Văn Hoá Mỹ
lượt xem 143
download
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hoá đại chúng Mỹ". Đó là một nền văn hoá Tây Phương, phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dần từ Tây Âu
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn Hoá Mỹ
- VĂN HÓA MỸ Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland, và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng.[6] Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.[176] Sự mở rộng biên cương về phía tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền văn hóa Mexico, và sự di dân mức độ lớn trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam Âu và Đông Âu đã mang đến thêm nhiều yếu tố văn hóa mới. Sự di dân gần đây hơn từ châu Á và đặc biệt là từ châu Mỹ Latinh có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Kết quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau có thể có đặc tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa thành một thứ văn hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot, hay là một khái niệm mới salad bowl là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị mà trong đó những người di dân và con cháu của họ vẫn giữ các đặc tính văn hóa riêng biệt của mình.[6] • Dù cho có sự đa dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng mà có thể bạn chưa trải qua chỉ khi nào bạn đến Mỹ. Điều đó không thể nói hết được qua phim ảnh, hàng tiêu dùng hãy những mặt nào đó mà bạn đã biết. 1. Niềm tin của người Mỹ Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ tôn trọng như nhau. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mỹ. Mỗi người là một cá nhân tự do. Người Mỹ không tin vào những lí tưởng hoặc phong cách chung. Cá nhân và những biểu tượng cá nhân thường được tôn kính và khuyến khích. Sự cạnh tranh tạo ra những con người tốt nhất và công việc tốt nhất. Cạnh tranh chính là một nguyên tắc trong triết học Mỹ. "Chỉ có những sinh vật nào khoẻ nhất, tốt nhất mới có thể tồn tại sau cuộc cạnh tranh sinh tồn".
- Chỉ có bạn mới là người quyết định cuộc sống của bạn sẽ như thế nào và tương lai của bạn ra sao. Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự hào về những thành tựu cá nhân đạt được. Sự thay đổi là một điều cần thiết và tốt đẹp. Nó sẽ mang lại sự tiến bộ và cải tiến. Truyền thống cũ thường không được đánh giá cao ở Mỹ như các nước khác. Điều tốt nhất ở Mỹ là thành thực và thẳng thắn. Trong các nền văn hóa khác, người ta thường cho rằng nói quá thẳng hoặc thật về một vấn đề nào đó là bất nhã, tuy nhiên người Mỹ lại thích cởi mở, thẳng thắn, thậm chí đưa ra những ý kiến trái ngược và cả những tin tức xấu. Khi ra quyết định lý quan trọng hơn tình. Người Mỹ thường thích nhất phần kết luận "the bottom line". Nói cách khác, quyết định hiệu quả nhất là quyết định tạo ra kết quả năng suất nhất, thường được quy ra tiền USD thậm chí cả xu. 2. Người Mỹ yêu: - Đất nước của họ. Người Mỹ rất yêu nước. Họ rất tự hào về nước của họ và lối sống của mình. Họ cũng rất tôn trọng những người đã và đang phục vụ trong lực lượng quân sự của đất nước. - Thời gian rỗi của họ. Người Mỹ thường có ít thời gian rỗi so với những người ở một số nước khác, nhưng họ đánh giá cao những gì họ có. Họ thường rất quý trọng thời gian dành cho mình, cho gia đình hoặc cho cộng đồng. Tất cả các ngày nghỉ cuối tuần và các kỳ nghỉ thường đầy ắp các hoạt động. - Các hoạt động ngoại khóa. Chính phủ Mỹ thường bảo tồn một phần lớn các khu đất để cho các công dân Mỹ hưởng thụ và vui chơi. Người Mỹ thường rất thích các hoạt động ngoài trời hàng năm. Các hoạt động phổ biến tùy theo từng vùng, từng bang như chèo thuyền, leo núi, đi bộ đường dài, cắm trại và trượt tuyết. - Các hoạt động thể thao. Mỹ thường có số vận động viên chuyên nghiệp tham gia vào các hoạt động thể thao chuyên nghiệp nhiều hơn so với các nước khác gấp nhiều lần. Mỹ rất thích xem các buổi tường thuật thể thao, trên diễn đài hoặc trên vô tuyến. Họ cũng rất thích tham gia và chơi
- thể thao, có vô số các đội chơi thể thao nhiều độ tuổi và ở nhiều mức kỹ năng khác nhau 3.Cuộc sống ở Mỹ thật sự dễ dàng? Hoa Kỳ là một quốc gia có mức sống cao tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc tất cả mọi công dân Hoa Kỳ đều có được cuộc sống ổn định và sung túc. Nhiều khách nước ngoài cảm thấy ngạc nhiên khi biết rằng phần lớn người dân Mỹ làm việc rất chăm chỉ nhưng lại dành rất ít thời gian để nghỉ ngơi. Thậm chí những khoảng thời gian rảnh rỗi ít ỏi họ cũng dành cả cho các hoạt động thể dục thể thao hay những sở thích riêng của mình. Họ cảm thấy hối tiếc nếu để thời gian trôi đi một cách vô ích thay vì những giây phút thoải mái cùng bạn bè tán gẫu. 3.Hoa kỳ - “đất nước của tự do” và bạn có thể làm bất cứ điều gì mình thích? Sự tự do cá nhân luôn được người Mỹ đề cao và tôn trọng. Tuy nhiên những du khách lần đầu đặt chân tới vùng đất này sẽ dễ có cảm giác bối rối trước sự phức tạp của những mối quan hệ xã hội. Trong 300 năm qua, người Mỹ luôn cố gắng cân bằng sự tự do cá nhân với sự thịnh vượng của xã hội. Tuy nhiên sinh viên quốc tế học tập tại quốc gia này lại thực sự bất ngờ trước vô vàn những nguyên tắc quy định dành cho người ngoại quốc trong bất cứ lĩnh vực nào mà họ cần phải quan tâm và nghiêm chỉnh chấp hành khi sinh sống tại Mỹ. 4.Xã hội Mỹ - một xã hội không phân biệt đẳng cấp? Mặc dù trong lịch sử, Hoa Kỳ không được biết tới là một quốc gia phân hóa giai cấp. Tuy nhiên chính khoảng cách chênh lệch về mặt kinh tế đã dẫn đến sự phân tầng giữa các giai cấp trong xã hội. Phần lớn người dân Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu, một phần nhỏ thuộc tầng lớp thượng lưu và tầng lớp hạ lưu đang có xu hướng ngày một tăng. Tuy nhiên họ vẫn luôn tin rằng, sự chăm chỉ và năng lực tốt sẽ luôn được đền đáp xứng đáng. 5.Người Mỹ có phần thô lỗ và quá tự tin? Trong thực tế, phần đông người Mỹ đều có phong cách tự tin và không ngần ngại nói thẳng những suy nghĩ của mình. Người Mỹ đánh giá cao sự trung thực và thẳng thắn. Họ cũng không cảm thấy xấu hổ hay tỏ ra giận dữ khi người khác phê bình ý kiến của mình với một thái độ tích cực, tôn trọng và thân thiện. Họ cũng thích tranh luận hay từ chối một cách trung thực hơn là một lời đồng ý lịch sự nhưng không chân thành. Đừng vội kết luận người Mỹ có phần thô lỗ trong giao tiếp vì đó có thể là nét khác biệt trong văn hóa giữa các quốc gia. Nếu một ai đó cho bạn biết bạn đã làm gì sai cũng chỉ với mục đích giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn chứ không cố ý làm bạn cảm thấy xấu hổ trước đám đông hay tổn thương lòng tự trọng của bạn. 6.Tất cả người dân Mỹ đều giàu có?
- Hoa Kỳ cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều xuất hiện những tầng lớp kinh tế khác nhau trong xã hội. Bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên khi biết một sinh viên người Mỹ đã phải tiết kiệm chi phí học tập, sinh sống như thế nào và phải từng ngày đối mặt với những vấn đề tài chính ra sao. Không ít sinh viên Mỹ đã phải mắc kẹt trong những khoản nợ nặng lãi để chi trả cho thời gian học tập tại các trường đại học. Trong thực tế, thật khó đưa ra được định nghĩa sinh viên giàu hay nghèo tại quốc gia này vì ngay cả những sinh vên nghèo cũng có thể tự sắm cho mình từ ô tô đến máy vi tính hay dàn máy nghe nhạc. 7.Sinh viên Mỹ học vấn không cao? Có một số sinh viên Mỹ chưa được trang bị đầy đủ lượng kiến thức cần thiết khi bước vào cánh cổng đại học so với những sinh viên khác. Tuy nhiên cũng không ít những sinh viên có trình độ học vấn cao và một khả năng cạnh tranh khá lớn trong môi trường học tập tại các trường đại học. Nói chung, sinh viên Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tham dự các kỳ thi và trình bày ý kiến của mình trên lớp – đây thực sự là những kỹ năng quan trọng mà bất cứ sinh viên ngoại quốc nào cùng nên tìm hiểu để tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình. 8.Giáo sư người Mỹ rất thân thiện và đôi khi sinh viên có thể gọi họ bằng tên? Trong thực tế có rất nhiều giáo sư người Mỹ cho phép sinh viên của mình gọi họ bằng tên thay vì họ như thông thường. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ không đòi hỏi ở bạn một sự tôn trọng tuyệt đối. Sự lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng trong thái độ của bạn với các giáo sư tại quốc gia này có thể khác với những gì bạn từng biết. Nó có thể là sự tham gia nhiệt tình vào buổi thảo luận trên lớp hay sẵn sàng đặt những câu hỏi với giáo viên khi bạn gặp khúc mắc. Hãy quan sát cách những sinh viên người bản xứ tiếp xúc với các giáo sư của họ, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích cho những giờ lên lớp khi du học tại Hoa Kỳ. 9. Đăc điểm tính cách người Mỹ? Tính cá nhân Trên hết, người Mỹ tự hào về tính cá nhân và sự khác biệt. Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, song tính cá nhân và nhân quyền là điều quan trọng nhất với họ. Điều này nghe có vẻ giống thái độ ích kỷ nhưng chính nó lại khiến người Mỹ thanh thật, biết tôn trọng các cá nhân khác và biết đòi hỏi quyền bình đẳng con người. Tính tự lập Độc lập là một phần của sự đề cao con người trong văn hóa Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự đứng trên đôi chân của mình – một sự khởi đầu cho tính độc lập. Đa phần học sinh Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho
- mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, tự tìm việc, tự lên kế hoạch hôn nhân cho bản thân, thay vì ỷ lại vào gia đình. Sự thẳng thắn Thật thà và thẳng thắn, đối với người Mỹ còn quan trọng hơn việc giữ thể diện. Họ sẵn sang dành thời gian để trao đổi thẳng thắn những vấn đề mà họ thấy còn gây tranh cãi hoặc thậm chí là khi cảm thấy bị xúc phạm. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và không tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hình thức. Sự thẳng thắn khuyến khích người Mỹ thảo luận các bất đồng và giải tỏa mâu thuẫn hơn là cần đến sự can thiệp của người thứ ba. Phong thái thoải mái Người Mỹ thích ăn mặc và giải trí một cách bình thường. họ giao tiếp với một phong thái thoải mái mặc dù giữa họ có sự khác biệt về tuổi tác hay địa vị xã hội. Sinh viên gọi thầy cô bằng tên và ngược lại. đối với sinh viên quốc tế, họ coi hành động này như một thái độ vô lễ, thậm chí là thô lỗ nhưng đây là văn hóa Mỹ. Mặc dù, tại thời điểm nào đó, người Mỹ đã từng coi trọng các quy tắc, song nhìn chung cũng không quan tâm nhiều đến việc đó. Sự cạnh tranh Người Mỹ đánh giá cao các thành quả mà họ đạt được, vì vậy họ rất hay ganh đua với nhau. Bạn có thể tìm thấy những cuộc thi có tính chất giao hữu đồng thời cũng đầy ganh đua ở khắp mọi nơi. Từ cách đùa vui, cho đến việc thêm từ vào câu và cách trả lời nhanh, thông minh và hóm hỉnh của người Mỹ là hình thức ẩn dụ của sự cạnh tranh. Mặc dù đây là thói quen của người Mỹ, song đôi lúc cũng làm bạn cảm thấy không thoải mái. Sự hợp tác Người Mỹ cũng luôn thể hiện tính tập thể và sự hợp tác với mọi người trong quá trình làm việc để đạt được mục đích chung. Coi trọng thành tựu Có thể nói, người Mỹ luôn bị ám ảnh bởi những thanh tựu đạt được trong thể thao, vì vậy họ trưng bày những phần thưởng từ những thành tích thể thao cho tới thành tựu trong công việc kinh doanh tại văn phòng và tại nhà. Đôi khi, sách báo và các bộ phim thường không được đánh giá dựa trên chất lượng, mà dựa trên số lượng bán ra và lợi nhuận thu được. tại các trường đại học, mọi người chú trọng vào thành quả đạt được, vào điểm số và điểm trung bình cuối năm của sinh viên. Sự thân thiện theo cách riêng Nói chung, tình bạn giữa những người Mỹ thường ngắn ngủi và ngẫu nhiên hơn so với tình bạn được thiết lập ở các nền văn hóa khác. Điều này chịu nhiều ảnh hưởng từ sự hay thay đổi và một thực tế rằng người Mỹ không thích phụ thuộc vào bạn bè. Người Mỹ thường có khuynh hướng tách biệt rõ tình bạn, có bạn
- nơi làm việc, bạn trong cùng đội bóng, trong mối quan hệ gia đình… Tuy nhiên, họ cũng có thể trở thành những người bạn tốt và chân thành, điều đó đáng để bạn cố gắng thiết lập một tình bạn lâu dài với một người bạn Mỹ mà bạn quý mến. Người Mỹ thích hỏi Một số câu hỏi có thể hơi quá thẳng thắn và lạ lẫm đối với bạn bạn có thể sẽ phải trả lời một vài câu hỏi riêng tư ngay lần đầu gặp mặt. tuy nhiên, việc này xuất phát từ sự quan tâm thật sự, chứ không phải từ sự tọc mạch. Người Mỹ thường bị coi là thực dụng Thành công thường được đo đếm bằng số tiền mà người đó có, bằng lợi nhuận từ một vụ mua bán đem lại và bằng số sản phẩm mà người đó thu được. tuy nhiên, không phải người Mỹ nào cũng coi những điều trên là thước đo thành công. Họ thích những điều giản dị hơn là những tham vọng lớn lao. Hơn thế, rất nhiều người Mỹ thành công về mặt vật chất vẫn giành nhiều thời gian để tìm hiểu các giá trị văn hóa và tinh thần con người. Người Mỹ coi trọng thời gian Việc đúng giờ luôn được đánh giá cao trong xã hội Mỹ. họ sắp xếp các cuộc hẹn và cuộc sống bản thân theo một thời gian biểu. Họ luôn đến đúng giờ. Đối với sinh viên quốc tế, sinh viên Mỹ dường như luôn vội vàng và lỗ mãng. Nhưng người Mỹ lại luôn đạt hiệu quả cao trong công việc nhờ sự vội vàng này. Sự năng động Hoa Kỳ là mảnh đất năng động, luôn luôn biến đổi. nếu bạn là người quen với sự đủng đỉnh, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt với nhịp độ này. Còn ngược lại, bạn sẽ thấy hứng thú. Người Mỹ thường ít hiểu biết về thế giới Rất nhiều học sinh Mỹ không hiểu biết nhiều về địa lý cũng như các vấn đề của thế giới. họ thường hỏi những câu hỏi về những sự kiện toàn cầu đang xảy ra hoặc hoàn toàn ngờ ngệch về các vấn đề liên quan đến địa lý thế giới. sự thờ ơ của người Mỹ đến các vấn đề toàn cầu này được lý giải bởi sự xa cách của lãnh thổ Hoa Kỳ với các châu lục khác. Sự yên lặng có thể khiến người Mỹ lo lắng Người Mỹ không quen với sự im lặng. Họ thà nói về thời tiết còn hơn chấp nhận sự im lặng trong một cuộc hội thoại. Người Mỹ luôn rộng mở và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc Nếu bạn không hiểu một hành vi hay muốn hiểu thêm về phong tục và các giá trị sống của người Mỹ, đừng dè dặt khi đặt câu hỏi. bạn sẽ luôn có câu trả lời 10.Quyền công dân của người Mỹ
- Trong nền dân chủ của Hoa Kỳ, chính quyền tồn tại là để phục vụ các công dân của mình. Người dân Hoa Kỳ kỳ vọng rằng Chính phủ sẽ bảo vệ các quyền căn bản theo Hiến pháp của mình, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền được bảo vệ công bằng trước pháp luật. Công dân Mỹ hành sử nhiều quyền lợi và đặc ân cho phép họ tham gia toàn diện vào đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước. Các quốc gia khác xây dựng bản sắc dân tộc của riêng mình – tức là đặc điểm điển hình của người dân của quốc gia đó – chủ yếu thông qua các đặc tính chung như chủng tộc, nguồn gốc, tổ tiên, tôn giáo hay lịch sử. Nhưng các công dân Hoa Kỳ lại ít có điểm chung ở những phương diện này. Bản thân họ – hay tổ tiên của họ – đến từ tất cả các châu lục và quốc gia trên thế giới. Điều khiến những nhóm cá nhân đa dạng này gắn kết lại với nhau chính là một niềm tin chung, rằng sự tự do của mỗi cá nhân chính là đặc điểm thiết yếu của một chính quyền tự do. Người dân Mỹ cũng nhận thức rõ ràng rằng nếu muốn các quyền của mình được bảo vệ, họ cũng phải có trách nhiệm với xã hội. Phần lớn những người dân Mỹ đều sẵn sàng sống trong khuôn khổ của pháp luật, tham gia vào bồi thẩm đoàn khi được mời, đóng thuế và thực hiện quyền bầu cử một cách có trách nhiệm. Ở Hoa Kỳ, sự tham gia của người dân cũng có nghĩa là các công dân tôn trọng quyền của những người khác, chấp nhận chính quyền được bầu lên và nỗ lực để được biết, tham gia và đầu tư vào cộng đồng và quốc gia của họ. Tổng thống John F. Kennedy (1961–1963) đã đưa ra một định nghĩa khác về quyền công dân khi phát biểu tại lễ nhậm chức của mình, đó là “đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho các bạn – hãy hỏi các bạn có thể làm gì cho tổ quốc”. Trong suốt thời gian cầm quyền ngắn ngủi của mình, Kennedy đã khuyến khích những người Mỹ trẻ tuổi tham gia vào các chương trình của chính phủ nhằm xóa đói nghèo tại nước mình và các quốc gia khác. Mặc dù nhiệm kỳ của Tổng thống Kennedy đã phải chấm dứt sớm do bị ám sát chỉ vỏn vẹn một nghìn ngày sau khi nhậm chức, nhưng những lời kêu gọi trong buổi lễ nhậm chức của ông vẫn tiếp tục khích lệ người dân Mỹ, khiến họ không chỉ bằng lời nói mà còn thực sự bằng hành động để góp phần xây dựng đất nước, cộng đồng và thế giới. Cuốn sách này đề cập đến một số hoạt động và trách nhiệm mà những người dân Mỹ đang tình nguyện thực hiện để trở thành những công dân tốt, đồng thời cũng làm cho khu vực, cộng đồng và bang nơi họ sinh sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Hàng trăm, hàng ngàn người đang phục vụ ở những vị trí trong chính quyền bang và địa phương, tham gia vào các chiến dịch ủng hộ một ứng cử viên hay hỗ trợ một lĩnh vực cụ thể nào đó phát triển. Hàng vạn người đã dành khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để tham gia tình nguyện ở các tổ chức phi lợi nhuận vì một mục tiêu tốt đẹp hơn, hay đóng góp một phần thu nhập của mình cho những mục đích chính đáng. Bằng hàng ngàn cách, những người dân Mỹ đang đóng góp cho xã hội và đất nước của mình, họ hiểu rõ rằng quyền công dân là một đặc quyền và nó xứng đáng để họ không ngừng đóng góp nhiều hơn nữa • Từ thuở sơ khai là một số vùng thuộc địa vô danh bên bờ biển Đại Tây Dương, Hoa Kỳ đã trải qua một thời kỳ lịch sử chuyển biến lớn lao để trở thành một xứ sở mà nhà phân tích chính trị Ben Wattenberg từng gọi là dân tộc có tầm cỡ thế giới, với số dân gần 300 triệu người, đại diện cho hầu hết các quốc tịch và nhóm dân tộc trên trái đất. Đó cũng là một dân tộc mà tại đó, tốc độ và phạm vi của sự thay đổi - về kinh tế, công nghệ, văn hóa, nhân khẩu học và xã hội - đã diễn ra không ngừng. Hoa Kỳ luôn luôn là người đi đầu trong việc hiện đại hóa và tiến bộ, là những bước đi tất yếu nhằm thúc đẩy các dân tộc và các xã hội khác trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và tương tác với nhau. • Tuy vậy, nước Mỹ vẫn giữ được một ý thức về sự tiếp nối, một loạt các giá trị truyền thống vẫn được bảo tồn từ thuở lập quốc. Những giá trị đó bao gồm niềm tin vào tự do cá nhân, vào một chính quyền dân chủ và vào một cam kết về cơ hội kinh tế và tiến bộ cho tất cả mọi người. Sứ mệnh lâu dài của nước Mỹ là bảo đảm cho các giá trị về tự do, dân chủ và cơ hội - di sản của một tiến trình lịch sử phong phú, đầy biến động - luôn được bảo vệ và đơm hoa kết trái khi nước Mỹ và toàn bộ thế giới bước sang thế kỷ XXI. Mỹ được coi là đất nước của những cư dân nhập cư "a nation of immigrants". Hầu hết những người nhập cư có nguồn gốc xa xưa từ châu Âu và đã xây dựng nên xã hội Mỹ như ngày nay, họ vẫn chiếm số đông từ đó đến nay. Tuy nhiên số lượng các dân tộc và quốc gia ở Mỹ rất nhiều và mỗi thành phố thì tỉ lệ đó lại chia ra khác nhau. Nước Mỹ rất rộng lớn và đông dân. Với trên 9 triệu km vuông và dân số xấp xỉ 293 triệu người, Mỹ được coi là nước đông dân thứ 3 trên thế giới nhưng mỗi một gia đình trung bình lại sở hữu một số lượng đất lớn nên nói chung có thể cho rằng Mỹ là nơi "đất rộng người đông". Ở Mỹ, có nhiều loại khí hậu, thổ nhưỡng, phong cách sống và văn hóa khác nhau. Chỉ cần lấy một ví dụ như từ phía bờ Đông sang phía bờ Tây của Mỹ đã cách nhau 4-6h đồng hồ và từ miền
- Nam đang nóng nực chuyển lên phía Bắc đã là gió và bão tuyết. Do đó tùy theo sở thích của mình bạn có thể chọn cho mình được nơi ở và nơi vui chơi phù hợp. Dù cho có sự đa dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng mà có thể bạn chưa trải qua chỉ khi nào bạn đến Mỹ. Điều đó không thể nói hết được qua
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự hình thành nước Mỹ: Xã hội và văn hóa Mỹ - Trung tâm Hoa Kỳ
134 p | 612 | 138
-
Sốc văn hóa nước Mỹ: Phần 1
175 p | 227 | 66
-
Sốc văn hóa nước Mỹ: Phần 2
170 p | 170 | 52
-
SỰ XUNG ĐỘT CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA TẠI HOA KÌ
5 p | 225 | 44
-
XÃ HỘI, TRƯỜNG HỌC VÀ VĂN HÓA MỸ
5 p | 186 | 37
-
NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIM NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN VĂN HÓA MỸ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM 3 KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG
5 p | 234 | 26
-
sự khác biệt giữa văn hóa đại chúng và thực tế ở mỹ
88 p | 118 | 17
-
Tính năng động của văn hóa Mỹ
6 p | 67 | 9
-
Đối diện với chủ nghĩa thực dụng Mỹ
12 p | 100 | 9
-
Đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa nghi thức giới thiệu trong tiếng Anh của người Mỹ: Khảo sát trường hợp
5 p | 144 | 7
-
Văn hóa Mỹ - Việt trong hội thoại hàng ngày qua chủ điểm trường học
12 p | 37 | 4
-
Văn hóa và tôn giáo ở Mỹ
7 p | 194 | 4
-
Giá trị văn hoá trong các doanh nghiệp Mỹ
8 p | 93 | 4
-
Đề cương học phần Văn minh Mỹ (American Civilisation)
5 p | 70 | 3
-
Giảng dạy và nghiên cứu mỹ học tại ngôi trường 60 năm tuổi
5 p | 40 | 2
-
Giá trị văn hóa – thẩm mỹ qua nghệ thuật trang trí tại dấu ấn công trình kiến trúc lăng Thái hậu Từ Dũ trong dòng chảy di sản
4 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu ý nghĩa hình tượng cá trong văn hóa - mỹ thuật triều Nguyễn
16 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn