intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

Chia sẻ: Minh Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

287
lượt xem
117
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn biết gì về đầu tư mạo hiểm? Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin về loại hình đầu tư này vì có thể nó sẽ là lời giải cho bài toán tài chính trong giai đoạn khởi nghiệp cho doanh nghiệp của bạn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

  1. Tìm hiểu về đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập với những kế hoạch kinh doanh tốt, hứa hẹn mức độ thành công và thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện bởi thiếu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh…đặc biệt là thiếu vốn. Trong bối cảnh kinh tế lạm phát, việc vay vốn ngân hàng là điều rất khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp không có nhiều tài sản thế chấp. Sự xuất hiện các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong những năm đây, như một nguồn nước mới xoa dịu “cơn khát” vốn này của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Bạn biết gì về đầu tư mạo hiểm? Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin về loại hình đầu tư này vì có thể nó sẽ là lời giải cho bài toán tài chính trong giai đoạn khởi nghiệp cho doanh nghiệp của bạn. Đầu tư mạo hiểm là gì? Đầu tư mạo hiểm (Venture capital) là phương thức mà theo đó, nhà đầu tư hay những tổ chức chuyên môn hóa rót vốn vào những doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có tốc độ tăng trưởng cao và thường sử dụng các công nghệ mới, hiện đại... đang cần tài trợ để phát triển sản phẩm hoặc quá trình tăng trưởng. Sở dĩ gọi là "nguồn vốn mạo hiểm" bởi: - Các công ty được đầu tư không cần một khoản đặt cọc hay kí quỹ nào. Việc rót vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm dựa vào sự tin tưởng vào việc tạo dựng thành công doanh nghiệp của người sáng lập và đội ngũ giám đốc công ty. - Các quỹ đầu tư tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty. Họ tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ các công ty trong quản lý, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường...Vì vậy họ có thể gặp rủi ro, bị mất khoản đầu tư nếu công ty bị phá sản. Tuy nhiên, điều này ít xảy ra và họ thường đạt tỷ suất lợi nhuận từ 35- 50%. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm thành công cho doanh nghiệp
  2. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang cần vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên số lượng các quỹ này lại rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, yêu cầu của các nhà đầu tư về dự án kinh doanh khá khắt khe khiến không ít doanh nghiệp gặp thất bại khi mời nguồn vốn đầu tư này. Tìm hiểu về quỹ đầu tư, xây dựng hình ảnh hoàn hảo của doanh nghiệp, quan hệ tốt với các nhà đầu tư...sẽ là những gợi ý giúp bạn thành công. - Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Doanh nghiệp cần nghiên cứu, chuẩn bị những tư liệu về quỹ đầu tư mà mình quan tâm: các tiêu chí, mục đích của quỹ, những quy định, thủ tục... để có chiến lược hiệu quả thu hút đầu tư thành công. Tìm hiểu thông tin qua báo chí, website của quỹ đầu tư, tiếp cận thực tế từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã được nhận vốn đầu tư…là những việc bạn cần làm ngay từ lúc này. - Xây dựng doanh nghiệp với kế hoạch kinh doanh hoàn hảo: Các doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hướng dẫn lập bản kế hoạch kinh doanh ở một số website của các quỹ đầu tư như IDG venture, Mekong capital... Trong số những yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư mạo hiểm dưới đây, yếu tố con người giữ vị trí quan trọng số 1. STT Tiêu chí Yêu cầu 1 Đội ngũ lãnh đạo Là những người nắm tỷ lệ sở hữu lớn, có tâm huyết với sự phát triển của công ty. Họ phải là những người có năng lực , kinh nghiệm, được chứng minh thông qua những thành tích trong việc điều hành công việc kinh doanh của công ty. 2 Sản phẩm dịch vụ Độc đáo, mang lại lợi ích cho khách hàng, có sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại, có triển vọng phát triển lâu dài trong tương lai… Đặc biệt, sản phẩm dịch vụ phải được công nhận bản quyền, bằng phát minh sáng chế… 3 Mô hình kinh doanh Mô hình hiệu quả, tính toán rõ ràng được mức lợi nhuận và hoạch định các chiến lược cho dịch vụ, sản phẩm của mình trong các giai đoạn… 4 Thị trường Có kế hoạch thăm dò thị trường, xác định nhu cầu, mức tiêu thụ, khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh … Từ đó xác định thị trường mục tiêu, đề ra chiến lược vượt trội đối thủ, có phương hướng mở rộng thị trường trong tương lai. 5 Quản lý tài chính Báo cáo tài chính minh bạch, các tính toán về lợi nhuận, kế hoạch quản lý, sử dụng nguồn tài chính hiệu quả…
  3. 6 Pháp lý Chuẩn bị chu đáo về các điều khoản đầu tư giữa hai bên, tránh những tranh chấp xảy ra như sự tham gia của chuyên gia quản lý quỹ đầu tư trong hội đồng quản trị, tỷ lệ lợi nhuận… - Tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tốt với các quỹ đầu tư: Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi trao đổi cởi mở và chia sẻ thông tin với các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại đây, doanh nghiệp cần trình bày kế hoạch kinh doanh của mình cũng như tham vấn kinh nghiệm từ các chuyên gia để tìm ra cách hoàn thiện tốt hơn những ý tưởng đó. 3 giai đoạn thực hiện đầu tư mạo hiểm Một dự án đầu tư mạo hiểm thông thường kéo dài từ 7 đến 10 năm, được thực hiện qua ba bước: bắt đầu từ việc xem xét, thẩm định dự án, tới thực hiên việc đầu tư, rót vốn và kết thúc là việc thu hồi vốn. Bước 1: Xem xét và thẩm định các dự án đầu tư. Các quỹ đầu tư sẽ tiến hành nhiệm vụ xem xét và thẩm định dự án đầu tư rất kỹ trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là thẩm định tỉ lệ rủi ro, vốn rút để tái đầu tư, mức độ lợi nhuận… Trên thực tế ở Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận tỉ lệ rủi ro thấp nên thường tìm đến với các doanh nghiệp đã có tên tuổi và uy tín trên thị trường. Bước 2: Thực hiện đầu tư, rót vốn. Sau khi ký hợp đồng hợp tác, các quỹ đầu tư mạo hiểm tiến hành đầu tư, rót vốn vào doanh nghiệp. Quá trình rót vốn chia làm 5 giai đoạn, 3 giai đoạn đầu có mức độ rủi ro cao hơn 2 giai đoạn sau. Không chỉ rót vốn, quỹ còn hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như xây dựng năng lực, mở thị trường, tạo thương hiệu… 5 giai đoạn rót vốn: Tài trợ vốn mồi/ươm tạo (seed financing): Giúp doanh nghiệp để phát triển ý tưởng sáng tạo. Tài trợ khởi động (start-up financing): Giúp phát triển sản phẩm và hoạt động tiếp thị khởi đầu. Tài trợ giai đoạn đầu (first stage financing): Giúp doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và tung ra thị trường. Tài trợ mở rộng sản xuất (expansion financing): Giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thị trường, nâng cấp sản phẩm, xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý…
  4. Tài trợ tăng tốc: Giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường, tăng tốc hoạt động kinh doanh, tạo sản phẩm mới… Bước 3: Kết thúc đầu tư, hay thu hồi vốn. Các khoản đầu tư được thu hồi qua 4 kênh chính là: Chứng khoán bán cho công chúng lần đầu, bán cổ phần cho nhà đầu tư khác, bán lại cổ phần cho doanh nghiệp và bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác. Giới thiệu 4 quỹ đầu tư mạo hiểm lớn tại Việt Nam Sau đây là thông tin về 4 quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất tại Việt Nam 1. Dragon Capital (1994) Quỹ đầu tư của Anh này là quỹ lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất tại Việt Nam với tổng tài sản lên tới 1,3 tỷ USD với 7 quỹ thành viên. Địa chỉ: Phòng 1901-1904, tầng 19, tòa nhà Mê Linh Point, Số 2 Ngô Đức Kế, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh (Tel: 84-8-8239355) http://www.dragoncapital.com/ 2. Mekong Capital: Quỹ đầu tư chủ yếu vào các công ty tư nhân và công ty ở giai đoạn đầu quá trình cố phần hóa, trong hoạt động xuất khẩu. Quỹ có 3 quỹ thành viên là: Mekong Enterprise Fund (2001), Mekong Enterprise Fund II - vốn 50 triệu USD (2006) và Azalea Fund (VAF) - vốn 100 triệu USD (2007) Địa chỉ: Tầng 1, Sài Gòn Tower, số 6 Thái Văn Lung, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh (Tel: 84-8- 8273161) http://www.mekongcapital.com/ 3. IDG Venture: Tập đoàn IDG Venture - Mỹ, đầu tư vào Việt Nam từ năm 2004. IDG dự tính đầu tư mạo hiểm 80-100 triệu USD vào Việt Nam giai đoạn 2003-2010 trong lĩnh vực xuất bản ấn phẩm chuyên ngành, tổ chức các triển lãm hội nghị trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) Địa chỉ: P.1108, tầng 11, tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh (Tel: 84-8- 8278888) http://www.idgventures.com/ hoặc http://www.idgvv.com.vn/
  5. 4. Vina Capital: Vina Capital hiện có 4 quỹ đầu tư tại Việt Nam: Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng (2007) , Vietnam Opportunity Fund (VOF), VinaLand (2006) và DFJ Vina Capital L.P (2006) - với tổng vốn trên 1 tỷ USD. Vina Capital chủ yếu đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ thông tin, viễn thông. Địa chỉ: Tầng 17, Sunway,115 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh (Tel: 84-8-8219930) http://vinacapital.marofin.com/contact.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2