Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 4
download
Luận án "Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay, trong đó điểm nhấn là thực trạng triển khai các phương thức hoạt động của Tòa án hướng tới mục tiêu bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ BÍCH PHƯỢNG TÒA ÁN TRONG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9.38.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023 i
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG Phản biện 1: GS.TS. Phạm Hồng Thái Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng Phản biện 3: PGS.TS. Trương Hồ Hải Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Thời gian: vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Quyền con người là khái niệm rộng, bao gồm các quyền của cá nhân, tập thể, của nhóm người, cộng đồng người trong xã hội. Trong đó, với những đặc trưng về giới tính, phụ nữ là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, cần phải được quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, phụ nữ thường không nhận được sự quan tâm, bảo vệ thích đáng của xã hội, thậm chí bị phân biệt đối xử, bị ngược đãi... Chính vì vậy, để bảo vệ QPN, từ đầu thế kỉ XX đến nay, Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác đã xây dựng nhiều cam kết quốc tế nhằm bảo vệ QPN, trong đó, nổi bật nhất là Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (CEDAW). Mục đích của CEDAW là nhằm trao cho phụ nữ những quyền con người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận nhưng họ không được hưởng trên thực tế bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. CEDAW giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới theo hướng: không chỉ đưa ra những quy phạm chung áp dụng cho cả nam và nữ mà còn xây dựng những quy phạm riêng có tính chất ưu tiên, chỉ áp dụng cho phụ nữ, nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ. Đồng thời, CEDAW nêu rõ những lĩnh vực chính cần tập trung xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ: Giáo dục - đào tạo; quan hệ hôn nhân - gia đình; hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; giao dịch dân sự; tư cách cá nhân trước pháp luật; chăm sóc sức khỏe; quốc tịch.. Để bảo vệ QPN trong thực tế, cùng với hệ thống các văn bản pháp luật, Nhà nước ta cũng có các cơ chế để thúc đẩy sự phát triển, bảo đảm quyền lợi của phụ nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Trong đó, hoạt động của Tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ QPN với mục đích là xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm đến QPN. Bảo vệ QPN thông qua hoạt động của Tòa án (đặc biệt là hoạt động xét xử) là phương thức chủ yếu nhằm trừng trị kẻ phạm tội và giúp phụ nữ khôi phục quyền khi có vi phạm, đồng thời, tạo điều kiện cho phụ nữ thụ hưởng quyền và tự bảo vệ mình theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động Tòa án bảo vệ QPN còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trên phương diện lý luận, vẫn còn nhiều vấn đề khiếm khuyết liên quan đến hệ thống pháp luật cùng cơ chế đảm bảo thực hiện QPN trong lĩnh vực tư pháp. Những quy định của pháp luật vẫn còn bộc lộ một số hạn chế về việc tạo ra các điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và chắc chắn để phụ nữ nhận được sự bảo vệ của Tòa án nhằm chống lại những hành vi vi phạm các quyền của họ. Pháp luật chưa có quy định chi tiết và cụ thể nhằm giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, sự không bị 1
- phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Cơ chế pháp lý về bảo vệ phụ nữ khi tham gia vào các hoạt động tư pháp chưa được làm sáng tỏ. Trên phương diện thực tiễn, hiệu quả thực thi QPN trong hoạt động xét xử của Tòa án chưa cao. Tuy khuôn khổ pháp lý về bảo đảm QPN đã tương đối hoàn chỉnh nhưng quá trình áp dụng và thực thi trong thực tiễn xét xử của Tòa án vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, dẫn đến các chủ trương, chính sách bảo đảm QPN khi đi vào đời sống vẫn chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong hoạt động xét xử bảo vệ quyền của phụ nữ ở nông thôn, phụ nữ là người dân tộc thiểu số. Mặt khác, tình hình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề Tòa án bảo vệ QPN và vị trí, vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, bộc lộ những khoảng trống trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Bối cảnh nói trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về cơ chế bảo vệ QPN và về vị trí, vai trò của Tòa án trong cơ chế đó nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận án là xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các khía cạnh lý luận về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, trong đó tập trung làm rõ quan niệm về cơ chế bảo vệ QPN và Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, đặc điểm và vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, các phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. - Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay, trong đó điểm nhấn là thực trạng triển khai các phương thức hoạt động của Tòa án hướng tới mục tiêu bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu xây dựng phương hướng và đề xuất một số giải pháp đột phá, khả thi nhằm bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các quan điểm khoa học liên quan đến QPN, cơ chế bảo vệ QPN, vai trò và phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. - Chính sách pháp luật và hệ thống các quy định pháp luật về QPN và về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. 2
- - Thực tiễn hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Các chuẩn mực pháp lý quốc tế và kinh nghiệm hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở một số quốc gia trên thế giới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay là vấn đề lớn, được tiếp cận từ nhiều góc độ với nhiều nội dung khác nhau. Trong quy mô của luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN thông qua một số phương thức hoạt động chủ đạo của Tòa án, đặc biệt là hoạt động xét xử trong lĩnh vực hình sự và dân sự - đây là những lĩnh vực đặc thù, cơ bản, phổ biến mà QPN dễ bị xâm hại. Trong giới hạn nội dung nói trên, cơ chế bảo vệ QPN được nhìn nhận từ góc độ của khoa học pháp lý - cơ chế pháp lý. Luận án đặc biệt chú trọng nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án và thực tiễn hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, nhằm làm rõ cơ chế quốc gia ở Việt Nam về bảo vệ QPN. Trong quá trình nghiên cứu, pháp luật quốc tế và khu vực cũng như thực tiễn hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở một số quốc gia trên thế giới cũng được luận án đề cập ở các mức độ khác nhau. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay), trọng tâm là từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án 4.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của luận án là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lên nin. Luận án tiếp cận nghiên cứu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư duy nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về bản chất của nhà nước và pháp luật, về công lý, quyền con người và vai trò của Tòa án trong bảo vệ quyền con người nói chung, QPN nói riêng. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học của các kết luận nghiên cứu, luận án đồng thời vận dụng một số lý thuyết cơ bản và hiện đại được thừa nhận rộng rãi hiện nay trên thế giới: lý thuyết về phân công lao động quyền lực của Montesquieu, lý thuyết về tiếp cận dựa trên quyền, học thuyết Nhà nước pháp quyền… 3
- 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: được sử dụng chủ yếu từ Chương 1 đến Chương 3 của luận án nhằm làm sáng tỏ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ rõ các khía cạnh lý luận và giải thích rõ thực trạng hoạt động thể hiện vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Kết quả áp dụng phương pháp phân tích hướng tới cung cấp một cách nhìn chính xác, toàn diện, thuyết phục về các khía cạnh nghiên cứu nói trên. - Phương pháp tổng hợp: được sử dụng chủ yếu trong Chương 1, Chương 3, Chương 4 của luận án nhằm đưa ra các kết luận khoa học về tình hình nghiên cứu đề tài luận án, về toàn cảnh bức tranh đa chiều phản ánh vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam, về những quan điểm và giải pháp tổng thể nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng ở Chương 2, Chương 3 để xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới liên quan đến QPN và cơ chế bảo vệ QPN thông qua hoạt động Tòa án, từ đó góp phần xây dựng luận cứ xác thực cho các giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp (phân tích vụ việc/ bản án): được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 bằng việc lựa chọn một số vụ việc điển hình trong hoạt động của Tòa án liên quan đến việc bảo vệ QPN bị xâm hại để phân tích, đánh giá, xác định rõ bản chất vụ việc, phương thức giải quyết của Tòa án và hiệu quả tác động đến mục tiêu bảo vệ QPN ở Việt Nam. Áp dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp góp phần minh chứng và tăng tính thuyết phục của các nhận định, kết luận của luận án, đồng thời bổ trợ cho những lý lẽ, luận giải và kiến nghị của luận án. - Phương pháp diễn giải, quy nạp: được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 và Chương 4 của luận án để khẳng định nhận thức của tác giả luận án về các khía cạnh lý luận cơ bản liên quan đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, xác định các phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp lịch sử: được sử dụng tại Chương 1, Chương 2, Chương 3 của luận án nhằm tìm hiểu, phân tích lịch sử nghiên cứu các nội dung liên quan đến chủ đề luận án, quá trình phát triển nhận thức lý luận và pháp luật về vai trò, phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, một số kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới gắn với cơ chế bảo vệ QPN và Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. 4
- 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình đầu tiên tiến hành tổng hợp tương đối đầy đủ, cập nhật hoạt động nghiên cứu khoa học về cơ chế bảo vệ QPN và Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam, nhận diện rõ trạng thái hiện hành của vấn đề nghiên cứu (những nội dung khoa học đã đạt được sự thống nhất, những nội dung khoa học còn đang tranh luận, những nội dung khoa học chưa được đề cập giải quyết), qua đó góp phần xây dựng định hướng nghiên cứu của khoa học pháp lý về bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, QPN nói riêng ở Việt Nam hiện nay. - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh lý luận và pháp lý liên quan đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. Luận án đưa ra quan điểm độc lập về khái niệm, đặc điểm, vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, chỉ ra các phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, luận chứng đầy đủ về nhu cầu và thực tiễn điều chỉnh pháp luật liên quan đến hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN trên phạm vi quốc tế và ở Việt Nam. - Luận án là công trình nghiên cứu công phu về thực trạng Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Luận án xây dựng được bức tranh nhiều chiều, đa màu về hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, luận án đã phát hiện và chỉ ra một cách đầy đủ những hạn chế, bất cập của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. - Luận án là công trình nghiên cứu nghiêm túc về phương hướng và giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Đóng góp quan trọng về mặt khoa học của luận án nằm ở hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi, có giá trị ứng dụng cao đối với mục tiêu bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đưa ra góc nhìn đa chiều, toàn diện về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN; xây dựng khung lý thuyết cơ bản về cơ chế bảo vệ QPN và cơ chế Tòa án bảo vệ QPN; cung cấp những luận cứ khoa học cơ bản cho việc xây dựng chính sách pháp luật và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QPN thông qua hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. - Về mặt thực tiễn, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực khoa học Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự… Các quan điểm khoa học và giải pháp do luận án xây dựng có thể được vận dụng trong quá trình hoạt động của các cơ quan hoạch định chính sách pháp luật, Tòa án các cấp trong hệ thống Tòa án Việt Nam cũng như các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm bảo đảm, bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. 5
- 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ Chương 3: Thực trạng Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam Chương 4: Phương hướng và giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ Ở trong nước Chủ đề: “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, trên phương diện lý luận đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện bình đẳng giới trong ngành Tòa án nhân dân do TAND tối cao thực hiện. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2016), Bảo đảm quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay do Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện. - Sổ tay Thẩm phán năm 2023 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý của cuốn Sổ tay Thẩm phán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), - Sách “Công ước của Liên Hợp Quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ” do TS. Dương Thanh Mai chủ biên (2004). - Sách “Quyền con người trong thi hành công lý: Sổ tay về quyền con người dành cho Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư” do Vụ hợp tác quốc tế, TAND tối cao biên dịch (2010). - Sách “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người ” do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (2011). - Sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị ” do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (2011). 6
- - Sách “Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính” do GS.TSKH. Đào Trí Úc - PGS.TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên (2014). - Sách "Quyền con người" do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên (2015). - Sách "Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội hướng tới chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ" do GS.TS. Võ Khánh Vinh và GS.TS. Nguyễn Hữu Minh đồng chủ biên (2016). - Bộ tài liệu tập huấn “Quyền và giới tại Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2015). - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo đảm quyền và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức tháng 10/2016. Ngoài ra, còn có một số lượng đáng kể các bài báo khoa học được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành đã tập trung giải mã một hoặc một số vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề của luận án. Có thể kể đến nhóm các bài báo nghiên cứu về QPN như: Bài báo của tác giả Lưu Bình Nhưỡng, Tổng quan về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam, Bài báo của tác giả Chu Mạnh Hùng, Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam, Tạp chí Luật học (2010); Bài báo của tác giả Ngô Vương Anh, Quyền của phụ nữ Việt Nam nhìn từ lịch sử đến đương đại, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam (2013)... Bài “Quyền của phụ nữ các nước ASEAN dưới góc độ so sánh luật” của tác giả Vũ Thị Lan Anh; bài “Cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người của phụ nữ trong khuôn khổ ASEAN” của tác giả Chu Mạnh Hùng và Nguyễn Thị Hồng Yến; bài Quyền dân sự và quyền kinh tế của phụ nữ ở nước Cộng hòa Indonesia của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà; và các bài báo đăng rải rác trên các tạp chí: bài báo của tác giả Trần Thị Huệ, “Một số khía cạnh pháp lý về quyền của phụ nữ ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Tạp chí Luật học (2/1011); bài báo của tác giả Lê Thị Anh Đào, Quyền của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS dưới góc độ luật quốc tế, Tạp chí Luật học (6/2013); bài báo của tác giả Vũ Thị Lan Anh, “Quyền của phụ nữ và pháp luật hiện hành bảo vệ quyền của phụ nữ tại Ấn Độ”, Tạp chí Nghề Luật (11/2014)... 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện bình đẳng giới trong ngành Tòa án nhân dân do TAND tối cao thực hiện. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2016), Bảo đảm quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay do Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện. 7
- - Sách “Công ước của Liên Hợp Quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ” do TS. Dương Thanh Mai chủ biên, xuất bản năm 2004. - Sách: Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính do GS.TSKH. Đào Trí Úc - PGS.TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên, xuất bản năm 2014. - Kỷ yếu Hội thảo: Đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án dân sự, hình sự liên quan đến phụ nữ, trẻ em trong giai đoạn 2001 - 2004 của Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao (2005). - Kỷ yếu Hội thảo: Bình đẳng giới trong hệ thống Tòa án Việt Nam và trong hoạt động xét xử do TAND tối cao tổ chức (2009). Nghiên cứu thực tiễn pháp luật và hoạt động của Tòa án bảo vệ QPN ở Việt Nam được thể hiện bằng hình thức bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học còn khá hạn chế, thể hiện qua số lượng khiêm tốn của các công trình được công bố theo hướng này: Bài báo của tác giả Bùi Thị Đào, Pháp luật Việt Nam với việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo CEDAW, Tạp chí Luật học (3/2006); bài báo của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Pháp luật Hình sự và Tố tụng hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ, Tạp chí Nghiên cứu Luật học (3/2008); bài báo của tác giả Phan Chí Hiếu, Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em và công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân, Tạp chí Thông tin khoa học xét xử (3/2008); bài báo của tác giả Phùng Trung Tập, Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (5/2012);... Bên cạnh đó, một số bài báo theo hướng nghiên cứu thực tiễn pháp luật nước ngoài về QPN như: bài báo của tác giả Dương Tuyết Miên: Pháp luật hình sự Lào với việc bảo vệ quyền của người phụ nữ, Tạp chí Luật học (2/2010); bài báo của tác giả Nguyễn Tuyết Mai: Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình ở Singapore nhìn từ góc độ bảo vệ quyền của phụ nữ, Tạp chí Luật học (2/2010); ... Từ kết quả nghiên cứu nhóm luận án, luận văn này cho thấy, chủ đề bảo vệ QPN thường được tìm hiểu, tiếp cận theo hướng nghiên cứu chính là bảo vệ quyền con người. Nhóm luận án, luận văn đã chỉ ra một số vấn đề thực tiễn về bảo vệ QPN, thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đến việc vận dụng lý luận cơ bản về bảo vệ QPN vào thực tiễn, đánh giá tác động của việc áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể nhằm bảo vệ QPN… 1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay - Sách: Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính do GS.TSKH. Đào Trí Úc - PGS.TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên, xuất bản năm 2014. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2016), Bảo đảm quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay do Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện. 8
- - Bài viết: Hoàn thiện pháp luật về quyền bảo vệ đời tư, quyền tiếp cận thông tin, giám sát trực tiếp của người dân trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam của tác giả Phan Thị Lan Phương, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 08 (408), tháng 4/2020. - Bài viết: Bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng của phụ nữ đăng trên web: https://nhandan.com.vn/chuyen-de-cuoi-tuan/bao-dam-quyen-tiep- can-binh-dang-cua-phu-nu-275756 của tác giả Phan Thị Thùy Trâm. - Bài viết: Bình đẳng giới và xã hội hiện đại, đăng trên trang web: https://tcnn.vn/news/detail/45939/Binh-dang-gioi-va-xa-hoi-hien-dai.html năm 2020, - Bài viết: Hoàn thiện luật thi hành án hình sự nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người của phạm nhân của tác giả Bùi Xuân Phái, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1(377)- kỳ 1, tháng 1/2019. - Bài viết: Bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ trong thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của tác giả Vũ Ngọc Bình, Tạp chí dân số kế hoạch hóa gia đình số 9/2018, - Bài viết: Nguyên tắc “Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà và Vũ Hoàng Anh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 13 (413), tháng 7/2020. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Cùng với lịch sử của phong trào nữ quyền bắt đầu từ thế kỷ XVIII, tư tưởng về nữ quyền đã được phản ánh rất sớm trong các tác phẩm về QPN. Kể từ năm 1792, với “Bản chứng minh các quyền của Phụ nữ” của bà Mary Wollstonecraft được coi là bản Tuyên ngôn nữ quyền đầu tiên. Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về QPN và cơ chế bảo vệ QPN, được công bố dưới dạng các sách chuyên khảo, bài báo khoa học, bao gồm các tác phẩm: Kerr J (ed), Our by Rights: Women’s Rights as Human Rights (Quyền của chúng ta: Quyền của phụ nữ là Quyền con người), Zed Books and North - South Institute, 1993; Caroline Sweetman, Women and Rights (Phụ nữ và Quyền), Oxfam UK and Ireland, 1995; Andrew Byrnes, Jane Connors, Lum Bik, Advancing the human rights of Women: Using international human rights standards in domestic litigation (Thúc đẩy quyền con người của Phụ nữ: Sử dụng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế trong tranh tụng trong nước), The commonwealth Secretariat, 10/1997; Mechanisms for advancing women’s human rights: A guide to using the Optional Protocol to CEDAW and other international complaint mechanisms (Các cơ chế thúc đẩy quyền con người của phụ nữ: Hướng dẫn sử dụng cho Công ước CEDAW và các cơ chế khiếu nại quốc tế khác), Australian Human Rights Commission, 2011; Haleema Sadia, Rukhsana Shaheen Waraich, Sadia Halima, Cedaw & 9
- Woman's Right to Work in Islamic Law (Cedaw & Quyền làm việc của phụ nữ trong luật Hồi giáo), Journal of Social Science and Humanities, Vol. 30 (2), 8/2022; Liên Hiệp Quốc, Women’s Rights are Human Rights (Quyền của phụ nữ là quyền con người), 2014…; và một số bài viết đáng chú ý là: Joan McFarland, From Feminism to Women’s Human Rights: The Best Way Forward? (Từ nhân quyền đến quyền của phụ nữ: Con đường tốt nhất phải theo?), Atlantis, Volume 22.2 Sring/Summer 1998; Camila Ida Ravnbol, The Human Rights of Minority Women: Romani Women’s Rights from a Perspective on International Human Rights Law and Politics (Các quyền con người của phụ nữ thiểu số: Các quyền của phụ nữ La-tinh từ quan điểm về luật nhân quyền quốc tế và chính trị), International Journal on Minority and Group Rights 17 (2010) ); Mulki Al-Sharmani, Legal Reform, Women's Empowerment and Social Change: The Case of Egypt (Cải cách pháp lý, trao quyền cho phụ nữ và thay đổi xã hội: Trường hợp của Ai Cập), IDS Bulletin Volume 41 (2), 3/2010; Lisa Reinsberg, Protecting Women’s Rights: International Law and Advocacy (Bảo vệ Quyền của Phụ nữ: Luật pháp Quốc tế và Vận động chính sách), báo cáo trình bày tại Trung tâm tài nguyên tư pháp quốc tế (International Justice Resource Center) San Francisco, California ngày 19/6/2014; Eghosa Osa Ekhator, Women and the Law in Nigeria: A Reappraisal (Phụ nữ và Luật pháp ở Nigeria: Đánh giá lại), Journal of International Women’s Studies, 16 (2), (01/2015) 285-296; Gurpinder Kumar, Indian Constitution, women's rights and empowerment: A gender perspective (Hiến pháp Ấn Độ, quyền và trao quyền cho phụ nữ: Một góc nhìn về giới), Indian Journal of Social Research Vol.62(1+2), (1-4/2021), 69-85 … Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu những khía cạnh lý luận và thực tiễn về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, được trình bày dưới dạng ấn phẩm là các sách chuyên khảo, báo cáo, bài nghiên cứu, bao gồm: Sách "Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ (Fundamental of Amerian Law)" do Khoa Luật trường Đại học New York biên soạn, do Alan B.Morrison chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia (2007). Báo cáo Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam (10/2013), của nhóm chuyên gia đánh giá của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC). Báo cáo của Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển, Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2012 Bình đẳng giới và phát triển - Tổng quan, 2010; Thông cáo báo chí của UN Women, Justice still out of reach for thousands of women in South Asia (Công lý vẫn ngoài tầm với của hàng nghìn phụ nữ ở Nam Á), 7/2011; Báo cáo của Simone Cusack, Eliminating judicial stereotyping Equal access to justice for women in gender-based violence cases, Final paper, Submitted to the Office of the High Commissioner for Human Rights (Xóa bỏ định kiến tư pháp 10
- Tiếp cận công lý bình đẳng cho phụ nữ trong các vụ bạo lực trên cơ sở giới, Báo cáo cuối cùng, trình lên Văn phòng Cao ủy Nhân quyền),6/2014; Edwin Cameron, Judicial Accountability in South Africa (Trách nhiệm tư pháp ở Nam Phi), South African Journal on Human Rights, Vol.6 (2), 1990; Muhammad Jum'at Dasuki, Women's Right in Islamic Law of Inheritance: Justification and Illustration (Quyền của phụ nữ trong Luật thừa kế Hồi giáo: Biện minh và minh họa), Burjis, Vol.9 (2),7-12/2022; Adv.Anat Thon Ashkenazy, The Ramifications of the Judicial Reform for the Status of Women in Israel (Hệ quả của cải cách tư pháp đối với vị thế của phụ nữ ở Israel), đăng trên tạp chí The Israel Democracy Institute online ngày 05/3/2023 https://en.idi.org.il/articles/48099; Sri Mardiana Joisangadji, Faissal Malik, Suwarti, Fulfillment of Women Prisoner's Rights (Case Study of Class II B Penitentiary in North Maluku) (Thực hiện các quyền của tù nhân nữ (Nghiên cứu điển hình về Trại giam loại II B ở Bắc Maluku), Journal of Social Science, Vol.04 (02), 3/2023 ; Các nghiên cứu được trình bày tại các hội thảo: Hội thảo tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên Việt Nam của Giáo sư/ Thẩm phán Kim Jung Min, Viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp Hàn Quốc, Thực trạng và xu hướng xét xử hôn nhân và gia đình tại Hàn Quốc, ngày 01/7/2014; Hội thảo tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên Việt Nam của Giáo sư/ Thẩm phán Cho Soon-pyo, Viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp Hàn Quốc, Cơ cấu tổ chức và thực tiễn xét xử của Tòa án gia đình Hàn Quốc, ngày 09/6/2015; Hội thảo tìm hiểu về Tòa án gia đình của Nhật Bản, do Tòa án nhân dân tối cao và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức, 12/2014... Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu phát hành dưới dạng sổ tay, cẩm nang hướng dẫn về QPN và bảo vệ QPN do Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế về nhân quyền thực hiện, bao gồm: Equality for Women: A Handbook for NHRIs on Economic, Social and Cultural Rights (Bình đẳng cho phụ nữ: Sổ tay cho các cơ quan nhân quyền quốc gia về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá), Trung tâm quốc tế về giáo dục quyền con người Equitas, xuất bản năm 2008; Handbook for Legislation on Violence against Women (Sổ tay pháp luật về bạo lực đối với phụ nữ), Ban Kinh tế - Xã hội, Liên Hiệp quốc, xuất bản năm 2009; Mechanisms for advancing women’s human rights: A guide to using the optional protocol to Cedaw and other international complaint mechanisms (Cơ chế thúc đẩy quyền con người của phụ nữ: Hướng dẫn sử dụng giao thức tùy chọn cho Cedaw và các cơ chế khiếu nại quốc tế khác), Ủy ban nhân quyền Australian, xuất bản năm 2011; Supplement to the Handbook for legislation on violence against Women:"Harmful Pratices" against Women (Bổ sung cho Sổ tay pháp luật về bạo lực đối với phụ nữ: "Hành vi xâm phạm" đối với phụ nữ), UN Women, New York, 2012; Cedaw Casebook an analysis of case law in 11
- Southeast Asia (Phân tích các trường hợp luật theo Cedaw ở Đông Nam Á), UN Women, 2016; Women's access to Justice: A guide for legal practitioners (Tiếp cận Tư pháp của Phụ nữ: Hướng dẫn dành cho những người hành nghề luật), European Union and the Council of Europe, 10/2018… Thứ tư, nhóm luận án, luận văn nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đáng chú ý như: Luận án tiến sĩ luật học Protection of women’s rights in Bangladesh: a legal study in an internationals and comparative perspective (Bảo vệ quyền của phụ nữ ở Băng la des: nghiên cứu pháp lý trên cơ sở quốc tế và so sánh) của Afroza Begum, Đại học Wollongong University năm 2004; Luận án tiến sĩ luật học Protection of Women’s Human Rights Role of Judiciary in India (Bảo vệ quyền con người của phụ nữ Vai trò của ngành tư pháp ở Ấn Độ) của Haider Ali, Đại học Aligarh Muslim University, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học Indonesian Law and Policy on Rape: Paralegals and Access to Justice for Rape Victims (Luật pháp và chính sách của Indonesia về hiếp dâm: Trợ lý pháp lý và tiếp cận công lý cho các nạn nhân bị hiếp dâm) của Dewi Novirianti, Đại học Lund University, 2010; Luận văn thạc sĩ Legal and Policy Framework for Gender Equality and Women’s Empowerment: A Critical Analysis of the Third Millennium Development Goal in Liberia (Khung pháp lý và chính sách về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ: Phân tích quan trọng về Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ ba ở Liberia) của Jerry Calson Kammah, Đại học Malmo University, 2014; Luận án tiến sĩ triết học Law and the Protection of Women from violence in Jordan (Khung pháp lý và chính sách về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ: Phân tích quan trọng về Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ ba ở Liberia) của Zainab Nimer Khashman, Trường luật Sussex Law School, Đại học University of Sussex, 2018... 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài luận án 1.2.1. Những kết quả đã có và được kế thừa trong luận án Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã công nhận QPN là một thuật ngữ để chỉ các QPN với tư cách là một con người và được xem xét thông qua lăng kính giới.. Thứ hai, trong các cơ quan thực hiện bảo vệ QPN thì Tòa án là cơ quan truyền thống thực hiện nhiệm vụ này, khi QPN bị vi phạm hoặc có nguy cơ bị vi phạm thì Nhà nước thông qua hoạt động của Tòa án để bảo vệ cho nó được nguyên vẹn, khôi phục lại hiện trạng. Thứ ba, có rất nhiều cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau về cơ chế bảo vệ QPN bằng Tòa án, song nhìn chung, các tác giả đã đưa ra một số lĩnh vực cơ bản mà QPN hay bị xâm phạm đó là: Lĩnh vực dân sự; lĩnh vực hình sự; lĩnh vực hôn nhân và gia đình và lĩnh vực lao động. 12
- Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế bảo vệ QPN bằng Tòa án ở Việt Nam trong những năm gần đây đã mang lại những thành tựu khá lớn, bảo đảm sự công bằng cho người phụ nữ, các vụ việc giải quyết liên quan đến phụ nữ đều khách quan, minh bạch và thời gian giải quyết nhanh, đúng hạn… Thứ năm, các giải pháp tăng cường vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam đều nhấn mạnh cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện pháp luật về QPN, bảo vệ QPN; 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Một là, phân tích, đưa ra quan điểm khoa học về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN, trong đó tập trung xây dựng các khái niệm công cụ Hai là, mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ về thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Thứ ba, luận án xác định phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu Quyền của phụ nữ và bảo vệ QPN nói chung, Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN nói riêng là vấn đề được cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân chủ đặc biệt quan tâm, thể hiện thông qua hoạt động điều chỉnh pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể diễn ra một thực tế là QPN chưa được bảo vệ một cách hiệu quả trong những không gian và lĩnh vực nhất định. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN cần được nhận thức như thế nào? Câu hỏi này liên quan đến những nội dung cần làm rõ: Quyền của phụ nữ là gì? Cơ chế bảo vệ QPN được hiểu thế nào và có những cơ chế nào? Quan niệm như thế nào về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN? Tòa án có vai trò gì trong cơ chế bảo vệ QPN? Tòa án thông qua phương thức nào để bảo vệ QPN? - Thực tiễn điều chỉnh pháp luật và thực trạng hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Câu hỏi này gắn với một số yêu cầu cần giải mã: Trạng thái của chính sách và pháp luật thực định ở Việt Nam về QPN và bảo vệ QPN như thế nào? Thực tiễn hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam có những ưu điểm, hạn chế gì? Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế là gì? Những vấn đề pháp lý nào đang đặt ra hiện nay? - Cần những giải pháp nào nhằm bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? 13
- Câu hỏi này liên quan đến những nội dung cần làm rõ: Nhu cầu bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Những phương hướng chủ yếu là gì? Cần thiết kế các nhóm giải pháp và xây dựng nội dung của từng nhóm giải pháp như thế nào? KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay”, có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Nghiên cứu đề tài thể hiện tính cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng những đòi hỏi về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và nhu cầu của quá trình hội nhập. 2. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất cách hiểu về khái niệm cũng như đặc trưng của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. Tuy có nhiều cơ chế bảo vệ QPN khác nhau nhưng với vai trò là cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền thì Tòa án là cơ chế hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ QPN. 3. Mặc dù, các công trình nghiên cứu đã thống nhất với nhau về một số vấn đề liên quan đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN nhưng vẫn còn những vấn đề tranh luận, chưa thống nhất, có nhiều ý kiến khác biệt xung quanh ý tưởng đổi mới hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. 4. Trên cơ sở những quan điểm chưa thống nhất, còn tranh luận, tác giả xác định một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, đồng thời nêu giả thuyết nghiên cứu và đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu cụ thể nhằm định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án. 5. Thông qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, phân tích cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án, có thể khẳng định rằng, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” như cách tiếp cận của đề tài, việc nghiên cứu đề tài “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” rất có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, các công trình nghiên cứu đã nói trên là tài liệu rất quý giá cho tác giả tham khảo, phục vụ nghiên cứu của mình. 14
- Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÒA ÁN TRONG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.1.1. Khái niệm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.1.1.1. Quyền của phụ nữ Quyền của phụ nữ trước hết là quyền của con người, đó là những quyền tự nhiên, vốn có thuộc về con người mà nếu như không có nó, người ta không thể sống như một con người. Tuy nhiên, người phụ nữ với những đặc điểm gắn liền với giới tính tự nhiên thì ngoài quyền con người nói chung họ còn có những quyền gắn với thiên chức của mình như quyền làm mẹ, quyền được bảo vệ với tư cách là nhóm người dễ bị tổn thương...mà người phụ nữ phải được hưởng. 2.1.1.2. Cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ Để đưa ra khái niệm cơ chế bảo vệ QPN, cần làm rõ hai thuật ngữ pháp lý. Thứ nhất, thuật ngữ "Bảo vệ QPN" Thứ hai, thuật ngữ "cơ chế" và "cơ chế pháp lý" Và trên thực tế, cơ chế bảo vệ QPN có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. 2.1.1.3. Nhận diện Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN có thể hiểu đồng nghĩa với cơ chế Tòa án bảo vệ QPN (cơ chế bảo vệ QPN bằng Tòa án). Đó là việc Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật thực hiện việc xử lý các hành vi xâm phạm đến QPN và giải quyết các tranh chấp liên quan đến QPN trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm bảo vệ QPN, qua đó thể hiện khả năng của Tòa án đối với việc bảo vệ QPN cũng như vị thế, mối quan hệ của Tòa án với các yếu tố khác trong cơ chế bảo vệ QPN. 2.1.2. Đặc điểm của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.1.2.1. Tòa án giữ vị trí trung tâm trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.1.2.2. Hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ mang tính độc lập cao, chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật và thể hiện ở phán quyết có tính cưỡng chế mạnh mẽ 15
- 2.1.2.3. Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ có phạm vi hoạt động bảo vệ quyền của phụ nữ diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội khi xuất hiện hành vi xâm hại quyền 2.1.2.4. Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ chịu sự tác động từ những đặc thù cố hữu thuộc về cách thức hoạt động của Tòa án 2.1.3. Vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.1.3.1. Tòa án trừng phạt người có hành vi phạm tội xâm hại quyền của phụ nữ, bảo vệ sự tự do và an toàn cá nhân của phụ nữ 2.1.3.2. Tòa án giúp khôi phục các quyền của phụ nữ bị xâm hại và bảo đảm việc thực hiện các quyền đó trên thực tế 2.1.3.3. Tòa án góp phần khắc phục nguy cơ xâm hại các quyền của phụ nữ 2.1.3.4. Tòa án góp phần bảo vệ các giá trị quyền con người mà phụ nữ được thụ hưởng thông qua hoạt động hoàn thiện pháp luật, phát triển án lệ 2.1.3.5. Tòa án đảm bảo hiệu lực hoạt động của cơ chế tổng thể về bảo vệ quyền của phụ nữ 2.2. Phương thức hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.2.1. Tòa án bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua hoạt động xét xử Tòa án luôn là cơ quan có chức năng xét xử. Tòa án có quyền xét xử mọi hành vi vi phạm pháp luật và mọi tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực xã hội từ các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, thương mại, lao động...cho đến các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền bị xâm hại. Vì vậy, xét xử là phương thức hoạt động đặc trưng và chủ đạo để Tòa án bảo vệ QPN. 2.2.2. Tòa án bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua hoạt động tuân thủ các thủ tục tố tụng xét xử và giám sát các thủ tục tố tụng tiền xét xử, ngăn ngừa việc vi phạm quyền của phụ nữ từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng. Với việc tuân thủ các quy trình thủ tục xét xử, Tòa án tự mình giới hạn sự lạm quyền. Việc Tòa án tự mình tuân thủ và bảo đảm cho các cơ quan, người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các thủ tục xét xử từ giai 16
- đoạn tiền xét xử là một phương thức hoạt động quan trọng để bảo vệ các quyền con người nói chung, QPN nói riêng trước sự xâm hại quyền của họ từ những cá nhân, thiết chế có quyền và sức mạnh. 2.2.3. Tòa án bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua hoạt động giáo dục pháp luật và xây dựng án lệ Ý thức tôn trọng và bảo vệ các QPN của các cá nhân, tổ chức trong xã hội là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả bảo vệ QPN. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục pháp luật, tạo lập ý thức pháp luật và văn hoá nhân quyền của các tầng lớp xã hội. Hoạt động này thể hiện trên hai phương diện. 2.2.4. Tòa án bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua hoạt động bảo đảm quyền tiếp cận công lý của phụ nữ, bảo đảm cho phụ nữ chủ động thực hiện quyền trong quá trình tố tụng 2.3. Các yếu tố tác động đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.3.1. Yếu tố nhận thức 2.3.2. Yếu tố pháp luật 2.3.3. Yếu tố năng lực của Tòa án 2.3.4. Yếu tố xã hội 2.4. Chuẩn mực pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền của phụ nữ và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.4.1. Chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền của phụ nữ 2.4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ 2.4.2.1. Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Tòa án gia đình 2.4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng án lệ trong bảo vệ quyền của phụ nữ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Với những khía cạnh lý luận được làm sáng tỏ từ việc nghiên cứu các nội dung tại Chương 2, luận án đã có đủ tiền đề nhận thức để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. 17
- Chương 3 THỰC TRẠNG TÒA ÁN TRONG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát về Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam 3.1.1. Hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền của phụ nữ và chức năng, thẩm quyền của Tòa án trong bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam 3.1.1.1. Hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam Ở Việt Nam, nhiệm vụ bảo vệ QPN được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức, bao gồm cả những cơ quan, tổ chức chung trong việc bảo vệ quyền con người và những cơ quan, tổ chức hoạt động với tính cách là thiết chế chuyên biệt bảo vệ QPN. 3.1.3.2. Chức năng, thẩm quyền của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam 3.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam 3.1.2.1. Quy định pháp luật về nội dung quyền của phụ nữ ở Việt Nam 3.1.2.2. Quy định pháp luật về thủ tục tố tụng bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam 3.2. Kết quả hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam 3.2.1. Bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua hoạt động xét xử của Tòa án 3.2.1.1. Bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án Theo thống kê của TAND tối cao, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, số vụ án hình sự được hệ thống TAND thụ lý giải quyết là rất lớn và theo chiều hướng tăng dần. Trong số đó, các vụ án có bị hại là phụ nữ chiếm tỷ lệ đáng kể, trong khi tỷ lệ phụ nữ phạm tội thấp hơn nhiều so với nam giới (khoảng 5- 10% tội phạm). Bảng tổng hợp số liệu số lượng bị cáo nữ / tổng số vụ án xét xử và số bị cáo từ năm 2018 đến 2022 Năm Vụ Bị cáo Bị cáo là nữ 2018 58587 98508 5138 2019 62514 104180 5260 2020 64086 110581 5494 2021 66601 115605 5705 2022 69081 128350 6288 Tổng 320869 557224 27885 Nguồn: Tòa án Nhân dân tối cao (Số bị cáo nữ được Tòa án địa phương thống kê theo phần mềm thống kê) xem chi tiết các năm phụ lục 1 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn