intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa sáng tạo và đổi mới

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

212
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môi trường cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải thể chế hóa quá trình phát huy tinh thần đổi mới. Đó được coi như một quy trình gieo mầm sáng tạo – yếu tố quyết định sự phát triển không ngừng. Đối với những nhà quản trị doanh nghiệp có tinh thần xây dựng văn hóa đổi mới, đòi hỏi đầu tiên là phải hiểu quá trình đổi mới và những chính sách hỗ trợ cho quá trình này. Theo Teresa Amabile, Tiến sĩ khoa học tại Trường quản trị kinh doanh Harvard, Mỹ, có bốn giai đoạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa sáng tạo và đổi mới

  1. Văn hóa sáng tạo và đổi mới Môi trường cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải thể chế hóa quá trình phát huy tinh thần đổi mới. Đó được coi như một quy trình gieo mầm sáng tạo – yếu tố quyết định sự phát triển không ngừng. Đối với những nhà quản trị doanh nghiệp có tinh thần xây dựng văn hóa đổi mới, đòi hỏi đầu tiên là phải hiểu quá trình đổi mới và những chính sách hỗ
  2. trợ cho quá trình này. Theo Teresa Amabile, Tiến sĩ khoa học tại Trường quản trị kinh doanh Harvard, Mỹ, có bốn giai đoạn của quá trình sáng tạo. Giai đoạn chuẩn bị: Đây là giai đoạn nhóm sáng tạo tập trung cao độ vào việc thu nhận thông tin và tất cả những dữ liệu cần thiết. Khi đã hình thành một dự án thì vai trò và vị trí của từng cá nhân trong nhóm được xác định rõ ràng, cụ thể đến từng phần việc và lĩnh vực, và có quy chế phối hợp làm việc theo nhóm. Giai đoạn hình thành ý tưởng: Trong giai đoạn này, mọi thành viên trong nhóm phải tập trung suy nghĩ, sử dụng các khả năng tư duy – tư duy logic, tư duy trực quan, những suy nghĩ bất chợt và luôn có ý thức kết nối, tổng hợp và phân tích. Kinh nghiệm cho thấy những người làm công việc này phải có ý thức ghi chép những ý tưởng bất chợt ở bất cứ thời điểm nào, không gian nào. Đã từng có những ý tưởng chợt đến khi người ta đang ngồi trên bàn tiệc, đang dự một chương trình giải trí… và sau đó được phát triển rất thành công. Giai đoạn phác thảo: Ý tưởng hoặc những suy nghĩ về đổi mới có thể đến bất cứ lúc nào. Đó là một quá trình kết nối, suy nghĩ từ thực tế, từ nhiều góc độ nhận thức của các thành viên trong nhóm thực hiện dự án. Sự tập trung các thành viên và sự trao đổi, tranh luận có thể phát sinh những vấn đề, ý tưởng mới mà một cá nhân riêng lẻ không nghĩ ra được. Giai đoạn thực hiện: Những ý tưởng mới bao giờ cũng cần phải được thực hiện bằng hành động kiên trì, quyết tâm cao và khả năng phối hợp trong công tác quảng bá, tiếp thị. Nếu trong giai đoạn hình thành ý tưởng, kỹ năng thu nhận, lọc thông tin, tổng hợp có ý nghĩa quyết định thì giai đoạn này đòi
  3. hỏi kỹ năng giao tiếp xã hội nhiều hơn, vì vậy công tác tổ chức và quản lý là rất quan trọng. Tạo văn hóa đổi mới Để xây dựng văn hóa đổi mới trong doanh nghiệp, cần lưu ý những vấn đề thực tiễn sau đây và thể chế hóa chúng trong văn hóa doanh nghiệp. Chọn nhân tố có tiềm năng đổi mới: Để xây dựng “lò ươm ý tưởng” trong doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải lựa chọn những người có khả năng đưa ra những ý tưởng mới và hỗ trợ họ bằng cách cung cấp những nguồn thông tin tham khảo và lực lượng trợ giúp. Lãnh đạo doanh nghiệp nên đào tạo những trưởng bộ phận để họ nắm được quá trình xây dựng văn hóa sáng tạo, để tạo sự phối hợp trong việc xúc tiến và tổ chức thực hiện ý tưởng mới. Tạo khu vực đệm: Có nghĩa là tạo một hệ thống vệ tinh xung quanh nhóm sáng tạo, loại bỏ tất cả những quy định, những áp lực công việc khác có thể gây phiền hà, khó khăn cho nhóm trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu. Nó còn bao hàm cả việc các bộ phận khác trong doanh nghiệp và phương tiện đều sẵn sàng phối hợp trong trường hợp nhóm sáng tạo cần hỗ trợ về dữ liệu và giải đáp một số vấn đề nhóm nêu ra. Người phụ trách có thể kiểm tra và góp ý những vấn đề cần thiết, giúp những người trong nhóm hoàn thành công việc. Tạo “đất diễn”cho nhóm sáng tạo: Đối với nhóm này, những thông tin, số liệu họ thu thập cho dự án là thực sự cần thiết. Họ cần phải được tập trung xử lý thông tin cho công việc. Họ có nhiệm vụ đưa ra những giải pháp thực hiện ý tưởng mới và trong đó có việc tạo ra mối liên hệ giữa các bộ phận, để chung sức thực hiện ý tưởng mới đã
  4. được lãnh đạo doanh nghiệp thông qua. Người giao việc cho nhóm sáng tạo nhiều khi cũng phải chịu sức ép nên yêu cầu nhóm phải sớm đưa ra những giải pháp. Vấn đề chính tạo “đất diễn” cho nhóm sáng tạo là phát huy năng lực và trách nhiệm của nhóm, đừng phán bất cứ điều gì, can thiệp sâu vào công việc và phương thức làm việc của họ. Lãnh đạo doanh nghiệp nên đào tạo những trưởng bộ phận để họ nắm được quá trình xây dựng văn hóa sáng tạo, để tạo sự phối hợp trong việc xúc tiến và tổ chức thực hiện ý tưởng mới. Đừng nóng vội yêu cầu có kết quả ngay: Chẳng có quá trình kinh doanh hay công nghệ nào mà không phải trải qua nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh. Nhưng để xây dựng một nếp văn hóa thật sự khuyến khích đổi mới, áp lực phải có ngay kết quả đôi khi làm hỏng cả một quá trình trước khi nó hoàn chỉnh. Thời hạn là một yếu tố nhằm hướng hoạt động của nhóm vào mục tiêu và khuyến khích hoàn thành công việc chất lượng cao; không nên lạm dụng tính thời hạn bởi vì nó dễ tạo điều kiện để người khác can thiệp ngang vào quá trình. Đưa ý tưởng sáng tạo vào thực hiện: Người lãnh đạo khuyến khích đổi mới phải là người đầu tiên sàng lọc ý tưởng mới và giải pháp, chọn những ý tưởng và giải pháp thích hợp với doanh nghiệp và tin tưởng sẽ đạt kết quả. Tiếp đó là việc triển khai ý tưởng và giải pháp đến bộ phận sale và marketing để tạo sự gắn kết và đưa ra thực hiện trong cuộc sống. Điều này rất quan trọng, không chỉ thu hoạch những thành công từ ý tưởng đổi mới mà còn khuyến khích những người đưa ra ý tưởng mới, vì họ đã đóng góp tốt vào sự phát triển của doanh nghiệp.
  5. Những nhà lãnh đạo khuyến khích sáng tạo cũng là những người muốn xây dựng một nếp văn hóa đề cao việc học và đào tạo nhân tài. Để biết doanh nghiệp của bạn có đáp ứng tiêu chí này không, sau dây là một cách thử rất đơn giản: Ở doanh nghiệp của bạn, một nhân viên nào đó đã qua hai lần cất nhắc có thể nêu một câu hỏi trái với quan điểm cố hữu của CEO không? Nếu câu trả lời là “Không”, có nghĩa là doanh nghiệp của bạn không thoáng như bạn nghĩ, và như vậy bạn phải đánh giá lại văn hóa của doanh nghiệp nếu bạn thật lòng muốn khuyến khích sáng tạo và gặt hái thành công từ quá trình sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2