Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế tài nguyên
lượt xem 73
download
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế tài nguyên trình bày khái quát thuế tài nguyên các nước trên thế giới, thực trạng thuế tài nguyên tại Việt Nam. Phương hướng hoàn thiện thuế tài nguyên tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế tài nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KI NH TẾ TPHCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN GVHD : PGS .TS NGUYỄN NGỌC HÙNG HVTH : NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN LỚP : NH ĐÊM 6 – K20 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 N ĂM 2012
- LỜI MỞ ĐẦU Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng, thuộc sở hữu quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý, có vai trọng quan trọng đối với con người.Trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và quốc tế hoá sâu rộng như hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế quốc dân ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, nhất là các loại tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo như: Dầu khí, than, đá,... Bên cạnh các công cụ quản lý hành chính như: Cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến,... thì Thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để Nhà nước kiểm soát hoạt động khai thác, s ử dụng tài nguyên, tăng thu ngân sách, định hướng sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên và thân thiện với môi trường. Tổ chức thu đúng, thu đủ và thu kịp thời thuế Tài Nguyên đối với các nguồn khai thác Tài Nguyên trong lãnh thổ Việt là nhiệm vụ quan trọng của Cơ quan thuế Nhà nước, nhằm góp phần ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách phát triển Kinh tế đất nước, đồng thời tạo lập được một môi trường phát triển trong lành tránh tình trạng khai thác bừa bãi, thúc đẩy góp phần đẩy mạnh cuộc sống con người ngày càng phát triển. Trước bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc cắt giảm thuế suất và thực hiện các chính sách ưu đãi thuế quan là quá trình tất yếu của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời cũng là thách thức đối với cơ quan Thuế trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu Ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu Thuế, em đã chọn đề tài : Phân tích tác dộng của thuế Tài Nguyên.
- CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT THUẾ TÀI NGUYÊN CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Bảng số liệu chi tiết theo nước NƯỚC ĐỐI TƯỢNG CHỊU CƠ SỞ THUẾ SUẤT GHI CHÚ THUẾ TÍNH THUẾ 1. Tất cả các tài Tổng Trong khoản từ 5% Afganis tan nguyên trên hoặc doanh thu doanh thu gộp với các dưới bề mặt, trừ tài nguyên công nghiệp hydrocarbons và cho tới 10% áp dụng nước với các loại đá quý + Đá quý: 10%; 2. Ấn Độ Các loại tài nguyên Giá bán Thuế Apatit: 5% ; TNDN: + Phosphat: 11%; 35% + Asbestos: 726 rupees/tấn; + Barytes: 7,5%; Bio xit: 0,35%; + Cadmium: 10%; + Đá : 15% ; Đất sét: 21 rupees/tấn; + Chro-mit: 7,5%; Đồng: 3,2%; + Kim cương: 10%; Vàng: 0,5%; + Đá graphit: 225 rupees/tấn; + Quặng sắt: 24 rupees/tấn; + Chì: 5% ; + Quặng măng-gan: 3%; Nic-ken: 0,1% Khoáng sản ở bất Tính trên 0,5% tổng doanh thu 3. Sri- cứ dạng lỏng, rắn tổng doanh lanka hay khí, nằm trên thu hay dưới mặt đất, gồm cả muối và than bùn nhưng không tính hydro- carbons Các loại tài nguyên + Dầu mỏ 8-30 NDT/tấn Thuế 4. Trung + Khí đốt thiên nhiên 2- TNDN: quốc 15 NDT/nghìn m3
- NƯỚC ĐỐI TƯỢNG CHỊU CƠ SỞ THUẾ SUẤT GHI CHÚ THUẾ TÍNH THUẾ + Than 0-3-5 NDT/tấn Trung + Các loại quặng thô ương 33%; quặng phi kim khác 0-5- 20 NDT/tấn hoặc m3 Địa + Quặng thô quặng phương kim loại đen 2-30 3% NDT/tấn + Quặng thô quặng kim loại màu 0-4-30 NDT/tấn + Muối: Muối rắn 10-60 NDT/tấn; Muối lỏng 2- 10 NDT/tấn 5. Mông Áp dụng với việc Giá bán ấn Với việc bán than đá và cổ khai thác tất cả các định dựa các tài nguyên phổ loại tài nguyên trên giá bán biến: 2.5% giá bán của thiên nhiên trừ trong nước thành phẩm khai thác nước, xăng dầu và và quốc tế từ quyền khai thác mở gas tự nhiên được bán, đặt mua hoặc sử dụng. Với các sản phẩm khác áp dụng mức thuế suất 5.0 %. Đá quý, kim loại, Theo giá - Đá quý: 5% -7.5%; 6. khoáng sản công bán và giá - Vàng, bạc, platin, iridi, Myanma nghiệp, đá tham chiếu palladi, rutherni, rhodi, quốc tế tantalu, columbi, niobi, (nếu có) urani, thori và các kim loại quý khác: 4% -5%; - Kẽm, đồng, chì , thiếc, Vonfram, nickel, antimony, alumini, arsen, bismuth, cadi, chromi, cobalt, mangan and và các kim loại khác: 3% - 4%: d) Khoáng sản công nghiệp và đá:1% - 3%. 7. Lào Các loại tài nguyên Doanh thu 3%-5% doanh thu theo Thuế hợp đồng ký khai thác TNDN: doanh nghiệp ký kết với 35% Chính phủ 8. Các loại tài nguyên Doanh thu 5% trên doanh thu khai Thuế Philippines thác quặng. TNDN: 32% - - Kim loại: 2-4% Doanh thu Thuế
- NƯỚC ĐỐI TƯỢNG CHỊU CƠ SỞ THUẾ SUẤT GHI CHÚ THUẾ TÍNH THUẾ 9.Bờ biển - Kim loại quý : 1.5 -3% TNDN: Ngà tuỳ loại 35% - Đá quý, kim cương: 5% Không đánh thuế với nguyên vật liệu xâ y dựng 10. Nam Các loại tài nguyên Doanh thu Từ 0,5% đến 5% trên Thuế Phi doanh thu khai thác TNDN: quặng 43% 11. - Các kim loại cơ Tổng giá trị - 3% tổng giá trị với các Zambia bản (giá bán kim loại cơ bản được - Đá quý, kim loại FOB) tại phép khai thác theo quy quý điểm xuất định tại giấy phép. - Khoáng sản khác khẩu từ - 5% tổng giá trị đá quý Zambia hoặc kim loại quý theo hoặc điểm quy định tại giấy phép. nhận hàng - 2% tổng giá trị với các trong nội khoáng sản khác địa Zambia. Thuế suất có thể là thỏa thuận trong các hiệp định về phát triển. 12. Vật ở dạng rắn, Dựa trên Boswana lỏng hay khí, trừ tổng giá trị Đá quý: 10% Thuế tài xăng dầu và nước thị trường Kim loại quý: 5%; nguyên tự nhiên thuộc sở của tài Các tài nguyên và sản được nộp hữu công cộng hay nguyên, phẩm tài nguyên khác: trên một tài tư nhân theo mục được xác 3%. nguyên đích sử dụng quy định là giá hoặc định tại Luật sử bán nhận thương dụng nước. được tại phẩm theo mỏ. hóa đơn thanh toán. 13. Chi lê Các loại tài nguyên Giá bán Thuế Các mức thuế suất TNDN: khác nhau đối với các loại khoáng sản nhưng 50% đều dưới 5% trên giá bán quặng khai thác. 14. Vê-nê- Các loại tài nguyên Giá bán - Vàng: 1% Thuế zu-êla - Khoáng sản kim loại TNDN: khác: 3% 30% 15. Pê ru Các loại tài nguyên -Khoáng sản kim loại: 2 USD/hecta/năm; Thuế -Khoáng sản không kim TNDN: loại: 1 USD/hecta/năm. 30%
- (Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn) Trên thế giới, Các nước khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện về nguồn tài nguyên và chiến lược khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên để quy định phương thức đánh thuế tài nguyên; có nước thu thuế tài nguyên (Natural resources tax), có nước áp dụng phân chia sản phẩm thu được (royalty); có nước áp dụng thuế suất % theo doanh thu, có nước áp dụng thuế tuyệt đối tính trên sản lượng khai thác. Vì vậy, việc lựa chọn kinh nghiệm nước ngoài áp dụng cho Việt Nam là không mang tính thông lệ. CHƯƠNG II: LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN Ở VIỆT NAM 2.1 Khái niệm và đặc điểm của Thuế Tài Nguyên Ở Việt Nam, Thuế tài nguyên là khoản thu của Ngân sách nhà nước nhằm điều tiết một phần giá trị Tài nguyên thiên nhiên khai thác đối với tổ chức, cá nhân khai thác Tài nguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tạo nguồn thu Ngân sách nhà nước, đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn Tài nguyên của Nhà nước. Con người tác động vào tài nguyên với nhiều hình thức:khai thác, xử lý và sử dụng nhưng thuế tài nguyên chỉ điều tiết vào hành vi khai thác, Thuế tài nguyên không đìều tiết vào tất cả các hành vi tác động vào tài nguyên mà chỉ điều tiết vào hành vi khai thác tài nguyên. Nghĩa là hành vi tác động làm biến đổi bản chất “tự nhiên” của tài nguyên. Vì vậy, tại điều 1 Pháp lệnh thuế tài nguyên quy định: Mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là đối tượng phải nộp thuế tài nguyên, trừ đối tượng không thuộc diện nộp thuế. Đặc điểm của thuế tài nguyên: Thứ nhất, đối tượng chịu thuế tài nguyên là các loại tài nguyên thiên nhiên. Nếu tài nguyên đó được hình thành có sự can thiệp của con người thì nó không còn là đối tượng chịu thuế tài nguyên nữa.
- Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên là đối tượng chịu thuế phải tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc chủ quyền Việt Nam theo luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. Thứ ba, như đã phân tích, thuế tài nguyên không đánh vào tất cả các hành vi tác động vào tài nguyên mà chỉ điều tiết vào hành vi của các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp pháp theo quy định của pháp luật. Thứ tư, mục tiêu cơ bản của thuế tài nguyên là nhằm điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác tài nguyên vào ngân sách nhà nước trên cơ sở đó quản lý hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên). Việc thu thuế tài nguyên hiện nay dựa trên cơ sở pháp lý là Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6, Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 2008. Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 sẽ hết hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2010 khi Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực. Theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên, phần lớn đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài nguyên khoáng s ản, như: khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí than, khí thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên và nước khoáng. Khi Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực thì các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên phải quan tâm đến những vấn đề sau: Thứ nhất, quy định về thuế suất. Có thể nói, thuế suất được xem như là “linh hồn” của một sắc thuế. Việc xác định mức thuế suất như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền nộp thuế của các chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung cũng như các chủ thể khai thác khoáng sản nói riêng. Biểu thuế suất này được quy định trong Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh số 07/2008/PL- UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998. Trước sự biến động của nền kinh tế, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1998 đã điều chỉnh khung thuế suất thuế tài nguyên nhằm góp phần
- điều tiết kịp thời lợi nhuận của doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi giá cả biến động. Có thể nói, trên thực tế, việc áp dụng mức thuế suất trong một biên độ rộng theo quy định của Pháp lệnh năm 2008 là điều không đơn giản vì sự chênh lệch quá cao giữa biểu thuế suất. Sự chênh lệch này sẽ làm khó cho cơ quan tính thuế khi nào thì áp dụng mức thuế suất sàn và khi nào áp dụng mức thuế suất trần. Nhằm tăng tính hiệu quả và hợp lý cho việc thu thuế tài nguyên, biểu thuế suất trong Luật Thuế tài nguyên đã được thu hẹp lại biên độ bằng việc tăng mức sàn và hạ mức trần. Việc điều chỉnh này hướng tới hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số tài nguyên quý hiếm khác. Chúng đều có mức thuế suất sàn tăng vì đây là những tài nguyên không thể tái tạo, có giá trị lớn. Việc xác định biểu thuế suất này vẫn nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên quốc gia từ phía các chủ thể tiến hành khai thác. Thứ hai, giá tính thuế. Giá tính thuế tài nguyên được quy định rõ hơn trong Luật Thuế tài nguyên năm 2009 theo hướng “là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng” (Khoản 1 Điều 6) chứ không chung chung như quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 là “tại nơi khai thác”. Quy định “tại nơi khai thác” theo Pháp lệnh năm 1998 là tại tỉnh, huyện hay xã là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quá trình thực hiện. Đối với trường hợp tài nguyên khai thác chưa có giá bán thì Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên đưa ra nguyên tắc xác định giá bán cụ thể như sau: (i) giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Chúng tôi cho rằng, quy định này nhằm giúp khống chế mức giá sàn của loại tài nguyên không được thấp hơn đơn giá do Nhà nước quy định nhằm tránh trường hợp kê khai giá quá thấp để trốn thuế. (ii) đối với tài nguyên khai thác chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trên thực tế, việc xác định hàm lượng riêng của từng chất trong tài nguyên rất phức tạp và đòi hỏi phải thông qua quy trình kỹ thuật và phải có chi
- phí để xác định. Trong khi đó, cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực của cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên - môi trường để thực hiện việc phân tích, xác đ ịnh hàm lượng chưa đảm bảo thì e rằng, tính khả thi của quy định này sẽ không cao. 2.2 Phân tích tác động của Luật thuế tài nguyên 2.2.1 Thuế Tài Nguyên góp phần bảo vệ môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, s ố thu thuế Tài nguyên các năm 2005- 2008 bình quân mỗi năm trên 23.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách Nhà nước từ sản xuất kinh doanh trong nước. Năm 2011, chỉ tính riêng việc thu thuế từ dầu thô ước đạt 100 nghìn tỷ đồng, bằng 144,3% so với dự toán. Trước đây, thuế Tài nguyên được thực hiện theo Pháp lệnh thuế Tài nguyên (năm 1998) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế Tài nguyên (năm 2008). Riêng đối với dầu mỏ, khí thiên nhiên được thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách thuế Tài nguyên, một số quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Dầu khí, Luật Đầu tư và thực tế triển khai thực hiện, Pháp lệnh thuế Tài nguyên đã bộc lộ những bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung. Do đó, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XII đã thông qua Luật Thuế Tài nguyên, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2010. Nhằm tăng tính hiệu quả và hợp lý cho việc thu thuế Tài nguyên, biểu thuế suất trong Luật thuế Tài nguyên đã được thu hẹp lại biên độ bằng việc tăng mức sàn và hạ mức trần. Việc điều chỉnh này hướng tới hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số tài nguyên quý hiếm khác.
- Đối tượng chịu thuế này đều có mức thuế suất sàn tăng vì đây là những tài nguyên không thể tái tạo, có giá trị lớn. Việc xác định biểu thuế suất này vẫn nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên quốc gia từ phía các chủ thể tiến hành khai thác. Việc áp dụng thuế và phí trong bảo vệ môi trường là những hình thức thể hiện của nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế và phí đều là những nguồn thu phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Theo đó, đối tượng chịu thuế so với qui định trước đây đã loại “động vật của rừng tự nhiên” ra khỏi đối tượng chịu thuế. Bổ sung thêm “khí than” vào đối tượng chịu thuế. Riêng sản phẩm của rừng tự nhiên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên không bao gồm hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế (NNT) trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi và bảo vệ. Đồng thời, Thuế Tài nguyên đã nâng mức thuế tối thiểu của khung thuế suất đối với các loại tài nguyên thuộc nhóm kim loại và một số loại tài nguyên quý hiếm khác; bỏ thuế suất 0% và qui định tài nguyên không tái tạo phải áp dụng mức thuế suất cao; mở rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế... 2.2.2 Thuế tài nguyên góp phần ổn định sản xuất và chống lạm phát Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện các nguồn lực để phát triển kinh tế còn chưa đủ mạnh thì tài nguyên là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước (theo số liệu Quyết toán thu ngân sách năm 2007 thì: Số thu từ dầu khí chiếm 24% tổng số thu ngân sách = 78.634 tỷ đồng/327.911 tỷ đồng. Số thu thuế tài nguyên là 23.992 tỷ đồng (chiếm 7.32% tổng số thu ngân sách = 23.992/327.911 tỷ đồng; chiếm 13,11% tổng thu nội địa = 23.992/182.993 tỷ đồng). Trong thời gian vừa qua, sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên đã cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào đáng kể cho các ngành sản xuất khác, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, góp phần ổn định
- sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động, nâng cao đời sống nhân dân. Với các ngành sản xuất: than, điện, phân bón, xi măng, giấy.. là các ngành quan trọng của nền kinh tế (cung cấp phần lớn sản phẩm đầu vào cho nền sản xuất trong nước). Than là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất: Điện, phân bón, xi măng, giấy,... Điện là đầu vào cho các ngành sản xuất, sinh hoạt và dịch vụ. Phân bón là đầu vào của ngành sản xuất nông nghiệp. Xi măng là sản phẩm đầu vào cho ngành xây dựng. Sự ổn định về giá cả, về sản lượng cung cấp của ngành sản xuất than sẽ dẫn đến sự ổn định giá điện, giá phân bón, giá xi măng,... dẫn đến ổn định giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và nhiều mặt hàng quan trọng khác. Thuế tài nguyên là yếu tố cấu thành trong giá bán sản phẩm. Do đó, sự ổn định thuế tài nguyên cũng góp phần ổn định giá, chống lạm phát. 2.2.3 Nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế đất nước Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong khi các nguồn lực để phát triển kinh tế còn thiếu và yếu, thì tài nguyên là nguồn lực đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong thời gian vừa qua, do sự khó khăn về mặt kinh tế, nền khoa học kỹ thuật chưa phát triển, dẫn đến sự hạn chế nhất định về công tác thăm dò, khai thác, đánh giá trữ lượng tài nguyên hiện có của đất nước. Thêm vào đó, các địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức về vai trò của nguồn lực tài nguyên. Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự hội nhập quốc tế, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế ngày càng tăng. Tài nguyên được khai thác và sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; giá tài nguyên có xu hướng tăng nhanh. Hoạt động kinh doanh khai thác tài nguyên thu được lợi nhuận lớn, trong khi công tác quản lý tài nguyên chưa được thực hiện một cách triệt để, hoạt động khai thác tài nguyên diễn ra tràn lan, khai thác không phép, khai thác vượt phép, xuất khẩu nguyên liệu thô
- diễn ra phổ biến. Dẫn đến thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, gây mất ổn định xã hội và ô nhiễm môi trường. Luật thuế tài nguyên là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tài nguyên. Cùng với quy định thuế tài nguyên (trừ dầu khí) để lại ngân sách địa phương 100%, việc quy định giao cho UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quy định giá tính thuế đối với một số tài nguyên đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý địa phương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động khai thác tài nguyên, hạn chế khai thác không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường nơi khai thác. Việc nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên sẽ khuyến khích các địa phương lựa chọn phương thức đầu tư khai thác, chế biến tài nguyên hợp lý và lựa chọn đường lối phát triển kinh tế xã hội thích hợp với điều kiện địa phương mình. Tăng cường công tác quản lý và cấp phép khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản, lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện, tiềm lực để khai thác, chế biến tài nguyên; có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến sâu nâng cao giá trị tài nguyên. Từ đó, tài nguyên ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. 2.3 Những khó khăn và thuận lợi 2.3.1 Những thuận lợi Tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; bảo vệ môi trường. Kế thừa, luật hoá các quy định của pháp luật hiện hành về thuế liên quan đến tài nguyên còn phù hợp. Khắc phục những mặt hạn chế, chưa đầy đủ của chính sách thuế tài nguyên hiện hành. Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp với các quy định của Hiến pháp, tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên
- quan. Góp phần đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước. 2.3.2 Những khó khăn Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, việc tính thuế tài nguyên đang có nhiều bất cập và vướng mắc: Công tác điều tra đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia cũng như những điểm mỏ do địa phương quản lý không được coi trọng. Và theo đó công tác quy hoạch phát triển ngành khai khoáng của địa phương hoàn toàn bị bỏ qua. Các điểm mỏ hàng ngày bị xé nhỏ, cấp phép tràn lan cho các doanh nghiệp không có kinh nghiệm kỹ thuật công nghệ, không có tiềm lực tài chính, không có đánh giá địa chất đầy đủ để có thể quyết định đầu tư chế biến sâu ra các sản phẩm có giá trị thương mại cao hơn sản phẩm thô. Từ đó hạn chế nguồn thu thuế Sự chênh lệch quá cao giữa biểu thuế suất quy định so với thực tế cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan tính thuế. Chẳng hạn, quy định khoáng sản không kim loại có khung biểu thuế suất (từ 3 - 15%). Với biên độ khá lớn này, khi nào tính thuế suất 3% và khi nào tính 15% Chưa đưa các loại tài nguyên như không khí, vùng biển, vùng trời, kho số, tần số, các nguồn năng lượng (gió, ánh sáng mặt trời)… vào đối tượng chịu thuế tài nguyên. Việc xác định giá tính thuế theo quy định tại điều 7 của dự thảo luật cũng rất phức tạp và chưa bao quát hết những trường hợp sẽ xảy ra trong thực tế. Chẳng hạn, khoản 3 điều 7 “giá tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể” còn quá sơ sài. Trường hợp số lượng tài nguyên được khai thác nhưng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp; tiêu thụ trên thị trường nội địa, xuất khẩu, nhập kho dự trữ...) hoặc bán ở nhiều địa điểm khác nhau chưa được quy định và cũng rất khó có thể quy định một cách rõ ràng,
- minh bạch. Vì vậy, việc quy định giá tính thuế là “giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên” như quy định của dự thảo là không rõ ràng, dẫn đến khó hiểu, khó áp dụng vào thực tiễn Khi tính thuế tài nguyên sẽ căn cứ vào “Sản lượng tài nguyên thực tế khai thác”, nhưng, quy định tính thuế theo “sản phẩm sản xuất trong kỳ” và “định mức sử dụng tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm” đối với loại tài nguyên chưa bán ngay mà còn phải qua gia công để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm là không khả thi vì tài nguyên đó sản xuất ra rất nhiều sản phẩm, theo nhiều công đoạn sản xuất sẽ tính theo sản phẩm nào. Hàm lượng, chất lượng tài nguyên khai thác lên cùng tạp chất không đồng đều nên việc xác đ ịnh khối lượng tài nguyên, giá tính thuế trên tài nguyên là khó khăn. Khó đảm bảo thống nhất giá tài nguyên trên toàn quốc. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp phép khai thác tài nguyên và cơ quan thuế chưa chặt chẽ, hệ thống thông tin về trữ lượng, chủng loại tài nguyên tại địa phương chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc thu thuế tài nguyên.
- CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ Hoàn thiện luật quản lý thuế theo hướng qui định rõ chế độ tự chịu trách nhiệm khai báo và nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh nộp thay thuế. Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ: xây dựng và công khai các qui trình nghiệp vụ cụ thể trong từng khâu nghiệp vụ, có chế độ trách nhiệm cho từng đối tượng, chế độ báo cáo cấp trên và chế độ kiểm tra định kỳ. Chính sách miễn thuế phải được quy định một cách cụ thể, chi tiết và xem xét đến tính công bằng cho các Doanh nghiệp. Chế độ ấn hạn thuế rõ ràng theo tiêu chí và thời gian cụ thể, trách chung chung rất khó trong công tác xử lý như hiện nay. Đối với công tác giá, tính thuế: Chi cục phải phân công cán bộ giá chuyên trách, không kiêm nhiệm. Cán bộ làm công tác giá, thuế phải được phân công dựa trên kiến thức chuyên môn được đào tạo (tốt nghiệp các trường kinh tế, tài chính, kế toán, thương mại, ngoại thương). Ưu tiên bố trí những cán bộ đã làm công tác thuế, giá lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tế. Công tác đào tạo: Song song với việc hoàn thiện mô hình tổ chức, tiếp tục thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác thuế, giá tại các Chi cục trực thuộc đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm tra. Xây dựng chế độ khen thưởng: khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với những trường hợp có thành tích trong công tác phát hiện gian lận, truy thu thuế cho Nhà nước và các Chi Thuế Tài Nguyên cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa cơ cấu thuế suất để nâng cao khả năng kiểm soát, chống gian lận thương mại, theo đó cần giảm bớt số lượng các mức thuế suất, loại bỏ việc áp dụng nhiều mức thuế suất đánh vào các sản phẩm cùng loại. Đồng thời cần xác lập rõ hệ thống phân loại các mức thuế suất. hoàn chỉnh các qui trình, qui chế thực hiện các biện pháp chế tài để đảm bảo thực thi nghiêm túc Luật thuế Tài Nguyên... không để nợ thuế quá hạn hàng quí, năm.Để phát triển công nghiệp khai khoáng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
- khoáng sản trên địa bàn các tỉnh phải bắt đầu từ các dự án khai thác mỏ, cần theo đúng Luật Khoáng sản và theo cam kết của các doanh nghiệp, nếu dự án không triển khai theo đúng tiến độ thì sẽ bị thu hồi. Các dự án hết hạn đều không cho gia hạn.
- KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài tiểu luận Phân tích tác động của Thuế tài nguyên. Từ chương 1 khái quát về một số luật thuế tài nguyên ở các quốc gia trên thế giới tới chương 2 khái quát về Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12 do Quốc Hội ban hành có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2010. Qua đó, phân tích tác động của luật thuế tài nguyên tới mặt của đời sống kinh tế - xã hội, những điểm thuận lợi, khó khăn khi thi hành luật thuế tài nguyên. Cuối cùng, đưa ra những kiến nghị chỉ mang tính định hướng, gợi mở về luật thuế tài nguyên . Do thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế , nên đề tài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiết sót, những vấn đề chưa phân tích thỏa đáng , rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
22 p | 1006 | 203
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế nhập khẩu
21 p | 850 | 132
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
23 p | 725 | 127
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt
19 p | 821 | 112
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
32 p | 331 | 78
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp
19 p | 401 | 78
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương tiền công
20 p | 366 | 75
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế nhập khẩu đến thị trường ôtô tại Việt Nam
17 p | 357 | 68
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế xuất khẩu tại Việt Nam
25 p | 269 | 62
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
23 p | 217 | 60
-
Luận văn: Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng DELTA AGF
62 p | 204 | 51
-
Chuyên đề ngoại thương: Phân tích tác động của Hiệp định thương mại Việt Mỹ đến tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ
33 p | 295 | 49
-
Bài tập nhóm: Phân tích tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt
22 p | 299 | 46
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
23 p | 316 | 41
-
Tiểu luận: Phân tích tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh tại phân xưởng chế tạo phôi
7 p | 335 | 28
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của rào cản thương mại trong vấn đề xuất khẩu thanh long ở Việt Nam
12 p | 92 | 17
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
24 p | 87 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn