intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vị thuốc từ khổ qua

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mướp đắng còn gọi là khổ qua, ổ qua, lương qua, mướp mủ, tên khoa học Momordica charantia L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Cây leo nhờ tua cuốn. Thân có cạnh, ở ngọn có lông dài. Lá mọc so le, phiến lá chia 5 - 7 thùy, mép khía răng cưa, trên gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ; cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi; quả non màu vàng xanh, quả chín màu vàng hồng, chứa nhiều hạt dẹp có màng đỏ bao xung quanh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vị thuốc từ khổ qua

  1. Vị thuốc từ khổ qua Mướp đắng còn gọi là khổ qua, ổ qua, lương qua, mướp mủ, tên khoa học Momordica charantia L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Cây leo nhờ tua cuốn. Thân có cạnh, ở ngọn có lông dài. Lá mọc so le, phiến lá chia 5 - 7 thùy, mép khía răng cưa, trên gân lá có lông ngắn.
  2. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ; cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi; quả non màu vàng xanh, quả chín màu vàng hồng, chứa nhiều hạt dẹp có màng đỏ bao xung quanh. Phân bố và sinh thái: Mướp đắng gốc ở châu Phi, đã được thuần hóa ở Ấn Độ và nhiều nước nhiệt đới. Ở nước ta, nó được trồng ở khắp nơi trong các nương rẫy và vườn gia đình. Chế biến làm thực phẩm: Hầu như mọi người đều biết ăn mướp đắng: mướp đắng nấu với tôm, thịt heo nạc, mướp đắng ninh xương, hấp với thịt băm, muối dưa, làm nộm, xào, kho, ăn sống làm món ăn bổ mát, chống viêm nhiệt. Ngoài ra mướp đắng còn được chế thành trà (trà khổ qua) dùng để uống thay trà mạn rất tốt. Người ta đã biết thành phần dinh dưỡng tính theo g%: protid 0,9, glucid 3, cellulose 1,1 và theo mg%: calcium 18, phosphor 29, sắt 0,6, - caroten 40, vitamin B1 0,07 và vitamin C 22. Trong quả mướp đắng có một glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B1, C, các acid amin như adenin, betain v.v… Hạt chứa một chất dầu và một chất đắng. Sử dụng làm thuốc: Quả mướp đắng quý vì nó là một loại rau, vừa là một vị thuốc. Hải Thượng Lãn Ông đã viết trong Lĩnh Nam bản thảo: “Khổ qua tục gọi quả mướp đắng; Hột nó ích khí, làm dương tráng (tráng dương),
  3. Bổ hư lao, mát tim rất hay, Khổ hàn chữa tạng nhiệt, mắt sáng.” Khi còn xanh, nó có tính chất giải nhiệt, tiêu đàm, sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, trừ nhiệt độc, lợi tiểu, làm bớt đau nhức xương. Khi đã chín, nó có tính chất bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết. Nói chung, quả mướp đắng là thuốc bổ máu, giải nhiệt, giảm ho, trị giun, nhuận tràng, sát trùng và
  4. hạ đái đường. Dùng để tắm thì đỡ nhọt sởi, xát ngoài da cho trẻ em thì trừ rôm sảy và trị chốc đầu. Ở Trung Quốc, người ta cũng dùng mướp đắng để trị đột quỵ tim, bệnh sốt, khô miệng, viêm hầu, bệnh ecpet mảng tròn; liều dùng là 15 - 30 g, dạng thuốc sắc. Hạt mướp đắng có tính bổ dương, tráng khí, dùng chữa ho, viêm họng (nhai hạt mướp đắng nuốt nước hoặc mài ra cho đặc, lấy nước chưng hoặc hấp cơm uống, hoặc nhai ngậm với muối). Để chữa trẻ em đầu khô sủi vẩy trắng, chốc đầu, người ta dùng lá đào nấu nước gội sạch, rồi giã quả và hạt mướp đắng xoa hoặc bôi lên da. Trẻ em lên cơn kinh giật ho sốt cao hoặc cơn kinh phong, dùng hạt mướp đắng mài với nước cho uống. Hoa, lá và rễ mướp đắng cũng được sử dụng. Chúng đều có tác dụng trị lỵ, nhất là bệnh lỵ amip; người ta dùng rễ nấu nước uống; mỗi lần dùng 30 g rễ sắc uống với đường trắng; cũng dùng trị tiêu chảy. Trong trường hợp đinh nhọt và bệnh viêm mủ da, người ta dùng 5 - 10 g lá tươi (hoặc dùng quả) nghiền ra, thêm nước làm thuốc đắp ngoài. Đồng thời dùng quả tươi để ăn như thức ăn. TS.Võ Văn Chi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2