng. Trang 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phương pháp dạy học bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng (lớp 12 - Ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
32 p | 342 | 66
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
38 p | 534 | 56
-
Giáo án Địa lý 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
8 p | 1018 | 53
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tt)
32 p | 524 | 48
-
Địa lý 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
6 p | 338 | 25
-
Giáo án địa lý 12 - Bài 11: thiên nhiên phân hóa đa dạng
13 p | 427 | 24
-
Chuyên đề 6: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
11 p | 180 | 19
-
Địa lí 12 bài 11 – 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
3 p | 257 | 12
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Trường THPT Bình Chánh
34 p | 12 | 4
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiếp theo) - Trường THPT Bình Chánh
54 p | 16 | 4
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
26 p | 42 | 3
-
Giáo án Sinh học 12 (Bài 11) - Tiết 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
40 p | 97 | 3
-
Giải bài tập Thiên nhiên phân hóa đa dạng SGK Địa lí 12
11 p | 74 | 2
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiếp theo)
29 p | 50 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 48 SGK Địa lí 12
11 p | 81 | 1
-
Giáo án Địa lí 12 - Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tt)
3 p | 125 | 0
-
Giáo án Địa lí 12 - Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
4 p | 143 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn