ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
----------------------------------------------<br />
<br />
ĐẶNG THỊ DIỆU THÚY<br />
<br />
PHONG TỤC, TẬP QUÁN HỒI GIÁO<br />
CỦA CƯ DÂN Ả RẬP KHU VỰC TRUNG ĐÔNG<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học<br />
Mã số: 60 31 06 01<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Văn Doanh<br />
<br />
Hà Nội-2016<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................ 4<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ..................................................................................... 5<br />
3. Nội dung và mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................ 8<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 8<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 8<br />
6. Những đóng góp của luận văn: ................................................................................ 8<br />
7. Bố cục luận văn: ................................................................................................... 9<br />
<br />
NỘI DUNG ...................................................................................................... 10<br />
Chương 1 VÀI NÉT VỀ HỒI GIÁO TẠI TRUNG ĐÔNG<br />
<br />
10<br />
<br />
1.1. Khái quát về địa lý khu vực Trung Đông<br />
<br />
10<br />
<br />
1.2. Tổng quan lịch sử Hồi giáo tại Trung Đông<br />
<br />
11<br />
<br />
1.3. Đức tin và giáo luật Hồi giáo 16<br />
1.3.1. Đức tin của Hồi giáo<br />
<br />
16<br />
<br />
1.3.2 Kinh Qur’an , Hadit , Sunna và luật Shari’ah<br />
1.3.3. Nghĩa vụ của người Hồi giáo:<br />
Tiểu kết chương 1<br />
<br />
17<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Chương 2 PHONG TỤC, TẬP QUÁN LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG CON<br />
NGƯỜI CỦA CƯ DÂN Ả RẬP KHU VỰC TRUNG ĐÔNG Error! Bookmark not defined.<br />
2.1. Một số khái niệm về phong tục, tập quán<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.2. Phong tục tập quán liên quan đến văn hóa vật chất phục vụ đời sống con người<br />
Bookmark not defined.<br />
2.2.1. Ẩm thực<br />
<br />
Error!<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.2.1.1. Thức ăn ........................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1.2 Đồ uống ........................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1.3. Phong cách ẩm thực .......................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2. Trang phục<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
2<br />
<br />
2.2.2.1.Trang phục nam giới: ......................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2.2 Trang phục nữ giới:............................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.3. Nhà ở Error! Bookmark not defined.<br />
Tiểu kết chương hai Error! Bookmark not defined.<br />
Chương 3 PHONG TỤC, TẬP QUÁN LIÊN QUAN ĐẾN VÒNG ĐỜI VÀ LỄ HỘI CỦA CƯ DÂN Ả RẬP KHU<br />
VỰC TRUNG ĐÔNG Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Phong tục, tập quán liên quan đến vòng đời Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.1.Sinh nở, đặt tên, cắt bao qui đầu Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.1.1. Sinh nở: ........................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.1.2. Đặt tên ............................................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.1.3. Cắt bao qui đầu: ............................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.2.Cưới xin Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.2.1. Điều kiện hôn nhân............................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.2.2. Mối quan hệ giữa vợ, chồng ................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.2.2. Phong tục cưới xin : .......................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.3.Tang ma Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Lịch Hồi giáo và lễ hội<br />
3.2.1. Lịch Hồi Giáo<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.2.2. Lễ hội Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.2.1. Eid al-Fittr ....................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.2.2. Eid al-Adha ...................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.2.2. Những ngày lễ khác ........................... Error! Bookmark not defined.<br />
Tiểu kết chương 3<br />
<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
KẾT LUẬN ...................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................. Error! Bookmark not defined.<br />
PHỤ LỤC ẢNH ............................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu rộng và tiến trình đổi mới ngày càng phát<br />
triển, nhằm tăng cường vị thế trên trường quốc tế cũng như vì sự phát triển bền vững của<br />
đất nước, Việt Nam luôn nỗ lực mở rộng quan hệ hợp tác mọi mặt với bạn bè quốc tế<br />
năm châu, trong đó có các nước Trung Đông – nơi thu hút sự quan tâm ngày càng cao<br />
của cộng đồng quốc tế.<br />
Trung Đông là khu vực nằm giữa ngã ba đường thông thương nối liền ba châu lục<br />
lớn Á- Âu- Phi, có vị trí địa chính trị chiến lược, có lịch sử lâu đời với những nền văn<br />
minh nổi tiếng hình thành từ cách đây 5000 năm 13, tr.7. Đây được coi là cái nôi của<br />
đạo Cơ đốc chính thống, đạo Hồi và đạo Do Thái. Hơn thế, khu vực này là nơi tập trung<br />
2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới - nguồn năng lượng quý giá và cần thiết cho quá trình<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mọi quốc gia. Khu vực Trung Đông bao gồm 16 nước<br />
với dân số khoảng 260 triệu người, với mức thu nhập trung bình cao, là một thị trường<br />
lớn về hàng hóa, dịch vụ mà Việt nam có thế mạnh như nông sản, thủy sản, hàng tiêu<br />
dùng, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nhẹ, lao động…<br />
Việt Nam luôn chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước Trung<br />
Đông. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia trong<br />
khu vực Trung Đông; Việt Nam có 9 cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước này và 10<br />
nước trong khu vực đã mở cơ quan đại diện tại Việt Nam. Quan hệ hợp tác ngày càng đi<br />
vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả tuy nhiên kết quả hợp tác đã đạt được còn khiêm tốn<br />
so với tiềm năng hợp tác to lớn và mong muốn của cả hai bên. Một trong những nguyên<br />
nhân quan trọng khiến quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Trung Đông còn ở mức<br />
thấp là sự hiểu biết của người Việt Nam về Trung Đông chưa nhiều. Tài liệu tra cứu<br />
thông tin về các nước Trung Đông, giới thiệu văn hóa, tập tục, tôn giáo, cũng như đặc<br />
điểm chính trị, luật pháp của các quốc gia Trung Đông còn rất sơ sài và chưa có hệ thống.<br />
Đây là một khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu thông tin<br />
hỗ trợ nhằm đánh giá, phân tích tiềm năng thế mạnh của thị trường này. Xuất phát từ thực<br />
4<br />
<br />
trạng và nhu cầu thực tiễn hiện nay, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu về Trung Đông nói<br />
chung, thị trường Trung Đông nói riêng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định<br />
chọn đề tài “Phong tục tập quán Hồi giáo của cư dân Ả rập khu vực Trung Đông”<br />
cho luận văn của mình.<br />
Với mục tiêu trên, luận văn không đặt vấn đề tiếp cận những phong tục tập quán<br />
tại một số nước Trung Đông theo góc nhìn chính trị mà chỉ cung cấp một góc nhìn riêng,<br />
đa chiều về một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với khu vực này, cung cấp các thông tin cần<br />
thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, tìm hiểu cơ hội, đẩy mạnh hoạt động<br />
kinh doanh, xuất khẩu lao động tại Trung Đông cũng như góp phần nâng cao nhận thức<br />
của bạn đọc Việt Nam về khu vực này.<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:<br />
Cho đến nay, sách báo về văn hoá Ả rập nói chung, phong tục tập quán Ả rập nói<br />
riêng tại Việt Nam gần như chưa có. Khi triển khai đề tài luận văn thạc sĩ này, khó khăn<br />
lớn nhất của chúng tôi là việc tìm kiếm các công trình nghiên cứu trong nước về đề tài<br />
này, tuy nhiên, thường thấy nhất và tương đối phong phú là những công trình giới thiệu<br />
tổng quan về lịch sử và văn hóa Hồi giáo nói chung trong đó có đề cập đến khu vực<br />
Trung Đông, nơi ra đời của tôn giáo này. Điểm qua, chúng ta thấy đã có một số tác phẩm<br />
như Mười tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm Xuyên tái bản năm 2011, nhà xuất<br />
bản Chính trị quốc gia – Sự thật, hay cuốn Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam Á<br />
của Ngô Văn Doanh xuất bản năm 2013, nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội hoặc cuốn Cẩm<br />
nang về Trung Đông, Đỗ Đức Hiệp chủ biên, Nhà xuất bản từ điển bách khoa xuất bản<br />
năm 2012…<br />
Các tác phẩm của các nhà nghiên cứu trên thế giới về lịch sử văn minh Ả rập hay<br />
lịch sử khu vực Trung Đông cũng được chọn dịch tại Việt Nam như cuốn Lịch sử văn<br />
minh Ả Rập của Durant Will do Nguyễn Hiến Lê dịch, nhà xuất bản Văn hóa thông tin,<br />
Hà Nội, xuất bản năm 2006 hay cuốn Lịch sử Trung Đông – 2000 năm trở lại đây của tác<br />
giả Lewis Bernard, do Nguyễn Thọ Nhân dịch, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, xuất bản<br />
năm 2008 …<br />
<br />
5<br />
<br />