4
1.2. Phân tích mối liên quan giữa mức độ biểu hiện Ceruloplasmin
mRNA và Fibrinogen Chain A mRNA huyết tương với một số đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng ở BN UTBMTBG.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đây là công trình đầu tiên tại Việt Nam và cũng là một trong
những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới xác định đồng thời mức độ
biểu hiện CP mRNA và FGA mRNA bằng kỹ thuật Semi-nested
quantitative RT-PCR (sqRT-PCR) trong máu ngoại vi ở bệnh nhân
UTBMTBG, so sánh với các thông số tương ứng ở bệnh nhân bệnh
gan mạn tính (BGMT) và người khỏe mạnh (NKM).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra CP mRNA có giá trị phân biệt
UTBMTBG với tình trạng không UTBMTBG (AUC khi so với nhóm
chứng chung, BGMT và NKM tương ứng là 0,79; 0,75 và 0,85); đối
với FGA mRNA, AUC tương ứng của 3 nhóm là 0,74; 0,65 và 0,89.
Phối hợp hai dấu ấn giúp tăng hiệu quả chẩn đoán với AUC tương
ứng trong 3 trường hợp là 0,84, 0,79 và 0,96. Kết quả cũng được ghi
nhận ở khi phân tích dưới nhóm bệnh nhân UTBMTBG có AFP <
20ng/mL.
Nghiên cứu cũng bước đầu cho thấy mối liên quan giữa mức độ
biểu hiện CP mRNA huyết tương với tình trạng nhiễm HBV, HCV,
nồng độ albumin, AST, AFP huyết tương, đường kính khối u và tình
trạng huyết khối tĩnh mạch cửa. Trong khi đó, chưa ghi nhận mối liên
quan giữa mức độ biểu hiện FGA mRNA huyết tương với một số
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và giai đoạn bệnh ở BN
UTBMTBG.
3. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 140 trang, trong đó: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan
tài liệu 37 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25 trang, kết