Tiểu luận môn Sinh lý động vật: Bệnh tim học
lượt xem 14
download
Tiểu luận môn Sinh lý động vật: Bệnh tim học trình bày định nghĩa, các nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, triệu chứng học bệnh tim mạch, biện chứng các bệnh về tim mạch, chẩn đoán, phương pháp điều trị và thuốc, phòng tránh bệnh tim. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn trong quá trình học tập cũng như làm việc của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Sinh lý động vật: Bệnh tim học
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN MÔN SINH LÝ ĐỘNG VẬT Đề tài: Bệnh tim học GVHD: Lại Đình Biên Buổi thứ 6, tiết 34 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016
- DANH SÁCH NHÓM Ghi STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Nhận xét chú Phần chẩn đoán và Nhóm Hoàn thành 1 Phan Thị Băng Trâm 2008130142 điều trị trưởn tố t Tổng hợp bài g Phần định nghĩa Hoàn thành 2 Lý Thị Hương 2008130148 Phần phòng tránh tố t bệnh tim Hoàn thành 3 Nguyễn Thị Như An 2008130001 Phần nguyên nhân tố t Hoàn thành 4 Lê Thị Thúy Hằng 2008140070 Phần biến chứng tố t Hoàn thành 5 Lý Thị Diễm Trang 2008140324 Phần triệu chứng tố t
- 1 Mục lục Mục lục...................................................................................................................................1 TỔNG QUAN..........................................................................................................................3 I. ĐỊNH NGHĨA: .....................................................................................................................4 II. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TIM MẠCH........................................................8 1. Các nguyên nhân khách quan:......................................................................................9 2. Các nguyên nhân chủ quan:..........................................................................................9 III. TRIỆU CHỨNG HỌC BỆNH TIM MẠCH.......................................................................13 1.2 Đau ngực: Đau vùng trước tim hay đau sau xương ức với nhiều tính chất khác nhau:...........15 1.3 Hồi hộp đánh trống ngực: Là tình trạng tim đập nhanh, mạnh, dồn dập từng cơn. Đây là phản ứng bù đắp khi thiếu máu (thiếu oxy) trong suy tim..............................................................................16 1.4. Phù.........................................................................................................................17 Phù ngoại biên, đặc biệt tích tụ ứ dịch do thuốc hoặc tác dụng của ostrogen.khi xuất hiện cả hai bên và kết hợp với các triệu chứng khác, có thể chứng tỏ suy tim. Các nguyên nhân khác của phù gồm các rối loạn ngoại biên , bệnh gan, thận và tuyến giáp, 1.5. Ho và ho ra máu: Ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu: do nhĩ trái to chèn dây thần kinh quặt ngược, tăng áp lực và ứ trệ ở mao mạch phổi, hen tim, phù phổi cấp, tắc động mạch phổi ..............................................................................................................................18 1.7 Các triệu chứng khác.............................................................................................19 2. Triệu chứng thực thể. 2.1. Triệu chứng khi nhìn:.........................................................................................21 2.2. Triệu chứng khi sờ:...............................................................................................22 2.3. Triệu chứng khi gõ: Gõ xác định vùng đục tương đối và tuyệt đối của tim, xác định các cung tim và đối chiếu với các trường hợp bình thường:.......................................................................23 2.4. Triệu chứng khi nghe tim: Vị trí nghe tim (theo Luisada):..................................................................................23 IV. BIẾN CHỨNG CÁC BỆNH VỀ TIM................................................................................30 1.Bệnh suy tim..................................................................................................................30 2. Bệnh thấp tim...............................................................................................................32 3. Bệnh động mạch vành.................................................................................................34 V. CHẨN ĐOÁN: ..................................................................................................................38
- 2 VI. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC .......................................................................40 1. Điều trị bệnh tim do mạch máu....................................................................................41 2. Điều trị bệnh tim do rối loạn nhịp tim...........................................................................43 3. Điều trị bệnh tim do dị tật tim.......................................................................................47 5. Điều trị các bệnh tim do nhiễm trùng tim.....................................................................56 6. Điều trị bệnh tim do van tim.........................................................................................57 VI. PHÒNG TRÁNH BỆNH TIM:..........................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................................................61
- 3 TỔNG QUAN Từ lâu bệnh tim đã được chú ý và được nghiên cứu rất nhiều. Xã hội ngày càng phát triển giúp cuộc sống con người được nâng cao. Thế nhưng, mặt trái của sự phát triển này lại để lại hệ lụy về môi trường và sức khỏe con người. Trong đó, các bệnh liên quan tới tim mạch ngày càng nhiều và để lại hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên với sự tiến bộ của y học đã tìm ra nhiều phương pháp chẩn đoán, điều trị hiệu quả hơn, hiện đại hơn giúp phần nào giảm nỗi lo về bệnh tim. Chính vì thế, nhóm chúng tôi chọn đề tài này để có thể hiểu sâu hơn về bệnh tim. Qua đó có thể phần nào phòng tránh cho chính mình và cho cả những người xung quanh. Trong bài viết này, chúng ta đã tham khảo một số tài liệu về bệnh tim, cả trong và ngoài nước. Dưới đây không phải là tất cả về từng loại bệnh tim mà là một bài tổng quan sâu sắc, những điều cần hiểu rõ về bệnh tim. Những phần chúng tôi tìm hiểu bao gồm: Định nghĩa về bệnh tim
- 4 Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim Triệu chứng của bệnh tim Các biến chứng của bệnh tim Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tim Phòng tránh bệnh tim Trong khi tìm kiếm tài liệu chắc chắn nhóm sẽ có những thiếu sót. Kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý. Xin chân thành cảm ơn! I. ĐỊNH NGHĨA: Thuật ngữ "bệnh tim" có thể được sử dụng để mô tả bất kỳ rối loạn của hệ thống tim mạch (tức là, trái tim và các mạch máu) do bẩm sinh hoặc mắc phải, có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của tim. Bệnh tim cũng được gọi là bệnh tim mạch, bệnh tim mạch vành (CHD), và bệnh mạch vành. Mỗi năm bệnh tim mạch gây thiệt mạng cho hơn 17 triệu người trên thế giới. Tại Hoa Kỳ số tử vong cũng xấp xỉ con số 700.000 người. Tuy được coi như “bệnh của người già” (trên 65 tuổi), nhưng bệnh tim mạch cũng thường thấy ở lớp tuổi trẻ hơn. Ở Việt Nam, cứ 100 người chết vì bệnh tật thì có khoảng 25 người chết liên quan đến các vấn đề tim mạch. Con số đó vẫn đang có dấu hiệu gia tăng từng ngày.
- 5 Các loại bệnh tim mạch Các loại bệnh tim chủ yếu: Bệnh tim mạch vành Tai biến mạch máu não Bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch chủ Bệnh tim bẩm sinh Bệnh tim mạch vành Bệnh tim mạch vành (CHD) xảy ra khi dòng chảy của máu chứa oxy đến tim bị chặn hoặc giảm tích tụ của chất béo (mảng xơ vữa) trong động mạch vành. Các động mạch vành là hai mạch máu lớn cung cấp trái tim bằng máu. Khi chúng bị thu hẹp do tích tụ của mảng xơ vữa, việc cung cấp máu cho tim bị hạn chế. Điều này có thể gây ra đau thắt ngực (đau ngực). Nếu động mạch vành hoàn toàn bị chặn, nó có thể gây ra một cơn đau tim . Tai biến mạch máu não Não là một trong những cơ quan nhận máu nhiều của hệ tuần hoàn và các tế bào thần kinh là những tế bào nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy nhất. Chỉ cần thiếu oxy 5 phút là các tế bào não sẽ chết và không có khả năng hồi phục. Các thể bệnh tai biến mạch máu não hay gặp nhất còn gọi là đột quỵ bào gồm: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não,
- 6 vỡ mạch máu não… Và nặng nhất là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất làm cho bệnh nhân tử vong trong vòng 1 2 giờ đồng hồ. Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu hoặc liệt và đi vào hôn mê. Khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào thể tai biến. Ở những thể nặng, bệnh nhân hôn mê sâu tỉ lệ tử vong lên đến trên 50%. Việc đề phòng quan trọng nhất là phải phát hiện sớm bệnh cao huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch, để điều trị tốt. Cần phải thận trọng với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như tuổi trên 50, béo phì, hút thuốc lá, đái tháo đường Bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch ngoại biên, còn được gọi là bệnh mạch máu ngoại biên, xảy ra khi có một sự tắc nghẽn trong động mạch để tay chân của bạn (thường là chân của bạn). Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh động mạch ngoại vi là đau
- 7 ở chân khi đi bộ. Điều này thường là trong một hoặc cả hai đùi, hông hay bắp chân bạn. Cơn đau có thể cảm thấy như chuột rút, đau âm ỉ hoặc cảm giác nặng nề trong cơ bắp chân của bạn. Nó thường tự đến và tự đi, và sẽ tồi tệ hơn khi tập thể dục có sử dụng đôi chân của bạn, chẳng hạn như đi bộ hoặc leo cầu thang.. Bệnh động mạch chủ Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể. Nó mang máu từ trái tim tới các phần còn lại của cơ thể. Các loại phổ biến nhất của bệnh động mạch chủ là một chứng phình động mạch chủ , vách, thành của động mạch chủ trở nên suy yếu và lồi ra ngoài. Bạn thường sẽ trải nghiệm đau dữ dội ở ngực, lưng hoặc bụng (bụng). Nguyên nhân chủ yếu là xơ vữa động mạch. Ở những bệnh nhân này ở một vùng yếu của thành động mạch chủ như quai động mạch chủ ngực,
- 8 phần dưới động mạch thận của động mạch chủ bụng sẽ phình ra, tạo cục máu đông gây tắc lòng động mạch, hoặc tạo sự bóc tách làm thành hai luồng thông và nặng hơn là vỡ túi phình gây tử vong. Bệnh tim bẩm sinh Cho đến hiện nay, bệnh tim bẩm sinh là bệnh hay gặp nhất ở Việt Nam. Các chuyên gia tim mạch ước tính rằng: có khoảng 1 2% các em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh từ nhẹ nhất như là còn ống động mạch, đến nặng nhất là hoán vị đại động mạch… Ước tính rằng có khoảng trên 50 tổn thương tim bẩm sinh. Hiện tại luôn có khoảng hơn 100 ngàn trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh đang chờ mổ và cho dù có hàng chục trung tâm mổ tim mở ra đời cũng khó giải quyết hết được. Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng khó thở, hay bị viêm phổi, tím tái và đứa trẻ thường bị suy dinh dưỡng nặng. Việc phòng ngừa chủ yếu là cha và mẹ phải có sức khoẻ tốt, không lớn tuổi mới sinh con, trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu người mẹ không được tiếp xúc với hóa chất độc hại, Xquang, nhiễm siêu vi đặc biệt là bệnh rubeon… II. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TIM MẠCH Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có đến hơn 17 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch. Con số này cho thấy mức độ phổ biến của các bệnh lý về tim, trong đó thường gặp nhất là cao huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ. Bệnh tim mạch có rất nhiều hình thức, và vì vậy cũng có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi tác, giới tính, yếu tố di truyền, nhóm thứ hai là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
- 9 như thói quen sinh hoạt, vận động… Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ này sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tim mạch tốt nhất. 1. Các nguyên nhân khách quan: 1.1. Giới tính Nhìn chung, nam giới có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên ở phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, nguy cơ sẽ tăng cao hơn và sau tuổi 65, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và phụ nữ là như nhau. 1.2. Di truyền Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, ví dụ như cha mẹ hoặc anh chị em của bạn đã từng gặp phải các vấn đề về tim mạch trước tuổi 55, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn bình thường. Ngoài ra những yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường và béo phì cũng có thể mang tính di truyền. 1.3. Tuổi tác Tuổi già là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổi, hoạt động của tim càng kém hiệu quà. Thành tim dày lên, các động mạch cứng lại khiến cho quá trình bơm máu cũng trở nên khó khăn, đó là lý do vì sao nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng theo tuổi. 2. Các nguyên nhân chủ quan: 2.1. Béo phì và thừa cân Việc thừa cân sẽ góp phần gia tăng tổng mức cholesterol trong máu, đồng thời mang đến nguy cơ huyết áp cao và bệnh mạch vành. Nếu ở cấp độ béo phì, lượng cholesterol sẽ tăng vọt, huyết áp đặc biệt cao và kéo theo bệnh tiểu đường. Trong nhiều trường hợp, chứng béo phì chịu
- 10 trách nhiệm cho hầu hết các bệnh tật liên đới, trong đó đa phần là bệnh tim mạch. Có thể nói béo phì là một yếu tố nguy cơ mang đến nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra bệnh tim mạch. Tỷ lệ tử vong ở những người béo phì do bệnh tim mạch cao hơn người bình thường 2.2. Nghiện thuốc lá Hầu hết mọi người đều biết rằng việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, nhưng ít ai nhận ra nó cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch lớn và làm cho nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim...khiến hoạt động của tim kém hiệu quả và trở nên khó khăn hơn. Việc hút thuốc cũng làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã có sẵn chứng huyết áp cao. Ngoài nicotine, các hóa chất khác có trong khói thuốc như carbon monoxide cũng có hại cho tim. Những chất này dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, ảnh hưởng đến cholesterol và mức fibrinogen –
- 11 một yếu tố làm đông máu, điều này khiến cho nguy cơ đông máu tăng và có thể dẫn đến đau tim. 2.3. Thiếu vận động thể chất Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời có thể hạ huyết áp. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm cho các động mạch linh hoạt hơn. Những người tích cực đốt cháy 5003500 calo mỗi tuần bằng cách tập thể dục hoặc các hình thức vận đông khác thường sống lâu hơn những người không tập thể dục. Ngay cả việc tập thể dục với cường độ trung bình nhưng đều đặn và thường xuyên cũng rất hữu ích. 2.4. Cao huyết áp Chứng cao huyết áp sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu kết hợp thêm cả béo phì, nghiện thuốc lá và cholesterol cao thì nguy cơ bệnh tim hay đột quỵ sẽ tăng lên đáng kể. Huyết áp có thể thay đổi tùy theo điều kiện vận động và tuổi tác, nhưng về cơ bản, chỉ số huyết áp ở người lớn khi đang nghỉ ngơi nên ở mức 120/80. 2.5. Cholesterol trong máu cao Cholesterol là một chất tương tự chất béo có sẵn trong máu. Gan sản xuất cholesterol để hình thành màng tế bào và tạo một số hormon nhất định. Ngoài lượng cholesterol này ra, cơ thể còn nhận thêm một lượng cholesterol khác từ những thực phẩm được dung nạp, những thực phẩm này đa phần có nguồn gốc động vật như thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa...
- 12 Mặc dù ta vẫn thường đổ lỗi cho lượng cholesterol trong thức ăn khiến cho chỉ số cholesterol trong máu tăng cao, nhưng thực tế thủ phạm chính lại là các chất béo bão hòa có trong thực phẩm. Hãy cẩn thận ở điềm này, vì có những thực phẩm không chứa cholesterol nhưng vẫn chứa một lượng lớn các chất béo bão hòa khác. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa thường là thực phẩm có nguồn gốc bơ sữa và thịt đỏ. Các chất béo bão hòa này làm gia tăng lượng cholesterol “xấu” (LDL), tạo ra những mảng bám trên thành động mạch và bắt đầu quá trình xơ vữa động mạch. Khi các mảng bám tích tụ trong các động mạch vành cung cấp máu cho tim, nguy cơ đau tim sẽ tăng cao. 2.6. Tiểu đường Ước tính có đến 65% số người tiểu đường tử vong do các bệnh tim mạch. Tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Một phần của nguyên nhân này là do bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng đến cholesterol và triglyceride, ngoài ra người bị tiểu đường cũng có thể bị huyết áp cao và béo phì kèm theo, do vậy nguy cơ cũng cao hơn. Có thể thấy phần lớn nguyên nhân dẫn tới bệnh lý tim mạch thuộc về nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Do đó để duy trì một trái tim mạnh khỏe của mình ngay từ hôm nay bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý nếu có. Hãy từ bỏ những thói quen chết người như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều. Bạn có trái tim khỏe nghĩa là bạn đã loại bỏ yếu tố nguy cơ di truyền của thế hệ kế tiếp.
- 13 III. TRIỆU CHỨNG HỌC BỆNH TIM MẠCH Mặc dù khám tim mạch thườn tập trung vào tim, nhưng các dấu hiệu ngoại biên cũng rất quan trọng. Trong khi các bệnh nhân tim trông có vẻ khỏe mạnh lúc nghỉ ngơi, thì nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện trong lo lắng và bồn chồn. Vã mồ hôi chứng tỏ hạ huyết áp hoặc tình trạng cường giao cảm, như trong ép tim cấp, rối loạn nhịp nhanh hoặc nhồi máu cơ tim. Các bệnh nhân suy tim ứ trệ nặng hoặc cung lượng tim thấp kéo dài có thể xuất hiện suy mòn. Tím có thể là trung ương do mất bão hòa máu động mạch hoặc ngoại biên, phản ánh sự tổn thương phân bố tới tổ chức của máu được bão hòa đầy đủ trong tình trạng cung lượng tim thấp, đa hồng cầu hoặc co thắt mạch ngoại biên. Tím trung ương có thể do phổi, suy tim trái hoặc shunt phải trái gây ra. Tím do shunt phải trái không được cải thiện khi tăng nồng độ ôxy trong khí hít vào. Xanh tái thường chứng tỏ thiếu máu nhưng có thể là dấu hiệu của cung lượng tim thấp. 1. Triệu chứng chức phận. 1.1 Khó thở: Là do thiếu oxy khi suy tim và cản trở trao đổi khí (O2 và CO2) giữa phế nang và mao mạch phổi. Khó thở có nhiều mức độ: khó thở khi gắng sức; khi làm việc nhẹ; khi nghỉ ngơi; cơn khó thở kịch phát về ban đêm; khó thở khi hen tim, phù phổi cấp. Khó thở được khởi phát hoặc nặng lên bởi gắng sức và gây ra tăng áp lực nhĩ trái và tĩnh mạch phổi hoặc giảm ôxy máu. Tăng áp lực nhĩ trái và tĩnh mạch phổi thường gặp nhất là rối loạn
- 14 chức năng tâm trương thất trái (do phì đại, xơ hóa hoặc bệnh màng ngoài tim) hoặc bít tắc van gây ra. Đợt khởi phát hoặc nặng lên của tăng áp lực nhĩ trái có thể dẫn đến phù phổi. Giảm oxy máu có thể do phù phổi hoặc luồng thông trong tim. Khó thở phải được xác định bằng mức độ hoạt động gây ra nó. Khó thở cũng là một triệu chứng thường gặp trong các bệnh phổi và khó có thể phân biệt được bệnh sinh, khó thở cũng có thể gặp ở người ít đi lại hoặc người béo, người trong tình trạng lo lắng, thiếu máu và nhiều bệnh khác. Khó thở khi nằm là do sự tăng thể tích máu trung ương. Khó thở khi nằm cũng có thể do các bệnh phổi và béo bệu gây ra. Khó thở kịch phát ban đêm sẽ giảm nhẹ bằng cách ngồi hoặc đứng lên, triệu chứng này thường đặc hiệu hơn trong các bệnh tim. Khó thở khi gắng sức khiến nhiều người nghĩ rằng đó là dấu hiệu của bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, thực tế không phải là như vậy. Nhồi máu cơ tim cũng có thể khiến người bệnh có cảm giác hết hơi, ngột ngạt, thở nhanh và nông. Đôi khi phải ngồi vùng dậy để thở. Tim suy dễ gây ứ máu tiểu tuần hoàn tim phổi, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các phế nang. Khi vận động gắng sức, chất dịch ứ thoát ra đột ngột từ các mạch máu của tiểu tuần hoàn tràn ra các phế nang gây khó thở. Nhiều trường hợp bệnh tim còn gây khó thở kéo dài, ban đấu chỉ là cảm giác khó thở khi gắng sức như lên dốc, mang vác nặng, đi ngược gió lớn. Sau này, các cơn khó thở này thường xuyên hơn. Tùy theo tình trạng suy tim mà bệnh nhân bị khó thở ít hay nhiều, không có cơn kịch phát, hoặc khó thở thường xuyên, làm gì cũng khó thở. phổi nhiều ran ướt, khi chụp Xquang thấy tim to.
- 15 1.2 Đau ngực: Đau vùng trước tim hay đau sau xương ức với nhiều tính chất khác nhau: Đau nhói như kim châm gặp trong rối loạn thần kinh tim, suy nhược thần kinh tuần hoàn. Đau thắt ngực: là cơn đau thắt bóp, nóng rát vùng ngực; có khi lan lên cổ, ra sau lưng, hoặc lan theo mặt trong cánh tay trái tới đầu ngón tay số 5 bàn tay trái. Khi thiểu năng động mạch vành tim, cơn đau kéo dài 1 đến 15 phút và hết cơn đau khi dùng thuốc giãn động mạch vành tim (nitroglycerin 0,5 mg ~ 1 viên ngậm dưới lưỡi). Nếu đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim cấp tính thì cơn đau ngực nặng hơn, thời gian kéo dài hơn (hơn 15 phút), các thuốc giãn động mạch vành không có tác dụng cắt cơn đau. Đau ngực có thể xẩy ra do một bệnh phổi hoặc một bệnh x ương, bệnh thực quản hoặc các bệnh đường tiêu hóa, kích thich rễ dây thàn kinh cổ ngực , hoặc do tình trạng lo lắng cũng như nhiều bệnh tim mạch gây nên. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngực do tim là thiếu máu cơ tim cục bộ. Đau thường được mô tả là âm ỉ, nhức nhối hoặc như cảm giác ép vào, siết chặt, thắt chặt hoặc ngột ngạt hơn là đau như dao đâm hoặc co thắt lại, và nó thường được nhận thức như một cảm giác bứt rứt hơn là đau. Đau do thiếu máu cục bộ thường giảm đi trong vòng 30 phút, nhưng nó có thể kéo dài hơn. Những cơn đau kéo dài thường tương ứng với nhồi máu cơ tim, đau thường kèm theo cảm giác bứt rứt hoặc lo lắng. Vị trí đau thường ở sau xương ức hoặc vùng trước tim bên trái. Mặc dù đau có thể lan tới
- 16 hoặc khu trú ở vùng hầu họng, hàm dưới, bả vai, mặt trong cánh tay, vùng bụng trên hoặc lưng, nhưng nó hầu như cũng bao hàm cả vùng xương ức. Đau do thiếu máu cục bộ thường do gắng sức, nhiệt độ lạnh, sau bữa ăn, stress hoặc kết hợp các yếu tố này thúc đẩy và thường giảm đi khi nghỉ ngơi. Đau không liên quan đến tư thế hoặc hô hấp và thường không xuất hiện khi sờ nắn ngực. Trong nhồi máu cơ tim, một yếu tố thúc đẩy thường không rõ rệt. Phì đại thất trái hoặc bệnh van động mạch chủ cũng có thể phát sinh đau do thiếu máu hoặc đau ít điển hình hơn. Viêm cơ tim, bệnh cơ tim và sa van hai lá thường kết hợp với đau ngực không diển hình. Viêm màng ngoài tim có thể gây ra đau nhưng nó thay đổi theo tư thế và hô hấp. Phình tách động mạch chủ gây đau như xé lồng ngực một cách đột ngột và thường lan ra sau lưng. 1.3 Hồi hộp đánh trống ngực: Là tình trạng tim đập nhanh, mạnh, dồn dập từng cơn. Đây là phản ứng bù đắp khi thiếu máu (thiếu oxy) trong suy tim. Nhận thấy nhịp đập của tim có thể là hiện tượng bình thường hoặc có thể phản ánh tăng cung lượng tim hoặc tăng cung lượng nhát bóp tim ở những bệnh nhân với nhiều tình trạng bệnh ngoài tim (gắng sức, nhiễm độc giáp, thiếu máu, lo lắng...). Nó cũng có thể do các bệnh
- 17 tim mạch làm tăng thể tích nhát bóp (hở van tim, nhịp chậm) hoặc có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Ngoại tâm thu thất có thể được cảm thất như nhát đập ngoại lai hoặc nhát nhảy cóc. Tim nhanh kịch phát trên thất hoặc thất bệnh nhân có thể cảm thấy đập hoặc rung rất nhanh, đều hoặc không đều. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không thấy biểu hiện gì cả. Nếu như nhịp tim bất thường kết hợp giảm đáng kể huyết áp và cung lượng tim, thì nó có thể, đặc biệt là tư thế đứng thẳng, làm ảnh hưởng tới dòng máu lên não, gây choáng váng, mờ mắt, mất ý thức (ngất) hoặc các triệu chứng khác. Ngất do tim thường gặp nhất là do ngừng nút xoang hoặc bloc đường ra nút xoang, block nhĩ thất, hoặc tim nhanh thất hoặc rung thất. Ngất có thể có một vài dấu hiệu tiền triệu và có thể gây ra chấn thương. Việc không có triệu chứng báo trước giúp phân biệt ngất do tim (Cơn Adams Stockes) với ngất do mạch thần kinh phế vị, hạ huyết áp tư thế hoặc cơn động kinh. Mặc dù thương hồi phục ngay, một số bệnh nhân có thể có những động tác giống như trong cơn động kinh. Bệnh van động mạch chủ và bệnh tim phì đại tắc nghẽn cũng có thể gây ngất và thường xẩy ra khi gắng sức hoặc sau gắng sức. Một hình thức ngất khác là chủ đề thu hút sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây được gọi là ngất do thần kinh tim. Trong hội chứng này có sự tăng không thích hợp hoạt động phế vị ly tâm, thường do tăng kích thích thần kinh giao cảm của tim trước đó. Song nó có thể xẩy ra đột ngột giống hệt như ngất do rối loạn nhịp tim. 1.4. Phù Sự tích lũy dịch dưới da xuất hiện đầu tiên ở chi dưới ở những
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN MÔN : SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Phần 1)
9 p | 555 | 88
-
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CN MÁC – LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI: SỐNG THỬ
19 p | 283 | 68
-
Tiểu luận môn Quản trị doanh nghiệp hiện đại: Quyết định về vốn đầu tư dài hạn
32 p | 270 | 44
-
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Lọc bụi túi vải
25 p | 172 | 37
-
Tiểu luận Thực trạng ngôn ngữ Chat
64 p | 422 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh các trường trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
26 p | 160 | 30
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " TIÊU CHUẨN HÓA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU SINH HÓA CỦA Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu VI KHUẨN Aeromonas hydrophila TẠI KHOA THỦY SẢN"
49 p | 197 | 25
-
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Thiết bị lọc bụi phun nước bằng ống Venturi
16 p | 164 | 22
-
Tiểu luận Triết học số 13 - Cơ sở lý luận về chuyển đổi về nền kinh tế thị trường
17 p | 236 | 20
-
Tiểu luận Triết học số 28 - Nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người
35 p | 121 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tự nhiên và xã hội của học sinh lớp 3, trường Tiểu học Tiên Dương huyện Đông Anh – Hà Nội
72 p | 59 | 12
-
Tiểu luận môn Kỹ thuật xử lý chất thải: Thành phần và tính chất của chất thải rắn
26 p | 94 | 11
-
TIỂU LUẬN MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHUYÊN ĐỀ SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KCN THỤY VÂN – VIỆT TRÌ
23 p | 124 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường Trung học phổ thông tỉnh Bình Phước
163 p | 34 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu và sinh lý các cơ thắt hậu môn ở người Việt Nam trưởng thành và ứng dụng lâm sàng
201 p | 13 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với rừng nhiệt đới
23 p | 11 | 7
-
Tiểu luận Triết học số 25 - Vận dụng lý luận phương thức sản xuất phân tích nhà máy phích nước – bóng đèn Rạng Đông
13 p | 91 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn