intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trà xanh và sức khỏe

Chia sẻ: Nguyễn Ngân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

143
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trà xanh và sức khỏe Nguyễn Văn Tuấn Trà là một thức uống phổ biến vào hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau nước uống). Vì mức độ phổ biến của trà trong dân số, cho nên các nhà nghiên cứu y khoa rất quan tâm đến tiềm năng phòng chống bệnh tật của trà. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy trà có khả năng chống ung thư và tác dụng tích cực đến tim. Tuy nhiên, các nghiên về mối liên hệ giữa trà và sức khỏe ở con người vẫn còn rất ít và kết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trà xanh và sức khỏe

  1. Trà xanh và sức khỏe Nguyễn Văn Tuấn Trà là một thức uống phổ biến vào hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau nước uống). Vì mức độ phổ biến của trà trong dân số, cho nên các nhà nghiên cứu y khoa rất quan tâm đến tiềm năng phòng chống bệnh tật của trà. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy trà có khả năng chống ung thư và tác dụng tích cực đến tim. Tuy nhiên, các nghiên về mối liên hệ giữa trà và sức khỏe ở con người vẫn còn rất ít và kết quả vẫn chưa rõ ràng hay dứt khoát. Một trong những lí do của tình trạng bất định trong các nghiên cứu trà ở con người là vấn đề thiết kế nghiên cứu, số lượng đối tượng ít, thời gian theo dõi ngắn ... Vì thế cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đủ dữ kiện để đi đến một kết luận đáng tin cậy. Để khắc phục các yếu điểm trên, các nhà nghiên cứu Nhật đã tiến hành một nghiên cứu qui mô ở 40.530 người và theo dõi một thời gian khá dài (trên 10 năm). Giả thiết căn bản mà các nhà nghiên cứu đặt ra là: nếu trà xanh có tác dụng tích cực đến sức khỏe thì nó có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư gây và bệnh tim mạch, bởi vì hai bệnh này là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong dân số Nhật. Công trình nghiên cứu được tiến hành ở quận Miyagi (thuộc vùng Đông Bắc nước Nhật). Khoảng 80% dân số quận Miyagi có truyền thống uống trà. Trong số này, gần phân nửa uống trà ít nhất là 3 tách một ngày. Các nhà nghiên cứu sử dụng một hệ thống thu thập dữ liệu gồm 40 câu hỏi về thói quen, thời lượng, tần số và lượng thức ăn và thức uống mà các đối tượng dùng hàng ngày. Đối với thức uống, họ hỏi đối tượng về dung lượng uống trà xanh, trà đen, và trà ô-long (oolong). Họ theo dõi các đối
  2. tượng trong 11 năm để ghi nhận số đối tượng qua đời và nguyên nhân tử vong. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở 19.060 đàn ông, có 13.259 (gần 70%) người uống trà xanh ít nhất là 1 tách mỗi ngày. Ở phụ nữ, có 16.569 (77%) người uống trà xanh ít nhất là 1 tách mỗi ngày (xem bảng số 1 dưới đây). Bảng 1. Tần số và thói quen uống trà xanh Tần số uống trà Số lượng đối tượng nghiên cứu; n (%) Nữ Nam xanh mỗi ngày Không uống 5801 (30.4%) 4901 (22.8%) Uống 1-2 tách / ngày 4325 (22.7%) 4478 (20.9%) Uống 3-4 tách/ngày 3895 (20.4%) 4944 (23.0%) Uống trên 4 tách/ngày 5039 (26.4%) 7147 (33.3%) Tổng số 19060 21470 Phát hiện chính của nghiên cứu này có thể tóm lược qua các điểm chính sau đây: Tử vong. Số liệu về mối liên hệ giữa trà xanh và nguy cơ tử vong được tóm tắt trong Bảng 2 dưới đây (tôi trình bày nguyên số liệu do tác giả cung cấp trong bài báo). Trong thời gian theo dõi (11 năm), các nhà nghiên cứu ghi nhận 2.668 tử vong ở nam giới và 1.541 tử vong ở nữ giới. Tỉ lệ tử vong tính trên 100 năm-người (person-years) ở nam giới là 1,51%, cao hơn khoảng 1,9 lần so với tỉ lệ ở nữ (0,78%). Phân tích giữa hai nhóm (uống trà xanh và không uống trà xanh) cho thấy ở nam giới, những người uống trà xanh trên 4 tách mỗi ngày có tỉ lệ tử
  3. vong thấp hơn nhóm không uống trà xanh khoảng 12% và độ khác biệt này có ý nghĩa thống kê (tỉ số nguy cơ tương đối là 0.88 và khoảng tin cậy 95% là 0.78 – 1.00). Ở nữ giới, tỉ lệ tử vong trong nhóm uống trà xanh là 0,76% và tỉ lệ này thấp hơn so với nhóm không uống trà xanh (0,83%). Tuy nhiên, chỉ co những người uống trên 5 tácn mỗi ngày thì độ khác bệit mới có ý nghĩa thống kê (tỉ số nguy cơ tương đối là 0.80 và khoảng tin cậy 95% là 0.68 – 0.94) Bảng 2. Tỉ lệ tử vong và tỉ số nguy cơ tương đối theo tần số uống trà xanh (số liệu theo dõi 11 năm) Chỉ số thống Tần số uống trà xanh mỗi ngày kê Không 1-2 tách 3-4 tách >4 tách uống Số đối tượng Nam 5801 4325 3895 5039 Năm-người 53348 39678 35984 47273 Số tử vong 747 541 584 796 Tỉ số nguy cơ 1.00 0.94 0.97 0.88 tương đối (0.82 – (0.85 – (0.78 – 1.07) 1.10) 1.00) Nữ Số đối tượng 4901 4478 4944 7147 Năm-người 43779 40738 46137 67238 Số tử vong 362 331 336 512 Tỉ số nguy cơ 1.00 0.96 0.86 0.80 tương đối (0.81 – (0.72 – (0.68 – 1.15) 1.02) 0.94)
  4. Chú thích: “Năm-người” ở đây là tạm dịch từ thuật ngữ “Person-years”. Để hiểu khái niệm năm-người, có thể xem một ví dụ 3 đối tượng sau đây: đối tượng A được theo dõi trong vòng 5 năm, đối tượng B được theo dõi trong 10 năm, và đối tượng C 7 năm. Do đó, tổng số năm-người là 5+10+7 = 22. Tỉ số nguy cơ tương đối (relative risk) ở đây có nghĩa là tỉ số giữa hai tỉ lệ tử vong. Chẳng hạn như tỉ số nguy cơ 0.80 (nhóm nữ uống trên 4 tách/ngày) có nghĩa là tỉ lệ tử vong trong nhóm này thấp hơn nhóm không uống trà khoảng 20%. Số trong ngoặc của tỉ số nguy cơ có nghĩa là khoảng tin cậy 95% (confidence interval). Khi khoảng tin cậy 95% hoàn toàn dưới 1 (như 0,68 đến 0,94) hay hoàn toàn trên 1 (như 1,10 đến 1,57) thì mối liên hệ có ý nghĩa thống kê (statistically significant); một khoảng tin cậy 95% dao động từ dưới 1 đến cao hơn 1 (như 0,72 đến 1,02) có nghĩa là mối liên hệ không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tôi thấy các số liệu ở nam giới có vấn đề, và xu hướng tử vong có thể ngược lại những gì các tác giả này viết trong bài báo. Thật vậy, ở nam giới, những người uống trà xanh có nguy cơ tử vong cao hơn những người không uống trà xanh! Có thể sử dụng các số liệu trong Bảng 2 để làm vài tính toán đơn giản và thấy sự mâu thuẫn của các tác giả bài báo (xem bảng sưới đây). Như có thể thấy, tỉ lệ tử vong trong nhóm không uống trà xanh là 1,40% và trong nhóm uống trà xanh là 1,56%. Như vậy, nguy cơ tử vong trong nhóm uống trà xanh cao hơn 12% so với nhóm không uống trà xanh! Thật ra, có bằng chứng cho thấy nguy cơ tử vong có xu hướng tăng theo tần số uống trà xanh. Chẳng hạn như trong nhóm uống trên 4 tách / ngày, tỉ lệ tử vong cao hơn khoảng 20% so với nhóm không uống trà xanh. Do đó, có thể nói phát biểu của các tác giả về ảnh hưởng của trà xanh ở nhóm nam sai lầm nghiêm trọng. Bảng 2a. Tỉ lệ tử vong ở nam giới (phân tích lại)
  5. Tần số uống trà xanh Số năm- Số tử Tỉ số tử Tỉ số nguy người cơ vong vong (Person- trên 100 năm- years) người Không uống 53348 747 1,40 1,00 Uống 1-2 tách/ngày 39678 541 1,36 0,97 Uống 3-4 tách/ngày 35984 584 1,62 1,16 Uống trên 4 tách/ngày 47273 796 1,68 1,20 Nhóm uống trà xanh 122936 1921 1,56 1,12 Tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư. Do khó khăn trong việc xác định dữ liệu, các nhà nghiên cứu chỉ có thể phân tích tỉ lệ tử vong theo từng nguyên nhân cho 7 năm (chứ không phải 11 năm như tổng số tử vong). Số liệu về tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư được tóm lược trong Bảng 3 dưới đây. Các số liệu này cho thấy có một xu hướng rõ rệt: uống trà xanh chỉ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe (hiểu theo nghĩa giảm tỉ lệ tử vong) ở nữ giới, và ngay cả ở nhóm nữ, ảnh hưởng đó chỉ được ghi nhận đối với nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch. Bảng 3. Tỉ lệ tử vong vì bệnh tim mạch và ung thư, và tỉ số nguy cơ tương đối theo tần số uống trà xanh (số liệu theo dõi 7 năm) Chỉ số thống kê Tần số uống trà xanh mỗi ngày Không 1-2 tách 3-4 tách >4 tách uống Nam Số năm-người 36003 26885 24250 31718
  6. Bệnh tim mạch 149 103 98 131 Bệnh ung thư 179 142 175 243 Tỉ số nguy cơ tương 1.00 0.88 0.84 0.78 đối – tim mạch (0.68 – (0.64 – (0.61 – 1.14) 1.09) 1.00) Tỉ số nguy cơ tương 1.00 1.02 1.13 1.04 đối – ung thư (0.77 – (0.86 – (0.80 – 1.35) 1.48) 1.35) Nữ Số năm-người 29653 27558 31040 44995 Bệnh tim mạch 112 83 84 132 Bệnh ung thư 77 87 90 141 Tỉ số nguy cơ tương 1.00 0.84 0.69 0.69 đối – tim mạch (0.63 – (0.52 – (0.53 – 1.12) 0.93) 0.90) Tỉ số nguy cơ tương 1.00 1.27 1.09 1.07 đối – ung thư (0.98 – (0.79 – (0.80 – 1.74) 1.49) 1.44) Chú thích: Xem chú thích Bảng 2. Tuy nhiên, khi phân tích lại các số liệu trên, tôi thấy một lần nữa, các tác giả này đã phát biểu sai. Trong thực tế, các số liệu trên cho thấy vài xu hướng như sau: Đối với nhóm nam, không có sự khác biệt đáng kể nào về tỉ lệ tử vong vì bệnh tim mạch giữa nhóm uống trà xanh và không uống trà xanh. Nhưng tỉ
  7. lệ tử vong vì bệnh ung thư trong nhóm uống trà xanh, tính trung bình, cao hơn khoảng 36% so với nhóm không uống trà xanh! (Xem Bảng 3a). Bảng 3a. Tỉ lệ tử vong ở nam giới (phân tích lại) Tần số uống trà Số năm- Tỉ số tử vong trên Tỉ số nguy cơ người 100 năm-người xanh (relative risk) (Person- Tim mạch Ung thư Ung thư Tim years) mạch Nam Không uống 36003 0,41 0,71 1,00 1,00 Uống 1-2 26885 0,38 0,85 0,93 1,06 tách/ngày Uống 3-4 24250 0,40 1,09 0,98 1,45 tách/ngày >4 tách/ngày 31718 0,41 1,21 1,00 1,54 Nhóm uống trà 82853 0,40 1,06 0,97 1,36 xanh Nữ Không uống 29653 0,38 0,26 1,00 1,00 Uống 1-2 27558 0,30 0,32 0,80 1,22 tách/ngày Uống 3-4 31040 0,27 0,29 0,72 1,12 tách/ngày >4 tách/ngày 44995 0,29 0,31 0,78 1,21 Nhóm uống trà 103593 0,29 0,31 0,76 1,18 xanh Vài nhận xét
  8. Đây là một nghiên cứu thú vị về tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe trong một cộng đồng tương đối lớn và được theo dõi khá lâu để có thể thu thập đủ số liệu cho phân tích. Thế mạnh của nghiên cứu này là một quần thể lớn, tỉ lệ người uống trà xanh khá cao, cho phép các nhà nghiên c ứu có thể phân tích theo từng nhóm nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu này có quá nhiều khiếm khuyết và sai sót (dù được công bố trên một tập san y học hàng đầu trên thế giới, tức tập san JAMA). Những yếu điểm của nghiên cứu này có thể tóm lược qua vài điểm chính như sau: Lượng trà xanh và thói quen uống trà mà các tác giả phân tích dựa  vào sự cung cấp của các đối tượng, mà các nhà nghiên cứu không có cách nào để kiểm tra xem những thông tin đó chính xác cỡ nào. Thông thường các thông tin về lượng uống trà xanh không có độ chính xác cao, nhất là ở các đối tượng cao tuổi. Vì thế, các kết quả của nghiên cứu có thể thiếu tính khách quan. Khoảng 10% đến 14% đối tượng mất liên lạc, cho nên các nhà  nghiên cứu không thể phân tích toàn bộ quần thể mà phải dựa vào con số còn liên lạc được. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, bởi vì những người mất liên lạc có thể là những người mà sức khỏe không mấy tốt và kết quả phân tích có thể nghiêng về nhóm lành mạnh! Các nhà nghiên cứu tỏ ra mâu thuẫn, thậm chí sai lầm, trong các  phát biểu về ảnh hưởng của trà xanh như tôi đã chỉ ra trong phần trên. Nói tóm lại, nghiên cứu này tuy qui mô nhưng có quá nhiều sai sót, cho nên mối liên hệ giữa trà xanh và sức khỏe vẫn chưa được xác định rõ ràng.
  9. Tài liệu tham khảo: Kuriyama S, et al. Green tea consumption and mortality due to cardiovascular disease, cancer, and all causes in Japan. JAMA 2006; 296:1255-1265.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2