
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với cả hệ thống giáo dục, giáo dục phổ thông (GDPT) cũng đang đổi mới
một cách căn bản, toàn diện. Đổi mới GDPT đã đặt đội ngũ giáo viên (ĐNGV), cán
bộ quản lý (CBQL) trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi ĐNGV, CBQL
phải thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực (NL) chuyên
môn và NL quản lý. Góp phần vào sự thay đổi đó, ĐNGV THCS nói chung, GV
THCS cốt cán nói riêng luôn đóng vai trò nòng cốt, là một bộ phận quan trọng của
nguồn nhân lực giáo dục, là lực lượng tiên phong trong việc đảm bảo và nâng cao
chất lượng giáo dục, góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.
Phát triển ĐNGV THCS cốt cán là phát triển nguồn nhân lực quan trọng của
giáo dục. Sự phát triển này có thể dựa trên các cách tiếp cận khác nhau; trong đó cách
tiếp cận NL phù hợp hơn với phát triển ĐNGV THCS cốt cán trong bối cảnh hiện
nay. Đây là cách tiếp cận căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ (việc làm) của GV THCS
cốt cán để xây dựng khung năng lực GV THCS cốt cán; đồng thời dựa vào khung NL
này mà quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá và có chế độ đãi ngộ
thích hợp đối với ĐNGV THCS cốt cán.
Thanh Hóa là một tỉnh có phong trào giáo dục phát triển so với các địa phương
khác trong cả nước. Những năm qua, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã
có sự đổi mới căn bản, toàn diện trên tất cả các mặt: Quy hoạch mạng lưới phát triển
GD&ĐT; đảm bảo các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển
phẩm chất, NL của người học; chỉ đạo các cơ sở giáo dục tư vấn, tổ chức tập huấn,
hội nghị, hội thảo, xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất trường lớp học; trang thiết bị dạy
học từng bước đồng bộ, đạt chuẩn và đáp ứng cơ bản yêu cầu của GDPT 2018. Trong
thời gian tới, GD&ĐT Thanh Hóa tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
Đổi mới căn bản công tác quản lý GD&ĐT; phát triển hợp lý quy mô trường lớp,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; xây dựng ĐNGV và CBQL; tăng cường huy
động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho GD&ĐT, đảm bảo công bằng trong giáo
dục; đổi mới các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục; chủ động hội nhập và nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD&ĐT...
Cho đến nay, các nghiên cứu về ĐNGV THCS cốt cán và phát triển ĐNGV
THCS cốt cán theo tiếp cận NL còn rất ít. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về
ĐNGV THCS cốt cán và phát triển ĐNGV THCS cốt cán theo tiếp cận NL vẫn còn
“bỏ ngỏ”. Bản thân GV THCS cốt cán chưa phát huy tốt vai trò của mình trong bồi
dưỡng GV đại trà; trong tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp. Từ những lý do trên,
vấn đề “Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở cốt cán tỉnh Thanh Hóa theo
tiếp cận năng lực” đã được lựa chọn để làm đề tài luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục,
chuyên ngành QLGD.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp phát
triển ĐNGV
THCS cốt cán tỉnh Thanh Hóa theo tiếp cận NL nhằm nâng cao chất lượng
ĐNGV THCS nói chung, ĐNGV THCS cốt cán nói riêng.