intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam" nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng CTTC DNXD thông qua phân tích và so sánh CTTC giữa nhóm DN; xác định và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến CTTC các DNXD Việt Nam; xem xét tác động của khủng hoảng tài chính đến CTTC các DNXD Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TẤN THÀNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ĐÀ NẴNG, 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Đình Khôi Nguyên 2. PGS. TS. Ngô Hà Tấn - Phản biện 1:........................................................................................ - Phản biện 2:........................................................................................ - Phản biện 3:........................................................................................ Luận án đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Đại học Đà Nẵng vào lúc........ ngày......tháng..... năm ........ Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm TTHL và truyền thông, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các chủ doanh nghiệp (DN) tìm nhiều cách thức để đạt lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu đó đạt được liên quan nhiều đến các chiến lược và chính sách kinh doanh, trong đó có việc DN tự lựa chọn cơ cấu tài trợ hợp lý giữa nợ và VCSH còn gọi là cấu trúc tài chính (CTTC) nhằm nâng cao lợi nhuận và hạn chế các rủi ro về tài chính. Đến nay chủ đề CTTC và nhân tố ảnh hưởng vẫn là một không gian nghiên cứu cả về phương pháp lẫn nội dung ở các nước trên thế giới. Chính sách đổi mới kinh tế ở Việt Nam bắt đầu thực hiện từ sau Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986 mở ra một cơ hội rộng lớn cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, giao thương kinh tế. Đặc biệt từ khi Việt Nam tham gia hội nhập với thị trường thế giới và các nước trong khu vực, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình sâu sắc. Quá trình đó đã làm nhiều ngành kinh tế có sự phát triển đột phá, trong đó có ngành xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng, xây dựng nhà ở và nhiều nhu cầu khác. Tuy nhiên, sự phát triển đó luôn cần đến một thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn của các DN. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và hoạt động gần 20 năm nhằm mục đích đa dạng kênh tài trợ vốn cho DN. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua kênh huy động vốn của DN từ thị trường chứng khoán còn ít. Các DNXD chưa yết giá thì càng không thể huy động vốn qua kênh này, trong khi các DNNVV trong lĩnh vực xây dựng lại chiếm tỷ trọng khá lớn. Như vậy, việc nghiên cứu CTTC và nhân tố ảnh hưởng trong ngành xây dựng ở Việt Nam càng có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong giai đoạn 2007-2015 nền kinh tế Việt Nam còn chịu ảnh hưởng
  4. 2 của khủng hoảng kinh tế thế giới. Ở góc độ học thuật đã có nhiều nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC DNXD trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã có vài nghiên theo hướng này nhưng ở phạm vi hẹp hơn với DN chuyên về xây dựng, DN sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứ chưa điều tra mở rộng trên toàn bộ tổng thể các DNXD. Kết quả nghiên cứu về CTTC của các DNXD yết giá trên TTCK chưa chỉ ra đặc trưng chung của tất cả các DNXD tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Mặt khác, các nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung vào các nhân tố bên trong thiếu vắng nhân tố vỹ mô. Về phương pháp hầu hết các nghiên cứu thực hiện trên cơ mẫu chưa đủ lớn và sử dụng kỹ thuật hồi quy truyền thống OLS chưa xử lý hiện tượng tương quan chuỗi của thành phần sai số và hiện tượng nội sinh. Với những lý do nêu trên, tác giả chọ đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhằm đặt được các ba mục tiêu sau: - Đánh giá thực trạng CTTC DNXD thông qua phân tích và so sánh CTTC giữa nhóm DN. - Xác định và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến CTTC các DNXD Việt Nam. - Xem xét tác động của khủng hoảng tài chính đến CTTC các DNXD Việt Nam 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DN ngành xây dựng Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong các giới hạn
  5. 3 sau: + Các DNXD trong nghiên cứu này là DN có đăng ký kinh doanh ngành nghề chính là hoạt động xây dựng, hoặc các DN có tỷ suất doanh thu xây dựng trên tổng doanh thu lớn hơn 50%. + Thời gian nghiên cứu bao gồm toàn bộ các DNXD hoạt động liên tục trong thời kỳ 2007-2015 + Không gian nghiên cứu gồm các DNXD đại diện trên cả ba miền: Bắc, Trung và Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng, trong đó dựa vào cách tiếp cận định lượng là chủ yếu. Cụ thể phương định tính áp dụng để khảo cứu tài liệu và phỏng vấn sâu chuyên gia ở DNXD; Phương pháp định lượng thông qua hồi quy dữ liệu bảng động. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, luận án cần thiết phải trả lời các câu hỏi sau: 1. Đặc trưng chung về CTTC các DNXD Việt Nam giai đoạn 2007-2015 là gì? Có sự khác biệt hay không về CTTC giữa các nhóm DN trong ngành xây dựng, giữa loại hình DNXD niêm yết và chưa niêm yết và giữa các thời kỳ trước, trong và sau khủng hoảng tài chính?. 2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CTTC các DN ngành xây dựng Việt Nam? 3. Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng như thế nào đến CTTC các DN ngành xây dựng Việt Nam? 5. Đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn ở DNXD Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu như sau: Về mặt học thuật: Luận án đã tổng hợp các lý thuyết và liên hệ lý
  6. 4 thuyết với các nhân tố ảnh hưởng: Từ nhân tố bên trong đến nhân tố bên ngoài. Vấn đề về quản trị công ty cũng được tổng hợp, qua đó cung cấp bức tranh toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC. Luận án cũng góp phần giải quyết hiện tượng tương quan chuỗi các thành phần sai số và hiện nội sinh. -Về thực tiễn: + Luận án tổng hợp các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến CTTC DNXD Việt Nam, qua đó làm cơ sở khuyến cáo cho cơ quan quản lý vĩ mô và quản lý DN có chính sách lựa chọn CTTC phù hợp với từng giai đoạn. + Luận án đã chỉ ra được thực trạng CTTC các DNXD Việt Nam, so sánh giữa các nhóm DN và theo giai đoạn trong chu kỳ 2007-2015, trong đó khủng hoảng tài chính đã tác động đến CTTC. Đây là những thông tin quan trọng giúp các nhà hoạch định có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. + Luận án cũng gợi ra phương pháp phân tích hữu hiệu trong nghiên cứu CTTC. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bootstrap trong phân tích CTTC, đây là phương pháp thống kê tương đối mới có tính tái lặp khi lấy mẫu có hoàn lại các phần tử (quan sát) nên kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn giúp các nhà quản lý DN dự báo CTTC DNXD, khi mà số trung bình ngành chưa được công bố. Kết quả này cũng là cơ sở cho các ngân hàng có thông tin đầy đủ về DNXD trong công tác thẩm định vay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án gồm 5 chương. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 1.1.1. Các nghiên cứu ở các nước phát triển
  7. 5 Các nghiên cứu dựa vào giá số sách và giá thị trường xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC DNXD. Cụ thể, các nghiên cứu tập trung vào cả nhân tố bên trong tố bên trong và nhân tố vĩ mô gồm Quy mô DN, cấu trúc tài sản,cơ hội tăng trưởng, khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng GDP như nghiên cứu của Titman (1988), Bevan (1991), Feikadis (2007), Choi (2014), Ball (2020), Ek (2020). Chang (2011), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC DNXD ở Hàn Quốc có xem xét đến khủng hoảng tài chính. Kết quả cho thấy sau khủng hoảng tài chính, DNXD ở Hàn Quốc tăng quy mô DN và khả năng sinh lời. 1.1.2. Các nghiên cứu ở các nước đang phát triển Các nghiên cứu chủ yếu dựa vào giá số sách xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC DNXD và tập trung vào hai nhóm nhân tố:i). Nhóm nhân tố bên trong DN gồm Quy mô DN, cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng, khả năng sinh lời như nghiên cứu của Hijazi (2006), Buharuddin (2011), Qayyum (2013), Shah (2013), Das (2014), Youssef (2015), De (2016). ii) Nhân tố vĩ mô về thuế TNDN Rus (2012), tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát Gunardi (2020). Kết quả CTTC chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố bên trong. 1.1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam Các nghiên cứu dựa vào giá sổ sách và các DNXD niêm yết trên TTCK. Cụ thể, các nghiên cứu chỉ đề cập đến các nhân tố bên trong gồm: Quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, cấu trúc tài sản, tính thanh khoản như nghiên cứu của Lê Thị Phương Dung (2013), Chu Bá Quý (2013), Bùi Ngọc Mai (2013), Lê Thị Mỹ Phương (2014), Nguyễn Thị Tuyết Lan (2020). Kết quả cho thấy quy mô DN, cơ hội tăng trưởng ảnh hường thuận chiều đến CTTC và ngược lại đối với tính thanh khoản. 1.2. Các nghiên cứu về tác động khủng hoảng tài chính đến cấu trúc
  8. 6 tài chính Có vài nghiện cứu xem xét ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến CTTC. Kết quả cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2011 nợ tăng so với trước khủng hoảng tài chính như nghiên cứu của Gabriela (2013), Muijs (2015), Lemos (2017). 1.3. Đánh giá chung về khoảng trống nghiên cứu Kết quả nghiên cứu trước trong và ngoài nước cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp các nhân tố bên trong và nhân tố vĩ mô; chưa xem xét đến khủng hoảng tài chính toàn cầu; và chiều hướng tác động các nhân tố đến CTTC chưa có sự nhất quán. Về phương pháp hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng hồi quy thông thường như OLS, một vài nghiên cứu trong nước thực hiện trên mẫu hạn chế, sử dụng phương pháp hồi quy xem xét ảnh hưởng cố định (FE) và ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE), chưa có nghiên cứu nào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC DNXD của toàn bộ các DNXD và phương pháp ước lượng phù hợp với mô hình dữ liệu bảng dạng động. Từ những khoảng trống về kết quả và phương pháp nghiên cứu nêu trên, luận án mong muốn tiếp tục thực hiện để làm rõ thêm các nhân tố. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm và đặc điểm về cấu trúc tài chính doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm về cấu trúc tài chính doanh nghiệp CTTC theo nghĩa chung nhất là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ của toàn bộ nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn, nợ trung dài hạn và nợ khác) với VCSH được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của DN. 2.1.2. Đặc điểm và các yếu tố cấu thành cấu trúc tài chính 2.1.2.1. Đặc điểm nợ phải trả
  9. 7 Nợ phải trả là một bộ phận cấu thành nên CTTC. Tùy thuộc vào chính sách vay nợ của mỗi DN, các khoản nợ gồm hai loại chính: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó gồm nợ có chi phí (nợ vay) và nợ không có chi phí. Đặc điểm chung của nợ là DN có trách nhiệm trả nợ. 2.1.2.2. Đặc điểm vốn chủ sở hữu Là phần còn lại của tổng tài sản trừ nợ phải trả. Về mặt pháp lý thì DN không có trách nhiệm thanh toán cho chủ sở hữu phần vốn góp mà chủ sở hữu chỉ kỳ vọng vào kết quả SXKD thông qua cổ tức. 2.2. Các lý thuyết liên quan đến cấu trúc tài chính Lý thuyết chi phí đại diện; Lý thuyết bất cân xứng thông tin; Lý thuyết trật tự phân hạng; Lý thuyết khánh tận tài chính; Lý thuyết thời điểm thị trường. 2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu H1a: Quy mô DN càng lớn thì tỷ suất nợ và tỷ suất nợ dài hạn trong cơ cấu vốn càng cao; H1b : Quy mô DN càng lớn thì tỷ suất nợ vay ngắn hạn trong cơ cấu vốn càng thấp; H2a: Cơ hội tăng trưởng càng lớn thì tỷ suất nợ và nợ dài hạn trong cơ cấu vốn càng cao; H2b: Cơ hội tăng trưởng càng lớn thì tỷ suất nợ ngắn hạn trong cơ cấu vốn càng thấp; H3: Khả năng sinh lời càng lớn thì tỷ suất nợ trong cơ cấu vốn càng thấp; H4: Tài sản thế chấp càng lớn thì tỷ suất nợ vay trong cơ cấu vốn càng cao; H5: Tính thanh khoản càng lớn thì tỷ suất nợ vay trong cơ cấu vốn càng cao; H6a: GDP càng lớn thì tỷ suất nợ trong cơ cấu vốn càng thấp; H6b: GDP càng lớn thì tỷ suất nợ ngắn hạn trong cơ cấu vốn càng thấp; H6c: GDP càng lớn thì tỷ suất nợ dài hạn trong cơ cấu vốn càng cao;
  10. 8 H7: Chỉ số CPI càng lớn thì tỷ suất nợ trong cơ cấu vốn càng thấp; H8: Lãi suất vay ngân hàng càng lớn tỷ suất nợ trong cơ cấu vốn càng thấp; H9: Thuế suất thuế TNDN càng cao tỷ suất nợ vay trong cơ cấu vốn càng cao; H10: DNXD có tính không kiêm nhiệm sẽ vay nợ ít hơn so với DNXD có tính kiêm nhiệm. Kiểm định các giả thuyết nêu trên để trả lời câu hỏi: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CTTC DNXD Việt Nam? CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế đo lường các biến CTTC trong nghiên cứu này được đo lường CTTC dựa vào số liệu kế toán trình bày trên BCTC của các DNXD, đồng thời có tham khảo cách đo lường trong các nghiên cứu trước đây. CTTC có xem xét đến thời hạn nợ. Đo lường biến phụ thuộc CTTC được trình bày Bảng 3.1 Bảng 3.1: Đo lường CTTC theo giá sổ sách các DNXD Việt Nam Chỉ tiêu Cách xác định Tỷ suất nợ Nợ phải trả/Tổng tài sản Tỷ suất nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản Tỷ suất nợ dài hạn Nợ dài hạn/Tổng tài sản Bảng 3.2: Đo lường các biến độc lập Nhân tố (biến độc Kí Đo lường các biến lập) hiệu Quy mô DN size Ln (Tổng tài sản) Cơ hội tăng trưởng grow % thay đổi tổng tài sản Khả năng sinh lời prof Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản Tài sản thế chấp tang TSCĐ/Tổng tài sản Tính thanh khoản liq Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
  11. 9 Tốc độ tăng trưởng gdp % tăng trưởng GDP kinh tế Chỉ số giá inf Chỉ số giá Lãi suất vay ngân Lãi suất cho vay bình quân ngân ir hàng hàng kỳ hạn 12 tháng 2007-2008: 28%;2009-2013: Thuế tax 25%;2014-2014: 22% 0 = Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Tính kiêm nhiệm ceo 1= Chủ tịch HĐQT không kiêm Giám đốc tdtait-1 = l.tdata (lag 1 của tdta): độ trễ tdtait-1 tỷ suất nợ Biến trễ của biến phụ stdtait- stdtait-1 = l.stdata (lag 1 của stdta): độ thuộc 1 trễ tỷ suất nợ NH ltdtait-1 ltdtait-1 = l.ltdata (lag 1 của ltdta): đô trễ tỷ suất nợ DH 1: giai đoạn 2008-2011; 0: khác giai Khủng hoảng tài chính crisis đọan 2008-2011 3.2. Thu thập và phân tích dữ liệu Chương 2 trình bày nội dung liên quan đến giả thuyết và thiết kế nghiên cứu. Ba câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời liên quan đến CTTC và các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC DNXD Việt Nam. Trên cơ sở các lý thuyết giải thích các nhân tố ảnh đến CTTC, kết quả nghiên cứu trước kết hợp cùng với bối cảnh khủng hoảng tài chính và ở Việt Nam. Mười giả thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC được đặt ra. Nhận diện và đo lường các biến đưa vào mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước và phỏng vấn sâu các chuyên gia DNXD. Mô hình hồi quy bảng dạng động với phương pháp tobit được áp dụng phù hợp. Các phương pháp thống kê mô tả, so sánh được áp dụng để giải thích kết quả. Theo đó, tác giả tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu. Thu thập dữ liệu: Mẫu nghiên cứu gồm 1.024 DNXD quan sát trong thời gian 9 năm (2007-2015). Kích thước mẫu 1.024 DNXD so với tổng thể 61.000 DNXD là phù hợp (với sai số 5%, độ tin cậy 95%). Để đảm bảo tính đại diện cho giai đoạn nghiên cứu từ 2007-2015, 1024
  12. 10 DNXD đại diện cho ba khu vực: Miền bắc (589 DN), miền Nam (327 DN) và miền trung (108DN); Chia theo lĩnh vực hoạt động gồm: 707 DN xây lắp, 137 DN VLXD, 180 DN thiết kế. Xử lý dữ liệu: Các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, so sánh giữa hai mẫu, phân tích tương quan và hồi quy được thực hiện thông qua phần mềm thống kê Stata 14 và R. Mô hình hồi quy: Hồi quy dữ liệu dữ diệu bảng của các chỉ tiêu CTTC theo các biến độc lập. tdtait =γtdtait-1 +β1 sizeit +β2 grow + β3 profit +β tangit + β5 liqit + β6 ceoit + β7 gdpit + β8 cpiit it 4 + β9 irit +β10 taxit +β11 crisisit +ηi +vit (4) stdtait =γstdtait-1 +β1 sizeit +β2 grow + β3 profit +β tangit + β5 liqit + β6 ceoit + β7 gdpit + β8 cpiit it 4 + β9 irit +β10 taxit +β11 crisisit +ηi +vit (5) ltdtait = γltdtait-1 +β1 sizeit +β2 grow + β3 profit +β tangit + β5 liqit + β6 ceoit + β7 gdpit + β8 cpiit it 4 + β9 irit +β10 taxit +β11 crisisit +ηi +vit (6) CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính doanh nghiệp xây dựng Việt Nam 4.1.1. Thực trạng về cấu trúc tài chính Để khái quát bức tranh chung về CTTC, phân tích chung các DNXD sẽ được thực hiện qua ba chỉ tiêu sau: Tỷ suất nợ trung bình: Chung (trung bình +/- độ lệch chuẩn) các Công ty XD ở mức (64,7% +/- 23,6%), VCSH chiếm tỷ suất 35,3%. Giá trị nhỏ nhất là 4,2%, giá trị lớn nhất là 111,5%. Điều này cho thấy mức dao động tỷ suất nợ khá lớn, trong mẫu nghiên cứu 1.024 DNXD chỉ có 86 DN có tỷ suất nợ ở mức 25% trở xuống (chiếm 8,4%). Ở mức tỷ suất nợ từ 26%-50% có 182 DN. Phần lớn các DN có tỷ suất nợ lớn hơn 50%, cụ thể có 345 DN có tỷ suất nợ từ 51%-75% (chiếm 33,7%) và 411 DN có tỷ suất nợ>75% (chiếm 40,2%).
  13. 11 Tỷ suất nợ ngắn hạn: Trung bình chung các DNXD ở mức 41,8%, mức chênh lệch cũng rất lớn, giá trị nhỏ nhất là 1%, giá trị lớn nhất là 90,7%. Đa số các DNXD có tỷ suất nợ ngắn hạn thấp hơn 75%. Cụ thể, có 400 DN có tỷ suất nợ ngắn hạn nhỏ hơn 25% (chiếm 39,1%). Còn lại các DNXD có tỷ suất nợ ngắn hạn từ 26%-75% (chiếm 46,3%). Tỷ suất nợ dài hạn: Trung bình chung các Công ty XD chiếm tỷ suất thấp 22%. Phần lớn các DN có tỷ suất nợ dài hạn thấp hơn 25% (710 DN chiếm tỷ suất 69,3%). Xét theo nhóm DN (DN xây lắp, DN VLXD và thiết kế). Kết quả cho thấy: Trong 1.024 DN nghiên cứu có 707 DNXD, 137 DN VLXD và 180 DN thiết kế. Đối với DNXD thì tỷ suất nợ trung bình dao động ở mức ở mức 66,9% +/- 22,6%, trong đó mức thấp nhất là 4,2% và cao nhất là 111,5%. Tỷ suất nợ trung bình của các DN VLXD cũng ở mức cao 62% +/- 24,3% so với DNXD. DN thiết kế giá trị trung bình về tỷ suất nợ ở mức thấp hơn so với DNXD và DN VLXD 58% +/- 25,7%. Đối với DNXD và DN VLXD thì số lượng các DN có tỷ suất nợ lớn hơn 25% chiếm tỷ trọng rất lớn (93,1% và 89,6%). Điều đó cho thấy DNXD và DN VLXD nhiều nợ hơn so với DN thiết kế, do đặc thù các DNXD và DN VLXD sử dụng nhiều vật tư, máy máy móc để phục vụ thi công công trình, DN thiết kế chủ yếu sử dụng nhân công. Xét theo thời hạn nợ, kết quả cho thấy tỷ suất nợ ngắn hạn trung bình trong giai đoạn 2007-2015 của nhóm DNXD, DN VLXD và DN thiết kế lần lược là 44,4%; 37,3% và 34,9%. Nhóm DNXD cũng có tỷ suất nợ cao nhất trong ba nhóm DN, thể hiện đặc trưng nhóm ngành ảnh hưởng đến cấu trúc nợ theo thời gian. Xét theo 2 loại hình DN: DNXD chưa niêm yết và niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tỷ suất nợ nhóm DN chưa niêm yết và niêm yết lần lượt là 68,9%
  14. 12 và 68%. Tỷ suất nợ ngắn hạn ở nhóm DN chưa niêm yết 35% và niêm yết, 53%. Tỷ suất nợ dài hạn ở nhóm DN chưa niêm yết 14,7% và niêm yết, 6,2%. Xét theo thời gian, CTTC được phân tích theo ba giai đoạn: Trước khủng hoảng tài chính (năm 2007 trở về trước); Khủng hoảng tài chính (2008-2011); Sau khủng hoảng tài chính (2012-2015). Kết quả cho thấy tỷ suất nợ trong ba giai đoạn lần lược là 58,2%; 64,3% và 66,7%. Nợ trong giai đoạn sau khủng hoảng có xu hướng tăng khá nhiều so với thời điểm năm 2007 và thời điểm trong khủng hoảng từ 2008-2011. Xu thế chung này cho thấy, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng thì nhu cầu vốn vay nợ để tài trợ cho các hoạt động vẫn cao trong lĩnh vực xây dựng. 4.1.2 Phân tích cấu trúc tài chính 4.1.2.1. So sánh cấu trúc tài chính theo nhóm doanh nghiệp Để đánh giá liệu có sự khác biệt hay không về CTTC giữa các nhóm DNXD, DN VLXD và DN thiết kế, phân tích phương sai với kiểm định Kruskal-Wallis Test được áp dụng. Bảng 4.12 trình bày giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các nhóm DNXD, DN VLXD và DN thiết kế nhằm so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình của biến phụ thuộc CTTC.
  15. 13 Bảng 4.12: Kết quả phân tích phương sai theo nhóm DN Trung bình (độ lệch chuẩn) Kruskal-Wallis Test Chỉ tiêu Xây Chi- VLXD Thiết kế Sig. dựng square Tỷ suất nợ 0,669 0,619 0,582 182,973 0,000 (0,226) (0,243) (0,256) Tỷ suất nợ ngắn hạn 0,444 0,373 0,349 204,35 0,000 (0,260) (0,218) (0,242) Tỷ suất nợ dài hạn 0,217 0,238 0,219 17,542 0,000 (0,221) (0,221) (0,240) Kết quả chỉ ra tỷ suất nợ của nhóm DN XD và VLXD ở mức cao nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của (Lê Phương Dung, 2013 và Lê Thị Mỹ Phương, 2014 2013): 60%. Tỷ suất nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Có sự khác biệt thật sự về tỷ suất nợ, nợ ngắn hạn giữa 3 nhóm DN. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ suất nợ dài hạn giữa nhóm DNXD và thiết kế. Kết quả sâu phương sai (Post-Hoc) chỉ ra tỷ suất nợ trung bình của nhóm DNXD cao hơn VLXD và VLXD cao hơn thiết kế. 4.1.2.2. So sánh cấu trúc tài chính theo loại hình doanh nghiệp Kết quả phân tích bootstrap cho thấy, có khác biệt về tỷ suất nợ trung bình chung, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn giữa DNXD niêm yết và chưa niêm yết với mức độ khác biệt và khoảng tin cậy 95% tương ứng là: 0,003 (95% ci: -0,01-0,02); 0,11 (95% ci: 0,09-0,13; 0,10 (95% ci: 0,09-0,11). Tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn trung của DNXD niêm yết lớn hơn DNXD chưa niêm yết, ngược lại tỷ suất nợ trung bình dài hạn DNXD chưa niêm yết cao hơn DNXD niêm yết. 4.1.2.3. So sánh cấu trúc tài chính theo thời gian Kết quả phân tích bootstrap cho thấy: - Chỉ tiêu tỷ suất nợ trung bình chung giai đoạn trước khủng
  16. 14 hoảng tài chính là 58% (khoảng tin cậy 95% ci: 56% - 59%), giai đoạn khủng hoảng tài chính là 64% (95% ci: 63% - 65%) và mức độ khác biệt là 6% với xác xuất số mẫu không khác biệt (P-value = 0). - Chỉ tiêu tỷ suất nợ trung bình ngắn hạn giai đoạn trước khủng hoảng tài chính là 37% (khoảng tin cậy 95% ci: 35% - 38%), giai đoạn khủng hoảng tài chính là 41,3% (95% ci: 40,5%-42%) và mức độ khác biệt là 5% với xác xuất số mẫu không khác biệt (P-value = 0). - Chỉ tiêu tỷ suất nợ trung bình dài hạn giai đoạn trước khủng hoảng tài chính là 20,9% (khoảng tin cậy 95% ci: 19% - 22%), giai đoạn khủng hoảng tài chính là 22% (95% ci: 21,5% - 22,8%) và mức độ khác biệt là 1% với xác xuất số mẫu khác biệt (P-value:0,94 = 1-0,06). Kết quả khẳng định có sự khác biệt chắc chắn về tỷ suất nợ trung bình chung, tỷ suất nợ trung bình ngắn hạn và tỷ suất nợ trung bình dài giữa giai đoạn trước và khủng hoảng tài chính. Cụ thể, tỷ suất nợ trung bình chung, tỷ suất nợ trung bình ngắn hạn và tỷ suất nợ trung bình dài hạn giai đoạn khủng hoảng tài chính cao hơn giai đoạn trước khủng hoảng tài chính. 4.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam 4.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam Phân tích tương quan: Kết quả phân tích tương quan cho thấy hầu hết các cặp biến sự tương quan (có ý nghĩa thống kê). Tuy nhiên hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau có giá trị bé và nhỏ hơn 0,8 nên không có đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Kiểm định tính dừng các biến: Kết quả cho thấy, kiểm định nghiệm đơn vị của các biến đều có giá trị P-value = 0,00
  17. 15 vậy, kết quả ước lượng và kiểm định mô hình theo số của mô hình (4), (5) và (6) không tồn tại hồi quy giả tạo. 4.2.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.2.1. Các nhân tố thuộc về bên trong doanh nghiệp Kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc (CTTC) với các biến độc lập thuộc về bên trong DNXD được trình bày ở Bảng 4.26. Kết quả hồi quy ở Bảng 4.26, nhận thấy: - Với giá trị Prob của kiểm định wald chi2 ở cã ba mô hình bằng 0,000 < 0,01, ước lượng theo phương pháp DPF (TOBIT) cho kết luận mô hình (1), (2) và (3) tồn tại với các hệ số hồi quy khác 0. Hay nói cách khác với mức ý nghĩa 1%, CTTC DNXD theo ba cách đo lường chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc về bên trong của bản thân DN. - Giá trị sai số trung bình tuyệt đối (MAE) ba mô hình đều nhỏ (tương ứng bằng 0,08, 0,05 và 0,09). - Chỉ tiêu hệ số xác định điều chỉnh Adj R-squared mô hình (1) bằng 0,62, mô hình (2): 0,86 và mô hình (3): 0,64. Có thể khẳng định các mô hình ước lượng theo phương pháp TOBIT là phù hợp, trong đó có 6 biến kỳ vọng và biến tỷ suất nợ năm trước có ý nghĩa thống kê Bảng 4.26: Kết quả hồi quy theo phương pháp TOBIT với các biến thuộc về bên trong DNXD (1) (2) (3) Biến Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ ngắn hạn dài hạn L.tdta 0,2261*** (0,0097) L.stdta 0,1675*** (0,0071) L.ltdta 0,4040*** (0,0130) size 0,0101*** -0,0169*** 0,0173*** (0,0024) (0,0015) (0,0025) grow 0,0099*** -0,0041*** 0,0231***
  18. 16 (1) (2) (3) (0,0020) (0,0013) (0,0021) prof -0,4148*** -0,0169 -0,3318*** (0,0346) (0,0219) (0,0372) tang -0,0595*** -0,1877*** 0,1802*** (0,0131) (0,0084) (0,0143) liq 0,5855*** 0,6504*** 0,0789*** (0,0098) (0,0063) (0,0104) ceo -0,0141** -0,0065 -0,0143** (0,0067) (0,0042) (0,0072) Constant 0,2277*** 0.2467*** -0.0043 (0,0275) (0.0190) (0.0230) Observations 8,192 8,192 8,192 Number of id 1,024 1,024 1,024 Wald chi2 7.832,12 26.507,2 5.571,25 Prob> wald chi2 0,000 0,000 0,000 MAE 0,089 0,057 0,090 Adj R-squared 0,62 0,86 0,64 4.2.2.2. Các nhân tố thuộc về bên trong doanh nghiệp và nhân tố vĩ mô Ngoài ba mô hình hồi quy (theo tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn) theo các biến thuộc bên trong DNXD, tác giả còn sử dụng ba mô hình với tất cả các biến bên trong và các biến vĩ mô. Kết quả trình bày ở Bảng 4.27. Bảng 4.27 : Kết quả hồi quy theo phương pháp TOBIT với tất cả các biến (4) (5) (6) Biến Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ ngắn hạn dài hạn L.tdta 0,2269*** (0,0096) L.stdta 0,1677*** (0,0071) L.ltdta 0,4046*** (0,0130) size 0,0148*** -0,0178*** 0,0245*** (0,0027) (0,0017) (0,0029) grow 0,0069*** -0,0032** 0,0180*** (0,0022) (0,0014) (0,0023) prof -0,4531*** -0,0100 -0,3813***
  19. 17 (0,0357) (0,0226) (0,0384) tang -0,0666*** -0,1878*** 0,1712*** (0,0132) (0,0085) (0,0144) liq 0,5857*** 0,6500*** 0,0794*** (0,0098) (0,0062) (0,0103) ceo -0,0070 -0,0068 -0,0065 (0,0069) (0,0044) (0,0074) gdp 0,1930 -0,9911*** 0,9803** (0,3540) (0,2254) (0,3833) cpi 0,0005 0,0010*** -0,0011* (0,0006) (0,0004) (0,0006) ir -0,0202 0,1150*** -0,2187*** (0,0474) (0,0303) (0,0515) tax 0,0443 -0,3981*** 0,6297*** (0,1376) (0,0877) (0,1492) (0,0006) (0,0004) (0,0006) Dummy: crisis 0,0143*** -0,0009 0,0186*** (0,0050) (0,0032) (0,0054) Constant 0,1784*** 0,3811*** -0,2207*** (0,0555) (0,0360) (0,0568) Observations 8.192 8.192 8.192 Number of id 1.024 1.024 1.024 Wald chi2 7.914 26.822 5.712 Prob> chi2 0,000 0,000 0,000 MAE 0,087 0,057 0,089 Adj R-squared 0,63 0,87 0,66 Kết quả ba mô hình hồi quy (4,5 và 6) có sự nhất quán về chiều ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê đối với một số biến. Biến tỷ suất nợ năm trước (L.tdta, Lstdta, L.ltdta), liq (tính thanh khoản) ảnh hưởng thuận chiều với biến CTTC trong cả 3 mô hình. Biến size (Quy mô DN) và grow (cơ hội tăng trưởng) ảnh hưởng thuận chiều đến CTTC trong mô hình (4) và (6) nhưng ảnh hưởng ngược chiều trong mô hình (5). Biến prof (khả năng sinh lời) ảnh hưởng ngược chiều với CTTC trong mô hình (4) và (6). Biến tang (cấu trúc tài sản) ảnh hưởng ngược chiều với CTTC trong mô hình (4) và (5) nhưng thuận chiều trong mô hình (6). Biến cpi (chỉ số giá) và ir (lãi suất vay) ảnh hưởng thuận chiều với CTTC ở mô hình (5) nhưng ngược
  20. 18 chiều ở mô hình (6) và ngược lại đối với biến gdp (tốc độ tăng trưởng kinh tế). Biến ceo (tính kiêm nhiệm QL) có sự nhất quán về chiều ảnh hưởng nhưng không có bằng chứng về mặt thống kê. 4.2.3. Kiểm định các giả thuyết và thảo luận kết quả nghiên cứu Bảng 4.29 trình bày so sánh kết quả nghiên cứu so với giả thuyết. Bảng 4.29: Tóm tắt nội dung giả thuyết và kết quả nghiên cứu Kỳ Giả thuyết Kết quả Kết luận vọng H1a: Quy mô DN càng lớn thì tỷ suất nợ và tỷ suất + + Chấp nhận nợ dài hạn trong cơ cấu vốn càng cao. (Sig) H1b: Quy mô DN càng lớn thì tỷ suất nợ vay ngắn - - Chấp nhận hạn trong cơ cấu vốn càng thấp. (Sig) H2a: Cơ hội tăng trưởng càng lớn thì tỷ suất nợ và + + Chấp nhận nợ dài hạn trong cơ cấu vốn càng cao. (Sig) H2b: Cơ hội tăng trưởng càng lớn thì tỷ suất nợ - - Chấp nhận ngắn hạn trong cơ cấu vốn càng thấp (Sig) H3: Khả năng sinh lời càng lớn thì tỷ suất nợ - - Chấp nhận trong cơ cấu vốn càng thấp. (Sig) H4: Tài sản thế chấp càng lớn thì tỷ suất nợ vay + Chấp nhận: trong cơ cấu vốn càng cao + (Sig) MH (6) MH: (6) H5: Tính thanh khoản càng lớn thì tỷ suất nợ + + Chấp nhận vay trong cơ cấu vốn càng cao. (Sig) H6a: GDP càng lớn thì tỷ suất nợ trong cơ cấu + Không có - vốn càng thấp (No sig) bằng chứng H6b: GDP càng lớn thì tỷ suất nợ ngắn hạn - - Chấp nhận trong cơ cấu vốn càng thấp (Sig) H6c: GDP càng lớn thì tỷ suất nợ dài hạn trong + + Chấp nhận cơ cấu vốn càng cao (Sig) H7: Chỉ số CPI càng lớn thì tỷ suất nợ trong cơ - Chấp nhận - cấu vốn càng thấp (Sig) MH (6) H8: Lãi suất vay ngân hàng càng lớn tỷ suất nợ - Chấp nhận - trong cơ cấu vốn càng thấp (Sig) MH (6) H9: Thuế suất thuế TNDN càng cao tỷ suất nợ + Chấp nhận + vay trong cơ cấu vốn càng cao. (Sig) MH (6)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2