Vai trò của luật sư trong hoạt động công nghệ thông tin
lượt xem 12
download
Luật sư là một nghề mới xuất hiện ở nước ta, cũng như kỹ sư Tin học. Ðó cũng là điều dễ hiểu cho mỗi ngành nghề đang phải cố gắng khẳng định vị trí của mình trong xã hội, nói chi đến những khó khăn cản trở, khách quan lẫn chủ quan, trong liên kết hợp tác, làm việc chung với nhau, tuy trong thực tế đã có một số luật sư hoặc công ty luật nhận trợ giúp pháp lý cho vài công ty kinh doanh CNTT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của luật sư trong hoạt động công nghệ thông tin
- Vai trò của luật sư trong hoạt động công nghệ thông tin
- Luật sư là một nghề mới xuất hiện ở nước ta, cũng như kỹ sư Tin học. Ðó cũng là điều dễ hiểu cho mỗi ngành nghề đang phải cố gắng khẳng định vị trí của mình trong xã hội, nói chi đến những khó khăn cản trở, khách quan lẫn chủ quan, trong liên kết hợp tác, làm việc chung với nhau, tuy trong thực tế đã có một số luật sư hoặc công ty luật nhận trợ giúp pháp lý cho vài công ty kinh doanh CNTT. Trong một thời gian dài, ngành tư pháp nước ta cũng chỉ có chức danh bào chữa viên nhân dân. Phải chờ đến cuối năm 1987, Hội đồng Nhà nước công bố Pháp lệnh tổ chức Luật sư. Sau một thời gian hoạt động, có thêm kinh nghiệm thực tiễn, cũng như tham khảo thêm ngành nghề luật sư ở các nước, Bộ Tư pháp đã đệ trình Quốc Hội thông qua một văn kiện tiến bộ hơn, Pháp lệnh Luật sư năm 2001. Tuy trong Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 và Pháp lệnh Luật sư 2001, Luật sư có quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn và bị đơn khi tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện theo uỷ quyền và làm các dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân và tổ chức, nhưng xã hội vẫn chú ý nhiều đến quyền bào chữa của luật sư hơn. Luật sư của Pháp cũng vậy, mãi đến năm 1990, nghề tư vấn pháp lý mới được sát nhập vào nghề luật sư bào chữa trước Tòa án, trong khi luật sư Mỹ có thể hoạt động ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ðó cũng do xuất phát điểm từ công tác đào tạo. Sinh viên Luật của ta sau khi rời ghế nhà trường phổ thông là thi tuyển vào trường đại học Luật. Còn những người muốn theo học trường Luật ơ? Mỹ để có bằng JD (tối thiểu 3 năm – tương đương với thạc sĩ Luật của ta) phải tốt nghiệp tối thiểu là bậc cử nhân của một ngành khoa học, tự nhiên hay xã hội, của đại học Mỹ, sau đó
- phải trúng tuyển kỳ thi vào Ðoàn Luật sư của Bang (State Bar), thì mới được công nhận là Luật sư, nhưng chỉ được bào chữa trong hệ thống Tòa án của Bang đó, dĩ nhiên là trước các Tòa án liên bang. Vì vậy, Luật sư Mỹ có mặt khắp mọi ngành nghề, được trọng dụng và làm việc rất có hiệu quả trong các doanh nghiệp, đặc biệt các ngành công nghệ cao và mới, như CNTT. Cụ thể là ngoài văn bằng JD, trường luật Santa Clara, UC Berkeley, Stanford cấp thêm cho sinh viên chứng chỉ luật công nghệ cao (Hi-tech law certificate) nếu sinh viên chọn học 2/3 các chứng chỉ gồm các môn liên quan đến CNTT và Sở hữu Trí tuệ (chủ yếu là luật sáng chế – Patent law). Trường Luật của ta hiện nay cũng đã có những kỹ sư, bác sĩ, giáo viên … đăng ký học luật, nhưng hầu hết không chọn lựa hành nghề luật sư, hỏi ra là để mở mang kiến thức, hỗ trợ cho nghề hoạt động chính . Vậy bằng chừng ấy kiến thức về pháp luật, Luật sư ta có thể giúp đỡ pháp lý cho hoạt động CNTT không, đặc biệt là các doanh nghiệp CNTT? Thưa vẫn có thể. Tất nhiên bản thân người luật sư cũng phải mong muốn và nỗ lực tìm hiểu đặc tính riêng biệt của ngành nghề mà mình sẽ giúp đỡ pháp lý, miễn là doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ hiểu biết chuyên môn và không đòi hỏi luật sư phải thủ đắc kiến thức như một chuyên viên trong ngành mình. Vốn liếng cơ bản của luật sư là về các quy phạm pháp luật nội dung (substantive laws) và quy phạm pháp luật về thủ tục (procedural laws). Chừng ấy cũng đủ để khởi đầu công việc với các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp nào không bước vào thương trường mà không phải qua thủ tục khai sinh cho tổ chức của mình? Có những lúc doanh nghiệp cần phải đàm phán, ký kết hợp đồng – có luật sư giúp đỡ pháp lý thì vẫn hơn nhiều, vì sẽ tránh những rủi ro. Kể cả lúc cần
- phải chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, nếu có ý kiến của luật sư, để tránh tổn thất lớn, chứ không phải chỉ nhờ luật sư làm thủ tục giải thể công ty. Thậm chí, một khi hiểu được vai trò của công nghệ, luật sư có thể phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, liên kết cùng với các doanh nghiệp khác, để đề xuất lên cơ quan quản lý nhà nước sớm có những chính sách, những quy định sao cho phù hợp, hỗ trợ cho sự phát triển của CNTT nước ta. Ðó là chưa tính đến việc liên quan đến quyền nhân thân của các thành viên trong một công ty. Doanh nhân không nhất thiết phải biết tất cả các qui định pháp luật, dù rằng văn bản luật một khi đã ban hành, thì xem như mọi người đều phải biết. Luật sư buộc phải biết thay cho khách hàng của mình. Vì vậy, Pháp lệnh Luật sư 2001 có qui định ở điều 23 khoản c: Văn phòng luật sư phải bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác. Cũng do vậy mà Pháp lệnh buộc luật sư phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (khoản d điều 23). Thực tiển sinh động cho thấy có môn luật về CNTT, máy tính, Internet … tại một số trường luật ở Mỹ khi xảy ra sự phát triển ngoạn mục của ngành CNTT trong những năm qua. Năm 1999, người viết tìm đến trường luật Santa Clara trong thung lũng điện tử của vùng Vịnh San Francisco, nghe giáo sư Gevaise Davis giảng môn Computer and Internet law. Thầy nói môn học mới này nhằm khảo cứu các lĩnh vực chủ yếu của luật nội dung đang tác động hoặc tương tác với các doanh nghiệp và cá nhân trong công nghiệp máy tính và Internet. Môn học không khảo sát sâu vào từng lĩnh vực luật nội dung, mà nhằm chỉ ra những liên hệ giữa chúng, trên hết là thấy phát sinh những vấn đề mới trong giao dịch có thể đòi hỏi những cách suy nghĩ giải quyết ngoài qui phạm sẵn có. Giáo sư Eric Goldman dạy
- môn luật không gian điều khiển (cyberspace law) lại vui vẻ tuyên bố với các sinh viên là ông chỉ là lính mới đối với ngành Tin học trong khi không ít sinh viên là kỹ sư phần mềm phần cứng đang làm việc trong các công ty nổi tiếng trong vùng như Nortel, Oracle, HP, Cisco …. Thế mà các vụ án điển hình thầy giới thiệu có liên quan đến Microsoft, Gateway 2000, Hotmail, Panavision … là những dẫn chứng mang tính thời sự rất hấp dẫn, suy ra rất có lợi cho sinh viên sau này khi ra trường – lớp học lúc nào cũng chật cứng người, tuy giờ giấc xem ra cũng khá bất tiện (7g- 10g tối). Chân thành mà nói, Hội Tin học TP.HCM đã mở rộng cánh cửa đón nhận các thành viên không chỉ những người trong ngành, mà còn bất cứ những ai, những tổ chức nào muốn đóng góp cho sự phát triển của CNTT nước nhà – hội viên cá nhân, đặc biệt là hội viên đơn vị. Còn Pháp lệnh Luật sư 2001 lại muốn vai trò của Luật sư trở nên tích cực hơn trong xã hội, nhất là về hoạt động kinh doanh. Luật sư nay hoạt động trong khuôn khổ của Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh. Mặt khác, mọi doanh nghiệp hoạt động tư vấn có liên quan đến luật đều phải tách riêng hoạt động này để tổ chức theo một trong hai hình thức trên. Cơ quan quản lý nhà nước đối với hành nghề luật sư là Bộ Tư pháp và Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh hoặc Thành phố trực thuộc TW thông qua Sở Tư pháp, chứ không phải Sở Kế họach đầu tư hoặc Sở Thương mại, nhưng mỗi đơn vị, dù là Văn phòng luật sư một thành viên, cũng được cấp con dấu. Ðiều đó muốn nói: Luật sư hành nghề trứơc tiên vì quyền lợi hợp pháp và chính đáng của khách hàng, chứ không phải vì lợi ích của mình như một doanh nghiệp vì lợi nhuận. Vì vậy, ngành CNTT lẫn doanh nghiệp CNTT cần đặt Luật sư vào vị trí xung yếu trong chiến lược phát triển của mình, chứ không phải chỉ là người giải đáp
- một số câu hỏi pháp luật “thường tình”, hoặc chỉ làm một số dịch vụ thủ tục mang tính “thường thức”. CNTT yêu cầu luật sư phải động não, bởi vì cách làm việc của luật sư không phải là độc lập, khi cần thì biết liên kết với các đồng nghiệp – do “Tình đồng nghiệp” trong cùng một Ðoàn luật sư buộc các luật sư phải hỗ trợ nhau (nhưng không được tiết lộ bí mật của thân chủ mình, hoặc không được hợp tác khi thân chủ của 2 bên có quyền lợi đối lập) thậm chí có thể hợp nhất lại giữa các văn phòng luật sư/công ty luật hợp danh, được quyền thuê hoặc hợp tác với luật sư nước ngoài (điều 15 Nghị định số 94/2001/NÐ-CP), được đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài hoặc cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài. Ðó là sự huy động sức mạnh tổng lực khi cần thiết. Cũng như mọi nghề khác, con dao càng mài thì càng bén. Người viết nhớ có lần trong một buổi học về Môn Sở hữu trí tuệ, thầy Donald Chisum dành gần trọn giờ cho luật sư Anne Gundelfinger phụ trách bộ phận phát triển của hãng Intel, là người cùng với các luật sư cộng sự đã vạch ra kế hoạch xây dựng nhãn hiệu Pentium. Xem ra lúc ấy mới chỉ có Pentium 1, nhưng phần trình bày của bà cho thấy một chiến lược phát triển dài hơi của sản phẩm này với các thế hệ sẽ nối tiếp nhau, vừa bảo vệ được sản phẩm vừa thu lợi trên qui mô toàn cầu. Bản thân tổ chức Luật sư cũng có nhu cầu lớn để phát triển hoạt động mà CNTT chắc chắn có vai trò quyết định, đồng thời thu về lợi nhuận lớn. Có thể thấy hai công ty lớn nhất nước Mỹ hiện nay đang cung ứng dịch vụ pháp lý trên mạng, mà không một công ty luật nào, trường luật nào không phải ký hợp đồng dài hạn với họ: đó là Westlaw và Lexis- Nexis. Châu Âu cũng vậy, ví dụ ở Pháp, có Nhà xuất bản pháp lý Dalloz, Lamy … và một hiệp hội đã liên kết được thành viên từ nhiều nước lại được
- thành lập từ năm 1970 – Hiệp hội phát triển Tin học pháp lý (Association pour le Développement de l? Informatique juridique). Nguồn hca.org. (SUNLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính
7 p | 129 | 25
-
Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
13 p | 169 | 19
-
Vai trò của án lệ và kinh nghiệm áp dụng án lệ ở các nước trên thế giới
11 p | 109 | 19
-
Vai trò của luật sư và vấn đề tranh tụng trong hoạt động tư pháp
12 p | 105 | 17
-
Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng!
11 p | 117 | 11
-
Trao đổi một số vấn đề về kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự
5 p | 18 | 11
-
Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự Việt Nam
9 p | 86 | 9
-
Luật sư với hoạt động xác minh sự thật khách quan của vụ án và một số kiến nghị
7 p | 32 | 6
-
Vai trò của luật sư với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự
7 p | 8 | 6
-
Vai trò của luật sư trong thị trường chứng khoán
7 p | 104 | 6
-
Trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư
4 p | 44 | 5
-
Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về vai trò luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
15 p | 34 | 5
-
Phát huy vai trò của luật sư trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
5 p | 54 | 5
-
Tìm hiểu về nghề Luật sư và vai trò của luật sư
9 p | 29 | 4
-
Vai trò của Kiểm sát viên/Công tố viên trong mô hình tố tụng hình sự một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
5 p | 14 | 4
-
Vai trò của Quốc hội trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc
8 p | 40 | 3
-
Về vai trò của hình phạt bổ sung trong Luật hình sự
9 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn