Tiểu luận kết thúc học phần môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 13
download
"Tiểu luận kết thúc học phần môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với nội dung tìm hiểu bản chất của giá trị hàng hóa; yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa; sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tiểu luận tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận kết thúc học phần môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Khoa Lý luận chính trị TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁCLÊNIN
- TP. Hồ Chí Minh, 2022
- MỤC LỤC
- 1. Bản chất của giá trị hàng hóa Khái niệm hàng hóa: (1) là sản phẩm của lao động, (2) có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người (3) thông qua trao đổi mua bán. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Để nhận biết được thuộc tính giá trị, xét ví dụ: trong nền sản xuất hàng hóa, có quan hệ trao đổi như sau: 1m vải = 10kg thóc. Ở đây, 1m vải được trao đổi lấy 10kg thóc. Tỉ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi. Vấn đề đặt ra là: tại sao vải và thóc là các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau, và trao đổi với tỉ lệ nhất định 1:10? Dù các hàng hóa có khác nhau về kết cấu vật chất, giá trị sử dụng nhưng giữa các hàng hóa có một điểm chung làm cho chúng trao đổi được với nhau: đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động bằng nhau đã hao phí để tạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi đó. Trong quan hệ trao đổi đang xét, thời gian lao động xã hội đã hao phí để tạo ra 1m vải đúng bằng thời gian lao động xã hội đã hao phí để tạo ra 10kg thóc. Đó là cơ sở để các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trao đổi được với nhau theo tỉ lệ nhất định. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. + Bản chất của giá trị là lao động. + Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. + Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận. Hàng hóa phải được bán đi. 2. Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Đây là quy luật kinh tế cơ bản, quan trọng nhất của nền sản xuất hàng hóa. 2.1. Nội dung của quy luật giá trị Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội). 2.2. Yêu cầu của quy luật giá trị (1) Giá trị cá biệt = giá trị xã hội: điều kiện tồn tại của một nền kinh tế (2) Giá trị cá biệt giá trị xã hội: sản xuất bị lỗ Đối với sản xuất: mỗi người sản xuất sẽ tự quyết định hao phí lao động riêng của mình, nhưng muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận thì họ phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội. Người sản xuất điều chỉnh sao cho hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội của hàng hóa đó. Muốn vậy thì họ sẽ tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết (1), (2). Ví dụ: Nếu người sản xuất làm ra 1m vải với hao phí lao động cá biệt là 5$/1m vải. Nhưng hao phí lao động xã hội trung bình mà xã hội chấp nhận là 3$/1m vải. Như 4
- vậy, nếu bán ra thị trường theo mức hao phí lao động cá biệt là 5$/1m vải thì người sản xuất sẽ không bán được, còn nếu bán ra theo mức hao phí lao động xã hội là 3$/1m vải thì người sản xuất sẽ bị lỗ, quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp. Đối với lưu thông trao đổi: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, tức là hai hàng hóa trao đổi được với nhau phải cùng có kết tinh một lượng hao phí lao động xã hội như nhau, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt. 3. Sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa 3.1. Trong lĩnh vực sản xuất Một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá, đòi hỏi tuân thủ quy luật giá trị sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Xét ở tầm vi mô: mỗi cá nhân khi sản xuất các sản phẩm đều cố gắng làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội. Xét ở tầm vĩ mô: mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết. Do vậy, Nhà nước đưa ra các chính sách để khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn. Mỗi doanh nghiệp phải cố gắng cải tiến máy móc, mẫu mã, nâng cao tay nghề lao động. Nếu không, quy luật giá trị ở đây sẽ thực hiện vai trò đào thải của nó: loại bỏ những cái kém hiệu quả, kích thích các cá nhân, ngành, doanh nghiệp phát huy tính hiệu quả. Tất yếu điều đó dẫn tới sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trong đó đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn ngày càng cao, công cụ lao động luôn luôn được cải tiến. Và cùng với nó, sự xã hội hoá, chuyên môn hoá lực lượng sản xuất cũng được phát triển. Doanh nghiệp căn cứ vào giá cả thị trường để: Lựa chọn đối tượng sản xuất: doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi là nên sản xuất mặt hàng nào và không nên sản xuất mặt hàng nào (sản xuất mặt hàng nào là có lợi nhất). Để trả lời câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ phân tích mặt bằng giá cả qua nhiều thời kì, qua nhiều ngàng hàng và qua nhiều thị trường khác nhau. Trên cơ sở phân tích đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản xuất kinh doanh những mặt hàng có giá cả cao, vì sẽ hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Hơn nữa, những phân tích trên sẽ mang lại những lợi ích thiết thực, chẳng hạn như dự kiến được thời gian sản xuất có lợi nhất (thời điểm thích hợp để sản xuất), dự kiến được sản lượng cung ứng có lợi nhất (sản xuất bao nhiêu là hợp lí). Lựa chọn nguồn lực sản xuất: để sản xuất ra bất kì hàng hóa nào đó, doanh nghiệp đều phải sử dụng rất nhiều yếu tố đầu vào (nguồn lực): máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, đất đai, lao động, vốn tài chính. Quy luật giá trị định hướng doanh nghiệp sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để lựa chọn nguồn lực sản xuất hợp lí. Thực hiện các quyết định cung ứng hàng hóa theo chiều hướng có lợi nhất trong quản trị doanh nghiệp: Trong quản trị doanh nghiệp, nhiều khi người chủ đứng trước câu hỏi: có nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa. Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là so sánh giá cả (hay doanh thu của một sản phẩm) với giá thành (chi phí sản xuất ra hàng hóa đó). Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định cung ứng thích đáng: Khi giá cả cao hơn hoặc bằng giá thành thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất. Khi giá cả thấp hơn giá thành mà vẫn bù đắp được khấu hao máy móc, nhà xưởng,... thì doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, khi giá cả thấp 5
- hơn giá thành mà chỉ đủ bù đắp chi phí lương và chi phí nguyên nhiên liệu thì doanh nghiệp nên ngừng sản xuất. Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế: việc chuyển từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì cùng với nó là việc loại bỏ cơ chế xin cho, cấp phát, bảo hộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp phải tự hạch toán, không bị ràng buộc quá đáng bởi các chỉ tiêu sản xuất mà Nhà nước đưa ra và phải tự nghiên cứu để tìm ra thị trường phù hợp với các sản phẩm của mình, thực hiện sự phân đoạn thị trường để xác định tấn công vào đâu, bằng những sản phẩm gì. Mặt khác, cùng với xu hướng công khai tài chính doanh nghiệp để giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán, thúc đẩy tiến trình gia nhập AFTA, WTO; mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều phải nâng cao sức cạnh tranh của mình để có thể đứng vững khi làn sóng của quá trình hội nhập quốc tế ập đến. Sức cạnh tranh được nâng cao ở đây là nói đến sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghi ệp nước ngoài, giữa các cá nhân trong nước với cá nhân trong nước, giữa cá nhân trong nước với cá nhân nứoc ngoài (cũng có thể coi đây là hệ quả tất yếu của sự phát triển của lực lượng sản xuất). 3.2. Trong lĩnh vực lưu thông Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, việc cung cấp hàng hoá cho thị trường được thực hiện một cách có kế hoạch. Đối với nhưng mặt hàng có quan hệ lớn đến quốc kế dân sinh, nếu cung cầu không cân đối thì Nhà nước dùng biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thu mua, cung cấp theo định lượng, theo tiêu chuẩn mà không thay đổi giá cả. Chính thông qua hệ thống giá cả quy luật có ảnh hưởng nhất định đến việc sự lưu thông của một hàng hoá nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ, và ngược lại. Do đó mà Nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng cường quản lí. Không những thế Nhà nước ta còn chủ động tách giả cả khỏi giá trị đối với từng loại hàng hoá trong từng thời kì nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối. Nhà nước vận dụng vào điều tiết sản xuất và lưu thông thông qua sự can thiệp trực tiếp vào giá cả của hàng hóa bằng cách định giá trần và giá sàn. Giá trần (Pmax): mức giá hợp pháp tối đa mà một hàng hóa được quyền bán, đây là mức giá thấp hơn giá cả thị trường (P cân bằng) → bảo vệ quyền lợi người mua. Giá sàn (Pmin): mức giá hợp pháp tối thiểu mà một hàng hóa được quyền mua, đây là mức giá cao hơn giá cả thị trường → bảo vệ quyền lợi người bán. Nhà nước vận dụng vào điều tiết sản xuất và lưu thông thông qua sự can thiệp gián tiếp vào giá cả hàng hóa bằng cách đánh thuế. Để khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển một mặt hàng nào đó thì Nhà nước đánh thuế rất cao (thuế bảo hộ) mặt hàng này khi nhập khẩu. Nhà nước đánh thuế nội địa mức cao những mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá,... để điều tiết (hạn chế tiêu dùng một mặt hàng nào đó ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng). TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
- Giáo trình Kinh tế chính trị MácLênin dành cho bậc đại học không chuyên ngành lý luận chính trị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2019. Trần Hoàng Hải, 2021. Quy luật giá trị là gì? – Kinh tế chính trị, giasuglory.edu.vn, [online] Tại địa chỉ [Truy cập ngày 07/05/2022]. Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2022. Quy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế, luatminhkhue.vn, [online] Tại địa chỉ [Truy cập ngày 07/05/2022]. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản trị học: Quản trị nhóm
32 p | 2076 | 404
-
Tiểu luận:Tìm hiểu Mô hình phân tích SWOT và áp dụng phân tích SWOT vào công ty Cổ phần dệt may Việt Tiến
20 p | 928 | 286
-
Tiểu luận: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử
37 p | 510 | 104
-
TIỂU LUẬN: Kế toán thu nhập - chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh số 7 tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải pháp
83 p | 218 | 54
-
Luận văn: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Tân
72 p | 150 | 38
-
Tiểu luận kết thúc học phần: Tìm hiểu các mô hình hành chính và liên hệ thực tiễn nền hành chính tại Việt Nam
29 p | 104 | 35
-
Tiểu luận Chính trị học đại cương: Lý luận về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, liên hệ với nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay
22 p | 218 | 35
-
Tiểu luận Công nghệ sinh học thực vật: Sản suất Anthocyanyl trong nuôi cấy rễ bất định củ cải đường L. CV. Peking Koushin
27 p | 241 | 27
-
Tiểu luận kết thúc học phần Công tác ngoại giao: Chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam và so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc trong thế kỷ XXI
21 p | 189 | 24
-
Tiểu luận kết thúc học phần môn Lý luận văn học: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ "Góc sân và khoảng trời" của Trần Đăng Khoa
22 p | 78 | 21
-
Tiểu luận kết thúc học phần: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
41 p | 119 | 19
-
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Quản lý dự án đầu tư
22 p | 73 | 18
-
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Phân tích hoạt động kinh doanh
34 p | 93 | 14
-
Tiểu luận kết thúc học phần Chính trị học đại cương: Quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế trong công cuộc đổi mới hiện nay
18 p | 144 | 13
-
Tiểu luận Triết học: Vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ - thể của phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối ngoại
20 p | 45 | 13
-
Tiểu luận kết thúc môn Giáo dục học mầm non: Thực trạng kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục kỹ tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non 8/3 Thành phố Lạng Sơn
42 p | 18 | 5
-
Tiểu luận kết thúc học phần Thiết lập chất đối chiếu: Trình tự biện giải một CĐC được tổng hợp hoặc phân lập
6 p | 82 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn