Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn
lượt xem 50
download
Người bình dân Việt Nam, trong lời ǎn tiếng nói dân gian và những khúc hát ru của mình, đã truyền miệng ngàn đời hàng hàng châu ngọc những lời dăn dạy con cháu về truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.Hai cặp lục bát dưới đây đã thấm vào lòng chúng tôi từ thuở còn nằm nôi, chính là một trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, lồng ghép, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng. "Bồng bồng mẹ bế con sang Đò dọc quan cấm, đò ngang không...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn
- Người bình dân Việt Nam, trong lời ǎn tiếng nói dân gian và những khúc hát ru của mình, đã truyền miệng ngàn đời hàng hàng châu ngọc những lời dăn dạy con cháu về truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.Hai cặp lục bát dưới đây đã thấm vào lòng chúng tôi từ thuở còn nằm nôi, chính là một trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, lồng ghép, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng. "Bồng bồng mẹ bế con sang Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo Muốn sang thì bắc Cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò đục quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, m ẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức. Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát. So với nhiều câu tục ngữ nói về thầy (không thầy đố mày làm nên, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, cơm cha, áo mẹ công thầy..v..v..) hai câu này mượt mà duyên dáng hơn. Trong hình thức lục bát, nối tiếp tự nhiên từ hai câu ca dao giàu âm thanh (bồng bồng), hình ảnh (mẹ bế con đò dọc, đò ngang, cầu kiều...), tuy là lời ru lúc ẵm con mà chở nặng lời mẹ dạy con từ sớm, từ xa, người ta có thể truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, có vǎn hoá, (hay chữ) nhất định không thể thiếu được vai trò của ông thầy. Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu. Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, "Không thầy đố mày làm nên", thậm chí "dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết". Ở đây từ "thầy" chỉ có nghĩa người dạy học (thầy đồ, thầy giáo) - tấm gương mẫu mực. sáng ngời về đạo đức, học thức. Muốn thành người, muốn chữ tốt vǎn hay ắt phải tìm đến với thầy. Ở xứ sông nước này, bắc cầu cũng cần như cần ǎn, học, làm lụng (chính nhà giáo - nhà thơ hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã bắc hai chiếc cầu Nghênh Phong và Trường Xuân khi lui về ở ẩn). Thế kỷ này con cháu bắc cầu qua sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Hương rồi sẽ qua sông Tiền, sông Hậu. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải yêu quí sự uyên bác và lòng yêu trẻ của thầy. Cái lý tự nhiên giản đơn là vậy. Cả hai câu đều kết cấu theo kiểu quan hệ điều kiện - giả thiết: Muốn A thì B. Nhưng kết luận sau thiên về giá trị tinh thần (yêu thầy). Từ "lấy" trong "lấy thầy" không bao giờ hàm ý "lấy làm chồng", mà chỉ biểu thị hướng của hành động nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên không phải là lấy được, lấy lệ. Giáo sư Nguyễn Thạch Giang cho biết có bản ghi là phải yêu lòng thầy. Chúng tôi nghĩ là có lý, đỡ gây hiểu lầm, nghĩa là yêu quý tấm lòng cao cả của thầy bằng cả tấm lòng. Xin chớ hiểu là lấy lòng, cho vừa lòng thầy, nịnh thầy. Từ ý câu tục ngữ, chúng tôi nghĩ về "Tam giác sư phạm" Thầy - trò (con trẻ) - kiến thức (chữ); rộng hơn là mô hình liên kết giáo dục: gia đình - nhà trường, xã hội. người bình dân xưa đã hiểu sâu vai trò truyền bá đạo lý, trí thức, lễ và vǎn của các nhà giáo, đồng thời cũng biết thắt chặt mối liên hệ giữa các thành phần giáo dục. Bốn câu mẹ ru con hay tự nói với mình? Mẹ nói với ta: người thầy rất xứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng mình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải của cộng đồng, biết tự khẳng
- định. Còn mãi lời ru, lời biết ơn tất cả những ai hết lòng vì sự nghiệp đào tạo, giáo dục! Còn có giáo dục thì còn có thông minh, vǎn hoá, phát triển! Còn mãi trong ta, dẫu học đã thành, danh lập, vẫn nhớ về lời ru - giao thoa, hài hoà tục ngữ, ca dao. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa Bồng bồng mẹ bế con sang Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo Muốn sang thì bắt cầu kiều Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy Cơm cha áo mẹ chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao Con ơi ghi nhớ lời này Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên Không thầy đố mầy làm nên Trọng thầy mới được làm thầy Nhất tự vi sư bán tự vi sư Môt chữ cung là thây, nửa chữ cung là thây. ̣ ̃ ̀ ̃ ̀ ̀ ̣́ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̀ Mung môt têt cha, mung hai têt me, mung ba têt thây Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu. Môt chữ nên thây, môt ngay nên nghia. ̣ ̀ ̣ ̀ ̃ Muôn khôn thì phai có thây ́ ̉ ̀ Không thây day dỗ đố mây lam nên ̀ ̣ ̀̀ Mười năm luyên tâp sach đen ̣̣ ́ ̀ Công danh găp bước chớ quên ơn thây ̣ ̀ Yêu kinh thây mới lam thây ́ ̀ ̀ ̀ Những phường bôi bac sau nây ra chi ! ̣̣ ̀
- THẦY ƠI...... Xin một lần được gọi khẽ thầy ơi Hai tiếng ấy! nghe sao thân thương quá Trang giấy tuổi thơ bồi hồi êm ả Vẫn còn đầy những ký ức....nào phai Xin một lần được nắm lấy bàn tay Đã chấp cánh cho con nhiều ước vọng Ân tình thầy như biển dài trãi rộng Biết bao giờ con hiểu hết....thầy ơi Xin một lần được hứng bụi phấn rơi Cho nhiều chút những sợi đen đừng bạc Có phải đây cánh đồng tình bát ngát ! Đã ươm mầm cho nghìn vạn chòi non Cho vững bước trên đường đời sóng gió Xin một lần trở về nơi xa đó Để tuổi hồng còn mãi với thời gian.... Người thầy Thầy đã đi, đi xa lắm rồi Em nhớ lại những khi thầy dạy Dạy em biết yêu thương chia sẻ Khi mà em đã thành người tốt Thầy mới dạy những kiến thức hay Ngọn lửa lòng thầy thắp trái tim em Đã cho em có nhiều hi vọng Hi vọng nhỏ nhưng có ý nghĩa “ Tôn sư trọng đạo đừng quên nhé” Có như vậy mới có thể thành người BÀN TAY CỦA CÔ Có một miền đất rất xa Nơi bàn tay cô để lại Bàn tay ngọt ngào hoa trái Thành phố trên trang sách em Cô ngồi soạn bài đêm đêm Lung linh ánh đèn tỏa sáng Mỗi ngày đứng trên bục giảng Dắt em từng bước vào đời Xôn xao âm thanh đất trời Trên bàn tay cô đã dắt Bàn tay lặng thầm dìu dắt Cho em cả một bầu trời . CÔ GIÁO NHỎ Cô giáo của em Tóc dài óng ả
- Vóc người phong nhã Hiền như mẹ hiền Cô giáo của em Sáng nay đến trường Ngọn cỏ ngậm sương Mặt trời trở giấc... Cô giáo của em Bước vào cửa lớp Gió lùa hoa mướp Vờn chú ong non Cô giáo của em Cất cao giọng hát Mây thành gió mát Lồng lộng hồn em Cô giáo của em Lung linh cánh mỏng Như bà tiên mộng Dỗ giấc em ngoan... 0927106251
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” cho đội viên của Trường THCS Xuân Giang
34 p | 1024 | 274
-
Giáo án tiếng việt lớp 5 - Tập đọc: NGHĨA THẦY TRÒ
6 p | 594 | 60
-
Giáo án bài Nghĩa thầy trò – Tiếng việt 5 tuần 26 - GV.Phạm T.Thư
4 p | 880 | 48
-
Những câu ca dao về học hànhTôn sư trọng đạo
4 p | 555 | 30
-
Nghị luận xã hội - Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam
3 p | 552 | 27
-
Đạo đức - BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
7 p | 166 | 26
-
Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam
4 p | 157 | 9
-
Thầy giáo - Thầy thuốc
4 p | 94 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” cho đội viên của Trường THCS Xuân Giang
32 p | 83 | 7
-
Vấn đề "Tôn Sư Trọng Đạo" trong bối cảnh xã hội ngày nay - Bài làm 2
7 p | 118 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên
18 p | 5 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2020-2021 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Tả Sử Choóng
7 p | 48 | 3
-
"Kính trọng thầy như kính trọng cha”. Từ lời khuyên trên anh (chị) hãy viết bài văn khoảng 400 chữ bàn về sự kính trọng.
1 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri
9 p | 6 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng
9 p | 6 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Tân, Đại Lộc
14 p | 7 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước
7 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn