intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vắng cha mẹ, trẻ rối nhiễu tâm lý

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù đã đi khám ở bệnh viện, được bác sĩ kết luận là sức khỏe không có vấn đề gì, nhưng bé Mai (3 tuổi) gần đây vẫn không hết tật nháy mắt. Bố mẹ bé rất lo lắng, chẳng hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Theo giải thích của một nhà tâm lý, bé Mai bị như vậy là vì một năm qua mẹ đi công tác nước ngoài, cháu thường xuyên ở cùng với bố. Đến khi mẹ về, bé bị tách ra ngủ phòng riêng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vắng cha mẹ, trẻ rối nhiễu tâm lý

  1. Vắng cha mẹ, trẻ rối nhiễu tâm lý Dù đã đi khám ở bệnh viện, được bác sĩ kết luận là sức khỏe không có vấn đề gì, nhưng bé Mai (3 tuổi) gần đây vẫn không hết tật nháy mắt. Bố mẹ bé rất lo lắng, chẳng hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Theo giải thích của một nhà tâm lý, bé Mai bị như vậy là vì một năm qua mẹ đi công tác nước ngoài, cháu thường xuyên ở cùng với bố. Đến khi mẹ về, bé bị tách ra ngủ phòng riêng.
  2. Theo quan điểm Freud, đây là giai đoạn mặc cảm Ơdip - những bé gái trong độ tuổi này thường có mong muốn yêu bố và muốn chiếm hữu bố cho riêng mình. Người mẹ đột ngột xuất hiện sau một năm không ở nhà khiến Mai có cảm giác mẹ đang “cướp” bố. Mặt khác, Mai chưa cảm nhận được sự có mặt trở lại của mẹ sau một thời gian dài. Mai tức tối nhưng không làm thế nào để bố mẹ hiểu được, nên bé nảy sinh tật nháy mắt. Chuyên gia tâm lý khuyên bố mẹ nên để Mai ngủ chung một thời gian và người mẹ từ từ tác động, giúp Mai dần chấp nhận sự xuất hiện của mẹ trong gia đình như trước đây. Kết quả, vài tuần sau, bé hết hẳn tật nháy mắt. Bé Mai giống như nhiều đứa trẻ khác có những rối nhiễu tâm lý do sự thiếu vắng cha hoặc mẹ. Những người mẹ, như mẹ của Mai, khi đi công tác xa nên
  3. liên lạc thường xuyên với con, thi thoảng gọi về cho con nghe thấy giọng mình. Người bố cũng nên chuẩn bị tinh thần cho con là mẹ sẽ về. Mặc dù người mẹ vắng nhà, nhưng nếu hai cha con luôn trò chuyện về mẹ, bé sẽ không hụt hẫng khi mẹ bất ngờ xuất hiện trở lại. Còn dưới đây là câu chuyện của bé Quang, 6 tuổi, có những biểu hiện rối nhiễu khi vắng cha. Mấy ngày nay, Quang thường tỏ ra sợ đến trường. Bé hay giả vờ đau bụng, đau đầu, đau tay… để không phải đi học. Nếu bị ép buộc, bé sẽ khóc lóc, nhất quyết không chịu đi. Mẹ Quang hoảng hốt đưa cháu đi khám khắp các viện nhưng các bác sỹ đều khẳng định cháu không hề đau ốm. Tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý, các chuyên
  4. gia cho rằng Quang bị như vậy xuất phát từ tình yêu với bố. Bình thường bố hay kể chuyện, đưa Quang đi chơi. Nhưng bố mẹ mới bất hòa, do bố ngoại tình với đồng nghiệp. Bố bỏ nhà đi với tình nhân, mẹ giấu, nói với Quang rằng bố đi xa không về nữa. Mỗi lần bố gọi điện nói chuyện với Quang, mẹ đều không cho phép. Bé Quang nghĩ mẹ ghét, đuổi bố đi nên giận mẹ. Bé nhớ bố, thường giả vờ ốm để bố về. Bé sợ đi học vì nghĩ rằng nếu đi sẽ không gặp được bố. Biện pháp đưa ra là cho hai bố con được nói chuyện cùng nhau. Bố giải thích vì sao vắng mặt ở nhà, nói cho bé hiểu bố vẫn luôn bên cạnh và yêu thương bé. Mẹ trò chuyện với bé, để bé hiểu rằng bố không rời bỏ bé, và mẹ không hề đuổi bố đi. Sau lần ấy, Quang đã quay trở lại trường học.
  5. Sự gắn bó giữa cha mẹ, con cái là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của trẻ. Nếu bố hoặc mẹ vắng mặt trong gia đình, cần phải thông báo hoặc có sự chuẩn bị sẵn sàng về tư tưởng cho các con. Các bậc cha mẹ cũng nên thay đổi quan niệm rằng, mọi vấn đề của con đều bắt nguồn từ yếu tố bệnh lý, dùng thuốc mới khỏi. Bên cạnh yếu tố sinh lý, đời sống tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi người. Đôi khi những rối nhiễu hoàn toàn do nguyên nhân tâm lý gây nên, và khi đó, cần chữa bệnh từ trong tâm chứ không đơn giản là dùng thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2