intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêng Pháp _ presentation Musee Cham

Chia sẻ: Le Hengo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

265
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu về Bảo tàng Chăm Pa, đà nẵng, tài liệu viết bằng tiếng pháp Thích hợp cho các bạn dùng làm tiểu luận bằng tiếng Pháp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêng Pháp _ presentation Musee Cham

  1. LA PRÉSENTATION DU MUSÉE DE SCULPTURE DE CHAM DE DA- NANG A. Historique du musée : A la fin du 19ème siècle, les savants étrangers ont découvert des ruines de Cham. La personne qui a du mérite en premier de ramasser des œuvres de Cham à Da-Nang est un résident français Charles Lemire. En 1915, sous les auspices de l’École française d'Extrême-Orient (EFEO) à Hanoi, le musée de Cham a été construit. En 1916, la rangée de maisons principales a été achevée. La ville de Danang a été choisie comme la concentration et pour monter le musée des objets car elle se trouve dans l’ancien centre du royaume de Cham (Amaravati) qui se groupe des géonymes célèbres comme Tra Kieu, My Son, Dong Duong. Le dessin de construction de deux architectes français Delaval et Auclair pour le musée s’inspire à la fois du motif d’architecture de Cham et de l’Europe. L’exposition du musée est réalisée par l’architecte archéologue français Henri Parmentier. Au début on exposait seulement des objets découverts à Quang Nam et à Binh Dinh, plus tard, le musée a été enrichi par les objets trouvés à Quang Binh. Après des grands déterrements à Tra Kieu (1927-1928) et à la Tour de Mam (1934), on a collecté en plus un grand nombre de nouveaux objets. Par conséquent, en 1935 le musée a été élargi et il a été inauguré officiellement en 1936. Pour garder dans sa mémoire un bienfait envers le musée de l’archéologie de Cham, on a pris le nom de M. Henri Parmentier pour le nom du musée : Musée de Henri Parmentier ou Musée de l’ancien Cham. Aujourd’hui, ce Musée a été transformé en Musée de Sculpture de Cham – Da-Nang ou sont exposés près de 400 objets qui sont tous les originals, en grès, quelques uns en terre cuite et dont la plupart datant continûment du Vème au XVIème siècle après J-C, étant collecté dans le centre du Vietnam, entre Quang Binh et Binh Dinh. B. Schéma À la fin du IIème siècle après J-C (en 192), dans l’agglomération culturelle de Sa Huynh, naquit l’Etat de Lap Ap. Lorsque sur la stèle de Vo Canh à Nha Trang datant du IIème siècle on vit noter une dynastie fondée par un roi ayant titre royal Sri Mara. Par conséquent, on peut considérer que, au centre du pays, pendant le début des années après J-C existait en même temps au moins deux royaumes dont les habitants s’appeleraient plus tard les Chams. Donc, dans la réalité, Cham n’était pas un état unique, mais, se composait des forts et faibles royaumes différents. À chaque époque, la capital du Cham se trouvait dans le royaume le plus fort. À partir du VIIème, l’Etat de Lam Ap devint Cham, la Capital est Simhapura, se trouvant dans l’agglomération Amaravati (Tra Kieu) 1
  2. Từ giữa Thế kỷ VIII đến giữa Th ế kỷ IX, trung tâm chính tr ị c ủa Chămpa dời về phía Nam, kinh đô là Virapura, đặt tại vùng Kauthara ( Nha Trang- Khánh Hoà ) Từ giữa Thế kỷ IX đến Thế kỷ X, kinh đô của Chămpa là Indrapura, dời về vùng Amaravati (Đồng Dương- Quảng Nam), đây là th ời kỳ Ph ật giáo cực thịnh tại vương quốc Chămpa. Từ Thế kỷ X trở về sau là thời kỳ Chămpa lui dần lãnh th ổ v ề phía Nam Trung Bộ, cùng với nó là quá trình Nam tiến của Đại Việt. Từ năm 1471 là thời kỳ suy tàn của Chămpa. Chămpa ch ấm d ứt s ự t ồn tại của mình như một quốc gia độc lập và tiếp tục lui v ề Nam, trung tâm chính trị dời về vùng Panduranga ( Ninh Thuận- Bình Thuận ). Từ năm 1832, cộng đồng người Chăm trở thành m ột trong s ố 54 c ộng đồng dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, đại bộ phận người Chăm sinh s ống t ại Ninh Thu ận và Bình Thuận, một số khác sinh sống tại Bình Định, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh và Châu Đốc, An Giang ( dọc theo sông Mêkông ). C. Sơ lược về tôn giáo ảnh hưởng lên nghệ thuật Chăm Nghệ thuật Chăm là nền ngh ệ thuật mang tính ch ất tôn giáo, ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ (Hindu giáo), Campuchia, Trung Hoa, Việt...kết h ợp với các yếu tố bản địa một cách chọn lọc và sáng tạo. Tất cả các công trình nghệ thuật Chăm đều được xây dựng dưới sự bảo trợ của các vua chúa và giới quý tộc Chăm. Những đền tháp đó th ờ các v ị th ần trong Ấn Đ ộ giáo nh ư Shiva, Brahma, Vishnu..., các vị Phật, Bồ Tát hoặc thờ tổ tiên của các vua và những nhà vua được phong thần sau khi chết. Những hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng là các đài thờ, tượng thờ, đồ trang trí kiến trúc trong các đ ền tháp Chăm thuộc Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo. D. Giới thiệu các phòng I. Mỹ Sơn Mỹ Sơn nằm ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Tây Nam, cách kinh đô Trà Kiệu cũ của Chămpa khoảng 30km về phía Tây. Mỹ Sơn là trung tâm kiến trúc lớn nh ất của dân tộc Chàm tại Việt Nam do các vị vua Chămpa xây d ựng t ừ th ế k ỷ IV đến thế kỷ XIII, với khoảng 70 công trình kiến trúc có niên đại liên tục từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Chúng là những đại diện cho h ầu h ết các phong cách kiến trúc trong nghệ thuật Chămpa. Nhưng do sự khắc nghiệt của thời tiết, và do chiến tranh tàn phá mà nhiều công trình kiến trúc t ại M ỹ S ơn đã b ị s ụp đ ổ hoặc tổn thất nặng nề, như Tháp chùa A1. Cho đến nay, may mắn thay, nơi đây vẫn còn lại 20 công trình đền Tháp và khá nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị. Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 1-12-1999. 1. Đản sinh Brahma (17.8) 2
  3. Thế Kỷ VII, Mỹ Sơn, Quảng Nam Bức phù điêu nguyên là mí cửa Tháp Mỹ Sơn E1, th ể hiện vị thần Vishnu đang nằm trầm tư trong biển vũ trụ Ananta, có rắn Shesha 7 đầu làm thành cái tán che cho thần. Thần Vishnu được tôn là th ần b ảo t ồn vũ tr ụ, đi ều phân biệt thần Vishnu với các vị thần khác là bản tính nhân từ của th ần đối với con người. Ở hai đầu của bức phù điêu là 2 chim th ần Garuda, là v ật cưỡi c ủa thần Vishnu. Garuda là biểu tượng của sự thông thái. Hình ảnh chim th ần Garuda có mình người chân chim xuất hiện trong cảnh đản sinh Brahma như thế này chỉ xuất hiện trong nghệ thuật điêu khắc Chăm, th ể hiện tính nhân văn trong tác phẩm. Từ rốn của thần Vishnu mọc lên một đoá hoa sen, bên trên hoa sen là thần Brahma đang ngồi theo kiểu thiền định. Brahma là vị th ần sáng t ạo. Trong nghệ thuật Ấn Độ, Brahma được biểu thị 4 khuôn mặt, mỗi khuôn mặt nhìn về một hướng, tượng trưng cho cái nhìn bao quát về 4 phương trời. 2. Đài thờ Mỹ Sơn E1 (22.4) Thế kỷ VII-VIII, Tháp E1 Đây là một trong những kiệt tác của nghệ thuật Chăm. Nh ững đ ồ án hoa văn trang trí trên đài thờ rất phong phú và đa dạng, đặc bi ệt mang m ột phong cách bản địa rất rõ. Mặt trước đài thờ là một tác ph ẩm hoàn ch ỉnh, hai thành bậc cấp được trang trí tựa hai con hổ ngậm hai dải lụa buông xuống. Phía trước là một điệu múa lụa dâng cho thần. Đi ệu múa được th ể hi ện m ột cách sống động và linh hoạt. Hai bên là hai tu sĩ, một đánh đàn và một đang đọc sách trong rừng. Hai vòm cửa được trang trí với hoa và đầu rắn, bên trong là một ông lão đang thổi sáo và một người đang chơi đàn Harp. T ất c ả nh ững cảnh chạm xung quanh đài thờ này thể hiện đời sống th ực, diễn tả c ảnh sinh hoạt của các tu sĩ Bà La Môn ở trong rừng tại vương quốc Chămpa. Tác phẩm này xứng đáng được đưa lên hàng kiệt tác của nghệ thuật Đông Nam Á vào Thế kỷ VII- VIII. 3. Thần Ganesa đứng (5.1) Thế kỷ VII, Tháp E5 Thần Ganesa _ Thần thông thái Thần Ganesa là con trai cả của thần Shiva (Thần sáng t ạo và h ủy di ệt) và n ữ thần Parvati (Thần sắc đẹp). Ganesa là vị thần biểu trưng cho trí tu ệ, h ạnh phúc và may mắn. Chính vì ý nghĩa tốt lành đó của thần mà thần Ganesa được thờ cúng sớm, rộng rãi và lâu dài nhất ngay tại Ấn Độ cũng như ở các quốc gia Ấn độ hóa ở Đông Dương và quần đảo Mã Lai. Có nhiều câu chuyện và truyền thuyết về Ganesa, trong đó có một truy ền thuyết kể về cái đầu voi của thần như sau: một ngày kia, nữ th ần Parvati muốn có một người bảo vệ để ngăn không cho thần Shiva nhìn trộm khi bà đang tắm. Thế là bà dùng chính cơ thể mình để tạo ra một người đàn ông bụng phệ tên là Ganesa. Khi thần Shiva đến, Ganesa ngăn không cho Shiva lại gần. Trong cơn tức giận, thần Shiva chém bay đầu Ganesa, rồi nhanh chóng 3
  4. nhìn quanh, thấy một con voi, vị thần liền cắt đầu voi rồi đ ặt vào vai Ganesa, như hình dáng của vị thần mà chúng ta vẫn thấy đến ngày hôm nay. Ganesa cũng là thần của những người lái buôn. Thần rất thích ăn ngọt nên quà cúng cho thần thường là bánh kẹo và mật ong, đựng trong cái chén có cắm vòi voi của ngài. Hàng năm, những người theo Ấn Độ giáo tổ chức một ngày h ội cho thần vào mùa xuân. 4. Nhóm 7 Linga (Thất tú) (2.4) Thế kỷ XI, Mỹ Sơn, Quảng Nam Nhóm 7 Linga này là vật trang trí b ệ cửa c ủa các tháp Chăm. Linga có hình trụ tròn như thế này là thể thức đầu tiên của Linga, phát tri ển t ừ t ục th ờ cột đá theo Totem giáo của Ấn Độ. Nhóm 7 Linga tượng trưng cho các vị thần phương hướng. Trên các Linga xưa kia có đính các vật cầm tay c ủa các v ị thần làm bằng kim loại, nay chỉ còn dấu của những lỗ đục mà thôi. Điêu khắc một nhóm 3,5,7..,13 Linga như vậy là cách điêu khắc đ ặc bi ệt c ủa người Chăm. Ở Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á khác người ta chỉ điêu khắc 1 Linga. 5. Bi Ký Các Bi Ký Chăm cổ là một loại chữ viết có nguồn gốc từ tiếng Ph ạn (Sanskrit) ở phía Bắc Ấn Độ. Nội dung mỗi tấm bia th ường liên quan đ ến một số Tháp như: Tháp được xây dựng dưới triều vua nào, thờ những vị th ần nào… II. Hành lang Quảng Trị 1. Cưỡi ngựa đánh cầu (24.4) Thế Kỷ VII – VIII Đây là bức chạm thành bên trái của bậc thềm lên xuống cửa tháp, th ể hiện trò chơi cưỡi ngựa đánh cầu, trò chơi này chỉ phổ biến trong giới vua chúa và quý tộc Chăm. Đặc điểm của 2 con ngựa mập tròn này ảnh h ưởng của văn hoá Ấn Độ và của Trung Quốc đời Đường. III. Hành lang Quảng Ngãi 1. Nữ thần Uma (4.1) Thế Kỷ X, Đông Phúc, Quảng Ngãi Nữ thần Uma là nữ thần ánh sáng, bà là v ợ c ủa th ần Shiva. Tác ph ẩm này đã bị mất hai cánh tay và hai bàn chân từ khi được phát hi ện năm 1901, đầu và mình bị gãy làm ba đoạn đã được gắn lại bằng xi măng. Sau đó đầu tượng cũng bị mất từ trước năm 1972. 2 Nữ thần Sarasvati (21.4) Thế Kỷ X, Chánh Lộ, Quảng Ngãi Nữ thần Sarasvati là nữ thần thi ca và ngh ệ thuật, bà là v ợ c ủa th ần Brahma. Tác phẩm này thể hiện nữ thần đang ở tư thế múa rất đẹp. Hai bên chân nữ thần có hai con thiên nga Hamsa đang xoè cánh, mỏ ng ậm búp sen đưa lên với dáng vẻ dâng hiến. 3. Nữ thần Laksmi (8.2) 4
  5. Thế Kỷ XI, Phú Nhân, Quảng Ngãi Nữ thần Laksmi là nữ thần may mắn, sắc đ ẹp và phú quý. Bà là v ợ c ủa thần Vishnu trong tất cả các hoá thân của vị thần này. Tác ph ẩm th ể hi ện n ữ thần đứng thẳng, hai tay buông thẳng xuống theo thân mình, tay trái c ầm chiếc lọ nhỏ, tay phải cầm búp sen. IV. Trà Kiệu Trà Kiệu thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 50km về phía Tây Nam. Thành Trà Kiệu chính là kinh thành Simhapura (Thành sư tử), đây là kinh đô đầu tiên và là trung tâm chính trị quan trọng c ủa v ương qu ốc Chămpa trong nhiều thế kỷ. Vào những năm 1927-1928, người ta đã tổ chức khai qu ật quy mô di tích này. Phần lớn các tác ph ẩm được phát hiện đã đ ược tr ưng bày tại Bảo tàng, gồm các đài thờ, tượng thờ, phù điêu,… Tất cả s ự hòa quy ện nội dung và hình thức của các tác phẩm tại Trà Kiệu đã hình thành nên phong cách nghệ thuật nổi tiếng từ Thế kỷ VIII đến cuối Thế kỷ X – Phong cách Trà Kiệu. 1. Tượng thần Shiva (3.1) Thế kỷ X, Trà Kiệu, Quảng Nam Tiền thân của Shiva là Rudra, là vị thần của bão giông, sấm ch ớp, đồng thời là vị thần của gia súc, với hình ảnh con bò đực Nandin tượng trưng cho sức mạnh sinh sản. Ngoài ra, Shiva còn kế thừa tính cách hung dữ của thần Rudra. Như vậy, Shiva vừa là vị thần phá hủy vừa là th ần sinh s ản, sáng t ạo. Vì thế Shiva được coi là mạnh hơn Brahma, được tôn sùng là th ần t ối cao. Người ta thờ sức mạnh sáng tạo siêu việt của Shiva qua hình thức các Linga. 2. Năng lực sáng tạo(Linga_Yoni) (2.2) Thế Kỷ VII – VIII, Trà Kiệu, Quảng Nam. Shiva có 12 biểu tượng, Linga là biểu tượng nổi tiếng nhất. Linga có nhi ều dạng khác nhau, từ đơn giản là hình trụ tròn, biểu trưng cho thần Shiva, đ ến phức hợp 3 đoạn nối tiếp nhau biểu trưng cho sự hợp nhất 3 vị th ần Ấn Độ giáo: - Phần lập phương dưới cùng gọi là Brahmabhaga, đại diện cho th ần Brahma, thần sáng tạo và là vị thần cai quản mặt đất. - Phần hình bát giác ở giữa gọi là Vishnubhaga, đại diện cho th ần Vishnu, thần bảo tồn và là vị thần cai quản không trung. - Phần trên cùng hình trụ gọi là Rudrabhaga, đại diện cho thần Shiva, thần huỷ diệt, bảo tồn và tái tạo và là vị th ần cai qu ản th ượng gi ới. Chính vì quyền năng đó của Shiva mà người Chăm đã nhận th ức được chức năng to lớn của thần, nên giáo phái Shiva trong Ấn Độ giáo được người Chăm ti ếp nhận và tôn thờ. Do vậy chủ yếu Linga là tượng thờ chính trong các Tháp. Linga thường được đặt trên một cái bệ có vòi là Yoni. Khi ấy, Linga tượng trưng cho nguyên lý dương, còn Yoni tượng trưng cho nguyên lý âm. Sự giao hoà âm dương là nguồn gốc sinh sôi nảy nở của m ọi sinh v ật. Khi c ử hành lễ cúng gọi là lễ tắm Linga, người ta bọc vào phần trên của Linga một 5
  6. cái bao bằng vàng gọi là Kosa, thường những bao Kosa đều có tạc mặt th ần Shiva. Sau đó người ta đổ nước từ trên cao chảy xuống bệ Yoni và hứng nước từ vòi để vảy lên người và cầu những điều tốt lành. Việc thờ cúng Linga-Yoni trong phần lớn các Tháp thờ của Chămpa, không những mang sắc thái của tôn giáo Ấn Độ mà còn mang đậm tín ng ưỡng bản địa, thể hiện ở việc kết hợp với nghi lễ thờ cúng t ổ tiên, đ ặc bi ệt là các vị vua Chămpa được phong thần do có nhiều công lao đối với đất nước. 3. Đài thờ Trà Kiệu (22.2) Thế Kỷ VII-VIII, Trà Kiệu, Quảng Nam Đài thờ Trà Kiệu hình vuông, trên thờ một bộ Linga_Yoni hình tròn. Những cảnh chạm xung quanh đài thờ này mang tính sử thi, thể hiện một trích đoạn của trường ca Ramayana của Ấn Độ, chủ đề là lễ cưới công chúa Sita và hoàng tử Rama- hoá thân thứ 7 của thần Vishnu. 4. Đài thờ vũ nữ Trà Kiệu (22.5) Thế Kỷ VII-VIII, Trà Kiệu, Quảng Nam Đây chỉ là 1/16 của đài thờ xưa kia, nếu còn nguyên vẹn thì nó có chi ều cao chừng 1,15m, rộng 3m. Phần được chú ý nhất của Đài thờ là nhóm tượng 2 vũ nữ Apsara với vẻ đẹp thanh thoát mềm mại, 2 nhạc công 2 bên có g ương m ặt t ươi t ắn đang chơi đàn Vina. Hình thể, dáng điệu, khuôn mặt, trang ph ục…của các vũ nữ và nhạc công đã toát nên sức cuốn hút mạnh mẽ. Có thể nói bức chạm của Đài thờ này mang đậm phong cách Trà Kiệu nổi tiếng và được xem là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Chăm. 5. Phù điêu Vishnu (18.4) Thế Kỷ XI-XII, Trà Kiệu, Quảng Nam Bức phù điêu có hình lá đề chạm thần Vishnu cưỡi trên con rắn Naga 13 đầu làm thành cái tán che cho vị thần. Thần có bốn cánh tay, trong đó ba cánh tay cầm các vật biểu trưng cho thần là cái chuỳ, dĩa trống và tù và ốc Sankha, tay còn lại thì chỉ vào không trung, tượng trưng cho: đất, lửa, gió và không khí, đó là các yếu tố để hình thành nên vũ trụ. 6. Sư tử (36.4) Thế Kỷ VII-VIII, Trà Kiệu, Quảng Nam Trong giai đoạn Trà Kiệu, những bức tượng điêu khắc động vật của Chămpa cổ là hết sức phong phú và đóng vai trò quan trọng trong trang trí tổng thể kiến trúc Tháp. Sư tử được thể hiện khá đa dạng với nh ững động thái khác nhau, trong cái nét hung dữ vẫn có cái ngộ nghĩnh đáng yêu, ch ịu ảnh hưởng của nghệ thuật Nam Ấn Độ, khác với những con sư tử uy nghi c ủa Khmer. V. Hành lang Quảng Nam 1. Thần Hộ Pháp (9.4) và (9.5) Thế kỷ IX, Khương Mỹ, Quảng Nam 6
  7. Thần Hộ Pháp là thần bảo vệ tôn giáo hay còn gọi là th ần gác c ửa. Thần thường được dựng trước hai bên cửa tháp để bảo vệ sự yên tĩnh của nơi thờ phụng, chống lại tà đạo và ma quỷ. Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm, những v ị th ần này th ường đ ược t ạc trong tư thế chiến đấu, vẻ mặt hung dữ, khác với vẻ hiền lành của các v ị thần khác. 2. Thần Shiva múa (15.6) Thế Kỷ X, Khương Mỹ, Quảng Nam Bức chạm này thể hiện thần Shiva đang múa điệu múa có tên là Tandava diễn tả sự vận hành của vũ trụ. Mỗi khi múa điệu múa này, thần hoá nhiều tay, xếp thành vòng tròn tượng trưng cho sự chuy ển động. Hình t ượng Shiva múa khá phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Chăm. Mỗi vị thần có một con vật cưỡi riêng cho mình, vật cưỡi của th ần Shiva là con bò thần Nandin. Theo thần thoại, con bò này chính là ki ếp tr ước của Shiva. Nhưng về sau, khi Shiva được thể hiện thành người thì bò Nandin trở thành vật cưỡi cho thần. Vì vậy, những người theo Shiva giáo đều kiêng không ăn thịt bò vì nó là con vật thiêng. 3. Đài thờ Khương Mỹ (22.8) Thế Kỷ VII-VIII, Khương Mỹ, Quảng Nam Những cảnh chạm xung quanh đài thờ này mang tính ước l ệ cao. Hai bên đài thờ là hai cỗ xe ngựa của thần Mặt trời Surya (đi t ừ Đông sang Tây). Mặt trước đài thờ chạm hình hoa sen, hình ảnh hoa sen mọc lên từ n ước là biểu trưng cho sự thuần khiết, trong sáng, là biểu tượng của thần Vishnu. Hai bên hoa sen là hai con rùa, đây cũng là một hoá thân c ủa th ần Vishnu (Rùa Kurma). Cỗ xe đài thờ này là hình ảnh quen thuộc trong thần thoại của Ấn Độ giáo. VI. Đồng Dương Phật viện (Vihara) Đồng Dương nay thuộc làng Đồng Dương, huy ện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 60km về phía Nam. Cùng với Hindu giáo, Phật giáo đã đến với Chămpa vào th ời kỳ khá sớm. Vào khoảng Thế kỷ IX- X, ở Đồng Dương đã có một cơ sở th ờ tự khá lớn của Phật giáo, do vua Indravarman chính th ức sáng lập vào năm 875. Đây cũng được xem là một trung tâm Phật giáo lớn tại Đông Nam Á. Đáng ti ếc là khu di tích này đã bị tàn phá bởi thiên nhiên và chiến tranh, ngày nay nơi đây chỉ còn lại những dấu tích mà thôi. 1. Bồ Tát Tara (535 KL 103) Thế kỷ IX, Đồng Dương, Quảng Nam Đây là tượng bằng đồng duy nhất c ủa B ảo tàng và là t ượng b ằng đ ồng lớn của nghệ thuật Chăm. Vị Bồ Tát này là thần bảo trợ tôn giáo và các c ơ s ở tôn giáo của vua Indravarman II tại Đồng Dương. 2. Bồ Tát Văn Thù (13.5) Thế kỷ IX, Đồng Dương, Quảng Nam Tác phẩm có kích thước to lớn, điều này đủ ch ứng tỏ t ầm c ỡ của ngôi đền Đồng Dương nơi đặt pho tượng này. Tượng có tư th ế ngồi của nhà vua. 7
  8. Đầu tượng hiện nay không phải là nguyên bản mà là được làm thêm từ lúc trưng bày vào năm 1935. 3. Tượng Hộ Pháp (9.11) ( Dvarapala ) Thế kỷ IX, Đồng Dương, Quảng Nam Tại Đồng Dương có 4 tượng Hộ Pháp đặt tại 4 góc của khu đ ền th ờ chính. Mỗi vị thần đứng trên một con vật khác nhau. Vị th ần trong b ức t ượng này đứng trên lưng một con trâu, miệng trâu ngậm một nhân vật có tay cầm vũ khí xoay người nhìn lên thần Hộ Pháp. Khuôn mặt th ần Hộ Pháp rất d ữ tợn, đầy vẻ hăm doạ. Con trâu bị đè bẹp xuống tượng trưng cho s ức m ạnh và sức nặng toàn thân của vị thần. VII. Bình Định – Tháp Mẫm Vào đầu Thế Kỷ XI, trung tâm chính trị của Chămpa đã dần di chuy ển đến Vijaya( tỉnh Bình Định ngày nay), cách Đà Nẵng 300km về phía nam. Kinh đô này tồn tại từ đầu Thế Kỷ XI đến Thế Kỷ XV. Hiện nay còn khoảng 7 nhóm Tháp như: Bình Lâm, Bánh Ít, Cánh Tiên, Dương Long….Phong cách tạo hình ở đây thiên về tạo hình những con thú thần thoại ngộ nghĩnh, t ập trung vào những đồ trang sức được chạm trổ sắc sảo, tỉ mỉ, dáng vẻ hoành tráng, biểu lộ những khát vọng sáng tạo có tiếp nhận ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer và Đại Việt. Chính những điều đó đã báo hiệu sự suy thoái d ần của nghệ thuật điêu khắc Chămpa từ cuối Thế Kỷ XIV trở về sau. 1. Phần đài thờ Uroja (22.56) Thế Kỷ XII, Bình Định Thờ những bộ ngực phụ nữ là một tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Chăm. Theo tiếng Phạn thì Uroja có nghĩa là ngực phụ nữ. Trong nghệ thuật tôn giáo Chăm thường kết hợp thờ Linga với Uroja, đây là sự dung hoà tín ngưỡng Ấn Độ giáo vào tín ngưỡng bản địa. Những bộ ngực phụ nữ còn tượng trưng cho sự màu mỡ của đất đai, nó cũng bi ểu tượng cho vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội Chăm vì người Chăm theo ch ế độ mẫu h ệ, t ập quán ấy vẫn tồn tại đến ngày nay. 2. Gajasimha (38.7) Thế Kỷ XIII, Tháp Mẫm, Bình Định Gajasimha cũng là vật cỡi của thần Shiva. Gajasimha có nghĩa là voi - sư tử, đầu voi tượng trưng cho sự khôn ngoan của thần linh, mình sư tử tượng trưng cho sức mạnh của nhà vua, đây là sự kết h ợp gi ữa v ương quy ền và thần quyền. Nó được đặt ở 2 bên cửa ra vào tháp với chức năng canh giữ và bảo vệ. 3. Thuỷ quái Makara (42.49) Thế Kỷ XIII , Tháp Mẫm, Bình Định Makara là loại thuỷ quái, là vật cưỡi của thần Đại dương Varuna. Trong điêu khắc Chăm, Makara còn được gọi là con rồng biển, th ường hay được thể hiện thành một cặp đôi đối xứng nhau, đặt ở lối vào các ngôi đền 8
  9. để giữ gìn sự yên tĩnh, tôn nghiêm cho nơi thờ cúng, trú ngụ của các vị thần linh. 4. Con rồng (42.48) Thế Kỷ XII , Tháp Mẫm, Bình Định Con rồng này có hai chân trước đặt hướng về phía trước, hai chân sau đưa ngược lên cao như đang làm xiếc cho người xem. Đây là tác phẩm chịu ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Đại Việt thời Lý- Trần. Con rồng ngậm viên ngọc là hình ảnh thường gặp trong nghệ thuật phía Bắc. Tuy nhiên con rồng Chăm vẫn giữ lại những yếu tố đặc biệt của nó là có đuôi c ủa m ột con rắn và thân của sư tử. 5. Thần Brahma (19.8) Thế Kỷ XIII-XIV, Tháp Mẫm, Bình Định Bức phù điêu thể hiện thần Brahma, là vị thần sáng tạo. Trong ngh ệ thuật điêu khắc Chăm, thần Brahma thường được thể hiện ở dạng phù điêu với ba khuôn mặt, ngồi trên lưng con ngỗng Hamsa – là vật cưỡi c ủa th ần. Trang phục của thần là một Sampot hai lớp được trang trí nhi ều ho ạ ti ết hình cánh hoa. Cổ và tay thần được trang trí bằng những chuỗi hạt ngọc. E. Phần trưng bày lễ hội Katê của người Chăm tại Ninh Thuận I. Lễ hội Giống như Tết Nguyên Đán của người Kinh, lễ h ội Katê - l ễ h ội lớn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận di ễn ra vào ngày 1 tháng 7 lịch Chăm ( khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch ) mang ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Lễ hội Katê là dịp trọng đại nhất trong năm để người Chăm tưởng nhớ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc và tạ ơn các th ần linh đã giúp đỡ cho con người được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Lễ hội diễn ra cùng lúc ở ba đền tháp cổ: tại tháp Po Klong Grai ( Phan Rang – Tháp Chàm ) nơi thờ vua Po Klong Grai ( 1151-1205 ), v ị vua đ ược người Chăm suy tôn là thần thuỷ lợi; tại tháp Pô Rôme ( thôn H ậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận ) nơi thờ vua Pô Rôme, v ị vua cuối cùng của người Chăm; và tại đền th ờ Pô Nưgar ( thôn H ữu Đ ức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận ) nơi thờ nữ thần Pô Nưgar, người đã dạy người Chăm trồng lúa, trồng bông, dệt vải và các phong t ục cúng lễ còn được lưu giữ. Trong đó, nghi lễ tại tháp Po Klong Grai là long trọng và qui mô nhất. Lễ hội Katê mở đầu với lễ rước y trang c ủa vua Po Klong Grai t ừ Đ ắc Lây ( Kon Tum ), lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng th ần và l ễ m ặc long bào cho tượng thần Po Klong Grai trong nghi thức tín ngưỡng tâm linh. Sau đó là đại lễ ( mulieng yang ) bắt đầu với thầy cả sư ( Pô Dhia ) làm ch ủ l ễ, bà bóng ( Muk Payau ) dâng lễ vật lên các thần linh, th ầy đàn Kanhi ( Ôn Kadhar ) hát mời hơn 30 vị thần về dự lễ. Khi bà bóng múa điệu múa thiêng liêng k ết thúc 9
  10. đại lễ là lúc bên ngoài lễ hội bắt đầu tưng bừng, rộn rã điệu trống Ginăng, điệu kèn Saranai, các cô gái Chăm múa các điệu múa truyền thống... Sau đại lễ chính ở đền tháp, lễ hội Katê sẽ diễn ra ở làng. Khắp nơi tổ chức các cuộc thi dân gian như thi đội nước, thi dệt vải để ch ọn ra người d ệt được tấm th ổ cẩm dài và đẹp nhất. Khi lễ Katê ở làng kết thúc thì lễ Katê ở gia đình mới được tổ chức. Mọi gia đình chuẩn bị nhiều lễ vật dâng cúng tổ tiên và th ần linh để cầu mong sức khoẻ, tài lộc và may mắn. II. Nhạc cụ Trong nền âm nhạc Chăm, nhạc cụ truy ền th ống đóng vai trò r ất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng Chăm. Hầu hết các l ễ hội, lễ nghi, tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm đều không thể thiếu nhạc cụ truyền thống. 1. Trống Cái Trống Cái được người Chăm sử dụng trong các nghi lễ Hồi giáo ( trong các thánh đường đạo Bani và đạo Islam ) và trong lễ tang của người Chăm Bà La Môn do thầy Paseh đánh. 2. Trống Ka Lơng Bơng Trống Ka Lơng Bơng được người Chăm sử dụng trong nghi thức tôn chức Paseh ( chức sắc Bà La Môn ). 3. Tù và Tù và được làm bằng sừng trâu, do các ông Chao Bhut ( Th ầy pháp ) thổi trong các lễ cúng và thầy Paseh thổi trong các lễ tang. 4. Trống cơm ( Ha gar shik ) Trống cơm là loại nhạc cụ truyền thống của người Chăm, sử d ụng trong các nghi thức tang lễ. 5. Đàn Kanhi ( Đàn nhị mu rùa ) Đàn Kanhi có hình dáng tương tự như đàn nhị của ng ười Vi ệt. Hai dây đàn, một lớn, một nhỏ được se bằng tơ. Hộp đàn làm b ằng mai rùa. C ần đàn làm bằng thân tre cật. Cung đàn bằng tre cật hoặc b ằng dây mây le già, bu ộc bằng lông đuôi ngựa luồn giữa hai sợi dây tơ. Trên hộp đàn có gắn một cục nhựa thông, trước khi kéo đàn phải bôi nh ựa thông lên lông đuôi ng ựa đ ể t ạo độ rít mới bật lên âm thanh. Đàn Kanhi được dùng để đệm cho bài hát l ễ trong l ễ Katê ở đ ền tháp, trong lễ tang của người Chăm Bà La Môn. Nghệ nhân sử dụng đàn Kanhi là thầy lễ Kadhar ( Thầy Cò Ke ) - một trong nh ững ng ười có vai trò quan tr ọng trong lễ hội dân gian của người Chăm. 6. Kèn Saranai Kèn Saranai tham gia vào hầu hết các ban nh ạc l ễ trong các l ễ h ội dân gian của người Chăm, như lễ Rija, lễ trong các đền tháp, lễ tang của người Chăm Bà La Môn. Cấu tạo của kèn Saranai gồm ba phần chính: _Dăm kèn: còn gọi là lưỡi gà, làm bằng lá buông. Dăm kèn đ ược g ắn vào một ống kim loại nhỏ để dẫn hơi đến thân kèn. 10
  11. _Thân kèn: là một ống tròn bằng gỗ, rỗng. Trên thân kèn có khoét 7 l ỗ bấm, nằm thẳng hàng và cách đều nhau. Ở cuối thân kèn được khoét một lỗ thứ 8 đối diện với hàng lỗ kia, có tác dụng chỉnh âm. _Loa kèn: làm bằng gỗ quý, miệng loa rộng ra đ ể âm thanh l ớn và vang xa. 7. Trống Ginăng Thân trống làm bằng gỗ lim, khoét rỗng, ph ần gi ữa h ơi phình, m ột m ặt trước bằng da nai, mặt còn lại bằng da trâu. Bên trong lòng tr ống có g ắn m ột số lục lạc bằng đồng, khi đánh sẽ tạo tiếng rung vang xa. Trống được dùng từng cặp, nhạc công ngồi trong tư th ế đối m ặt nhau. Trống Ginăng là nhạc cụ quyết định sự thay đổi tiết tấu cho dàn nhạc và múa. 8. Chiêng Chiêng bằng đồng, có núm. Người Chăm sử d ụng một chiêng trong dàn nhạc cổ truyền để hoà âm với các nhạc cụ khác. Chiêng đóng vai trò th ứ y ếu nhưng không thể thiếu trong các buổi nhạc lễ Rija. 9. Trống Baranưng Mặt trống làm bằng da hươu. Thân trống làm bằng g ỗ lim khoét r ỗng lòng, có hai đai bằng mây đan, được xiết bằng dây mây. Khi sử dụng trống Baranưng, nhạc công ngồi xếp bằng, ôm trống trước ngực, có dây đeo vào cổ, hoặc đặt trống phía trước, hoặc sử dụng trong tư thế đứng, dùng 8 ngón tay vỗ vào bìa mặt trống. Trống Baranưng có 10 tiết điệu chính đ ể đ ệm cho hát và làm nh ạc n ền cho múa nên giữ vai trò rất quan trọng trong dàn nhạc truyền thống của người Chăm. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2