BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
<br />
BÙI NGUYÊN SƠN<br />
<br />
ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN HOẠCH<br />
ĐỂ GIẢI TOÁN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Phƣơng pháp Toán sơ cấp<br />
Mã số: 60.46.01.13<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
Đà Nẵng – Năm 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRỊNH ĐÀO CHIẾN<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Trương Công Quỳnh.<br />
Phản biện 2: TS. Hoàng Quang Tuyến.<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Phương pháp Toán sơ cấp<br />
tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 08 năm 2016.<br />
<br />
Tìm hiểu luận văn tại:<br />
Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Lý thuyết mở đầu về Phân hoạch tập hợp tỏ ra khá đơn giản,<br />
nhưng những áp dụng của nó rất phong phú. Nhiều bài toán khó<br />
trong các đề thi chọn học sinh giỏi các cấp và Olympic Toán quốc tế<br />
đôi khi được giải quyết khá nhanh gọn và độc đáo nhờ vào việc áp<br />
dụng phương pháp phân hoạch tập hợp. Mà phương pháp ấy đôi khi<br />
cũng “bất quy tắc”.<br />
Các tập hợp khác rỗng A1 , A2 , ... , Ak được gọi là một phân<br />
hoạch của tập hợp A nếu:<br />
A A1 A2 ... Ak ;<br />
<br />
<br />
Ai Aj , i, j 1, 2, ..., k , i j .<br />
<br />
<br />
Mỗi tập con Ai được gọi là một thành phần của phân hoạch.<br />
Trong lý thuyết về phân hoạch tập hợp, việc phân hoạch trên<br />
những tập rời rạc, đặc biệt trên tập số nguyên đóng một vai trò quan<br />
trọng. Nhiều kết quả cổ điển xuất sắc đã ra đời từ lý thuyết này.<br />
Những kết quả ấy còn độc đáo ở chỗ việc chứng minh chúng nhiều<br />
khi chủ yếu chỉ sử dụng một số tính chất cơ bản của Số học cùng với<br />
những suy luận logic, mà không phải áp dụng những công cụ mạnh<br />
chẳng hạn của Giải tích và Đại số.<br />
Có thể xem các bài toán về phân hoạch tập hợp như là một bộ<br />
phận của Toán Rời rạc, chủ yếu được nghiên cứu ở bậc Đại học và<br />
<br />
2<br />
Sau đại học, chưa được giới thiệu một cách bài bản trong chương<br />
trình Toán phổ thông, đặc biệt ở hệ Chuyên Toán.<br />
Một cách hình thức, có thể chia những bài toán này theo 2<br />
dạng:<br />
- Dạng toán yêu cầu nêu phân hoạch của tập hợp. Đó là các<br />
bài toán dạng “hiện”, mà phân hoạch tập hợp là yêu cầu trong đề bài.<br />
Chẳng hạn bài toán sau đây:<br />
“Giả sử c là số hữu tỉ dương và khác 1 . Chứng minh rằng có thể<br />
phân hoạch tập các số nguyên dương thành hai tập khác nhau A và<br />
<br />
B sao cho<br />
<br />
x<br />
c , với mọi x, y cùng thuộc A hoặc cùng thuộc B ”.<br />
y<br />
<br />
- Dạng toán giải bằng phương pháp phân hoạch tập hợp. Đó là<br />
các bài toán dạng “ẩn”, mà ta phải áp dụng phương pháp phân hoạch<br />
tập hợp một cách khéo léo mới giải được. Chẳng hạn bài toán sau<br />
đây:<br />
“ Cho p và q là hai số lẻ và nguyên tố cùng nhau. Chứng minh:<br />
p 1<br />
2<br />
<br />
q 1<br />
<br />
iq 2 jp p 1 q 1 <br />
p q 2 2 ”.<br />
<br />
<br />
i 1 <br />
j 1 <br />
<br />
Cho đến nay, ngoài một số tài liệu tham khảo chủ yếu từ nguồn<br />
internet, lý thuyết và các phương pháp phân hoạch tập hợp hầu như<br />
còn rất ít tài liệu đề cập một cách hệ thống.<br />
Luận văn góp phần giới thiệu một cách cơ bản về phương pháp<br />
phân hoạch tập hợp, với mục đích sẽ là một tài liệu tham khảo hữu<br />
<br />
3<br />
ích cho học sinh, sinh viên, giáo viên phổ thông, đặc biệt đối với hệ<br />
Chuyên Toán.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Luận văn đề cập đến lý thuyết và một số áp dụng của phương<br />
pháp phân hoạch tập hợp trong việc giải một số bài toán khó ở phổ<br />
thông, đặc biệt đối với bài toán Số học.<br />
Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho học<br />
sinh, sinh viên, giáo viên phổ thông, đặc biệt đối với hệ Chuyên<br />
Toán.<br />
Do đó, việc nghiên cứu của luận văn là cần thiết, có ý nghĩa<br />
khoa học, mang tính thực tiễn và phù hợp với chuyên ngành Phương<br />
pháp Toán sơ cấp.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Phương pháp phân hoạch trên tập hợp nào đó nói chung và trên<br />
tập số nguyên dương nói riêng.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Thuộc chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp. Luận văn<br />
không quá đi sâu vào lý thuyết phân hoạch mà sơ cấp hóa nó, áp<br />
dụng phương pháp phân hoạch để giải một số bài toán khó của toán<br />
phổ thông.<br />
<br />