BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ<br />
TRÊN SƯỜN DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN HUẾ, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO<br />
VÀ PHÒNG CHỐNG PHÙ HỢP<br />
Ngành: Kỹ thuật địa chất<br />
Mã số: 62520501<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT<br />
<br />
Hà Nội - 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa chất công trình;<br />
Khoa Địa chất; Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học<br />
1. PGS.TS Tạ Đức Thịnh,<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
2. GS.TSKH Nguyễn Thanh,<br />
Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Huy Phương<br />
Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Hữu Sy<br />
Trường Đại học Thủy Lợi<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Phan Sỹ Thanh<br />
Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại<br />
Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội<br />
hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết<br />
Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế (QT-TTH) chiếm hơn 2/3 diện<br />
tích lãnh thổ, với địa hình quanh co, nhiều đèo dốc, cùng với chế độ khí hậu<br />
nhiệt đới ẩm gió mùa, vào mùa mưa lũ thường xảy ra quá trình dịch chuyển đất<br />
đá trên sườn dốc (SD), đủ mọi quy mô và chủ yếu tập trung vào các tuyến<br />
đường giao thông, nhất là đường HCM và mái dốc các công trình thuỷ công.<br />
Quá trình dịch chuyển đất đá (DCĐĐ) trên mái dốc (MD) đã phá huỷ<br />
taluy, nền đường, làm ách tắc giao thông, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.<br />
Thế nhưng các nghiên cứu quá trình DCĐĐ trên SD, MD vùng QT-TTH còn rất<br />
ít, nhiều vấn đề về bản chất, nguyên nhân, điều kiện, động lực, quy luật, phân<br />
loại,… cũng như phương pháp dự báo, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do quá<br />
trình DCĐĐ gây ra chưa được nghiên cứu thấu đáo. Vì vậy, việc chọn đề tài<br />
luận án là rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao (hình 1).<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế<br />
2. Mục đích<br />
- Xác định được hiện trạng, nguyên nhân, động lực và quy luật phân bố,<br />
phát triển các quá trình DCĐĐ trên SD vùng đồi núi QT-TTH.<br />
- Thành lập bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ trượt lở đất đá (TLĐĐ)<br />
trên SD vùng đồi núi QT-TTH và đề xuất các giải pháp phòng chống (GPPC)<br />
phù hợp, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là môi trường tự nhiên - kỹ thuật (TN-KT) vùng<br />
đồi núi QT - TTH, trọng tâm là SD, MD và quá trình DCĐĐ trên chúng (chủ<br />
yếu là trượt lở). Trong đó, quan điểm SD trong luận án bao gồm cả SD tự nhiên<br />
<br />
2<br />
<br />
và nhân tạo (mái dốc) với cách tiếp cận sườn dốc chủ yếu hình thành do các<br />
nguyên nhân tự nhiên và mái dốc cơ bản hình thành nên do tác động của con<br />
người (chủ yếu hoạt động xây dựng đường)<br />
- Phạm vi nghiên cứu bao gồm vùng đồi núi QT - TTH với độ cao > 50m.<br />
Chiều sâu nghiên cứu trên dưới 50m tính từ mặt đất tự nhiên đến tầng đất đá<br />
tương đối ổn định bên dưới.<br />
4. Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu tổng quan về hiện tượng DCĐĐ trên sườn dốc, mái dốc.<br />
- Nghiên cứu đặc điểm môi trường TN - KT vùng đồi núi QT - TTH.<br />
- Nghiên cứu quá trình DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi QT - TTH.<br />
- Dự báo nguy cơ phát sinh DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu, đề xuất GPPC DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi QT - TTH.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thu thập, kế thừa, phân tích, tổng hợp có chọn lọc các thông tin, kết quả<br />
nghiên cứu; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp chuyên gia; phương<br />
pháp phân tích ảnh viễn thám; phương pháp mô hình toán - bản đồ;...<br />
6. Những điểm mới của luận án<br />
- Phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường TN - KT và ảnh hưởng của nó<br />
đến sự hình thành các quá trình DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi QT - TTH.<br />
- Đề xuất phân loại các quá trình dịch chuyển đất đá trên sườn dốc, mái dốc<br />
vùng đồi núi QT - TTH.<br />
- Vận dụng thành công phương pháp mô hình toán - bản đồ có sự trợ giúp<br />
của công nghệ GIS để đánh giá cường độ hoạt động DCĐĐ trên sườn dốc vùng<br />
đồi núi QT-TTH trên cơ sở xây dựng hệ thống đa chỉ tiêu môi trường TN-KT.<br />
7. Những luận điểm bảo vệ<br />
Luận điểm 1: Quá trình DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi QT - TTH là kết<br />
quả tương tác giữa các yếu tố môi trường tự nhiên và hoạt động kinh tế - xây<br />
dựng, trong đó hoạt động xây dựng đường giao thông và mưa cường độ cao kéo<br />
dài là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt các quá trình sườn dốc.<br />
Luận điểm 2: Hiện tượng TLĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi QT-TTH có<br />
môi trường TN - KT đa dạng, phức tạp hoàn toàn có thể đánh giá, dự báo bằng<br />
mô hình toán - bản đồ với sự trợ giúp của công nghệ GIS theo 5 cấp độ từ rất<br />
yếu đến rất mạnh. Trong đó, cường độ trượt lở đất đá từ mạnh đến rất mạnh<br />
chiếm 44,58%, tập trung chủ yếu trên mái dốc đường giao thông qua các xã<br />
thuộc huyện Hướng Hóa, A Lưới, Nam Đông.<br />
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu quá<br />
trình DCĐĐ trên SD, MD.<br />
- Trên cơ sở dự báo phân vùng nguy cơ dịch chuyển đất đá trên sườn dốc,<br />
đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp phòng chống, giảm<br />
thiểu tác hại do dịch chuyển đất đá gây ra ở vùng đồi núi QT - TTH.<br />
- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tin cậy, có thể tham khảo, sử dụng<br />
trong quy hoạch, khai thác hợp lý lãnh thổ, trong thiết kế, thi công các công<br />
trình, đặc biệt là đường giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm<br />
<br />
3<br />
<br />
bảo ổn định an ninh, quốc phòng vùng nghiên cứu.<br />
9. Cơ sở tài liệu chính của luận án<br />
Luận án được hoàn thành trên cơ sở các tài liệu thu thập được qua 7 đợt<br />
thực địa (tháng 11/2008, 01/2009, 10/2009, 5/2010, 2/2011, 11-12/2013,<br />
1/2014); 3 đề tài nghiên cứu khoa học mà tác giả làm chủ nhiệm (1 đề tài cấp<br />
Bộ, 2 đề tài cấp Trường). Báo cáo khảo sát địa chất dự án bền vững hoá công<br />
trình do mưa lũ gây ra năm 2009 trên đường HCM đoạn từ Quảng Bình đến<br />
Kon Tum; báo cáo khối lượng sụt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh (HCM)<br />
đoạn QT-TTH từ năm 2006 đến 2013; các báo cáo khảo sát địa chất công trình<br />
các điểm sụt trượt đường HCM, quốc lộ 49, 14B, 1A….; cùng với các tài liệu<br />
công bố trong và ngoài nước.<br />
10. Cấu trúc luận án<br />
Nội dung luận án được trình bày trong 5 chương và minh họa bởi 12 bản<br />
đồ, 34 bảng số liệu, 9 hình vẽ và đồ thị, 18 ảnh, 8 phụ lục bảng, 44 phụ lục ảnh,<br />
cùng với 9 bài báo khoa học đã công bố và danh mục 110 tài liệu tham khảo.<br />
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG<br />
DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC, MÁI DỐC<br />
1.1. Tình hình nghiên cứu DCĐĐ trên sườn dốc, mái dốc trên thế giới<br />
Công tác nghiên cứu hiện tượng DCĐĐ thực sự chỉ được triển khai trong các<br />
thế kỷ 15-18, bắt đầu phát triển sâu và rộng hơn vào thế kỷ 19 và đạt tới đỉnh cao<br />
trong thế kỷ 20 cho đến nay. Đáng chú ý hơn cả là các công trình của Dranicov<br />
A.M,1949; Fukuoka M,1953; Popov I.V,1959; Sharpe C.F.S,1938; Terzaghi<br />
K,1950 ; Emelianova E.P,1972; Lomtadze V.D,1982; Seed B,2000, v.v.., của các<br />
tổ chức LHQ như UNESCO ; chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) ; tổ<br />
chức cứu trợ giảm nhẹ thiên tai liên hiệp quốc (UNDRO);… Ngoài việc đề cập<br />
đến vị trí phân bố các SD, MD trượt lở, các nhà khoa học đã tập trung làm sáng tỏ<br />
cơ chế dịch chuyển, đặc điểm địa hình, cấu trúc địa chất, điều kiện địa chất thủy<br />
văn - thuỷ văn, các hoạt động kinh tế - xây dựng (KT - XD) công trình như là các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến động lực và quy luật phát sinh, phát triển DCĐĐ.<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu DCĐĐ trên sườn dốc, mái dốc ở Việt Nam<br />
Ở Việt Nam, DCĐĐ trên SD, MD xảy ra khá phổ biến. Những năm gần<br />
đây, có một số công trình nghiên cứu về TLĐĐ dựa trên các quan điểm tiếp cận<br />
và phương pháp khác nhau. Đáng chú ý là công trình của Viện Địa chất, Viện<br />
khoa học Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận<br />
tải ;... Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng địa chất động lực đã<br />
được công bố của các tác giả: Trần Trọng Huệ, Trần Tân Văn (2006), Đậu Văn<br />
Ngọ (2004), Nguyễn Trọng Yêm (2006), Tạ Đức Thịnh (2007), Đoàn Ngọc<br />
Toản,… Một số đề tài trên quan điểm tiếp cận hệ thống và sử dụng công nghệ<br />
GIS, các phần mềm chuyên dụng để nghiên cứu các tai biến tự nhiên như:<br />
Nguyễn Trọng Yêm, Nguyễn Quốc Thành, Phạm Văn Hùng,.. Dự án hợp tác kỹ<br />
thuật giữa Bộ Giao thông vận tải và JICA “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro<br />
do trượt đất dọc các tuyến giao thông chính tại Việt Nam” do Viện Khoa học &<br />
Công nghệ Giao thông vận tải chủ trì và Đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng<br />
<br />