Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý<br />
Quản Lý Tổng Hợp Tài Nguyên Nước Đồng bằng Sông Cửu Long<br />
Th.S.Nguyễn Hiếu Trung, Ths. Nguyễn Võ Châu Ngân, P.GS. TSKH. Lê Quang Minh, Khoa<br />
Công Nghệ, ĐH Cần Thơ<br />
<br />
Tóm tắt: Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng Hệ Thống Thông Tin Địa lý (GIS) nhằm<br />
cung cấp thông tin cần thiết cho công tác nghiên cứu, qui hoạch quản lý tổng hợp tài<br />
nguyên nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Hệ thống được thiết kế để cung cấp<br />
dữ liệu cho 3 cấp quản lý: cấp vùng, cấp tỉnh và cấp dự án. Hệ thống cũng cho phép người<br />
sử dụng nhập số liệu cho một mô hình thủy văn, hệ thống phân tích qui hoạch sử dụng đất<br />
(LUPAS: Land use plan analysis system) và thể hiện kết quả của các mô hình này trên bản<br />
đồ. Đề tài là 1 trong những đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình INCO-DELTA<br />
giữa trường ĐH Cần Thơ và cộng đồng Châu Âu từ năm 1998 đến 2001, và luôn được cập<br />
nhật cho đến nay.<br />
<br />
Từ khóa: GIS, quản lý nước<br />
<br />
Abstract: The main objective of this study is to develop a Geographic Information System<br />
for integrated water resource management of the Mekong delta. The GIS database is<br />
constructed at three levels of detail: region level, province level and water management<br />
project level representing for natural resources, socio-econoic condition of the Mekong<br />
Delta. In addition, a water management model and a land use plan analysis system are<br />
integrated with the MKWATERGIS. This study was conducted under the framework of the<br />
INCO-DELTAS project, funded by the European Union (INCO) from 1998-2001. The<br />
system has been continuously updated.<br />
<br />
Key words: GIS, water management<br />
<br />
1. Giới thiệu:<br />
Công tác nghiên cứu, quản lý và quy hoạch sử dụng tài nguyên nước nói chung và ở Đồng<br />
bằng Sông Cửu Long nói riêng phải sử dụng một khối lượng dữ liệu rất lớn, đa lãnh mực,<br />
với nhiều cấp độ chi tiết khác nhau, ngoài ra rất nhiều phân tích mang tính không gian được<br />
sử dụng. Ở nhiều nơi trên thế giới, GIS được sử dụng rất hiệu quả cho công tác qui hoạch và<br />
quản lý tài nguyên nước vì GIS hỗ trợ rất nhiều công cụ mạnh để thu thập, xử lý, lưu trữ và<br />
phân tích dữ liệu không gian. Do đó, việc xây dựng một hệ thốngthông tin địa lý nhằm phục<br />
vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước cho vùng là hệt sức cần thiết. Hệ thống thông tin<br />
địa lý phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước ĐBSCL (MKWATERGIS) được xây dựng<br />
với ba cấp độ chi tiết khác nhau: cấp vùng, cấp tỉnh và cấp các dự án quản lý nước. Hệ<br />
thống cũng có một bộ phận để liên kết với một mô hình tính toán xâm nhập mặn (SAL99)<br />
do Phân viện Qui hoạch Thủy Lợi thiết kế, và mô hình giải các bài toán tối ưu hoá phục vụ<br />
cho công tác qui hoạch (LUPAS) được xây dựng bởi viện lúa quốc tế IRRI. Dữ liệu để chạy<br />
mô hình được truy xuất từ CSDL trong hệ thống, sau khi chạy mô hình, kết quả của mô hình<br />
được thể hiện ngược lại trong GIS.<br />
Hệ thống MKWATERGIS được xây dựng trên nền MapInfo, bằng ngôn ngữ MapBasic, và<br />
Visusal Basic.<br />
<br />
<br />
1<br />
2. Phương pháp thực hiện và kết quả<br />
2.1. Cấu trúc của hệ thống<br />
Tổng quan, hệ thống MKWATERGIS có hai bộ phận chính (xem hình 1):<br />
Bộ phận Thu thập số liệu thực hiện việc xử lý số liệu thô như bản đồ chuyên đề trên giấy,<br />
ảnh vệ tinh và các báo cáo thống kê, v.v... để đưa vào CSDL của hệ thống.<br />
Để cung cấp dữ liệu cho mô hình SAL99 và LUPAS, cần phải có một bộ phận chuyển đổi<br />
dữ liệu. Bộ phận này cũng cho phép chuyển đổi kết quả của SAL99, LUPAS sang dạng mà<br />
thống MKWATERGIS có thể thể hiện kết quả trên bản đồ.<br />
Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:<br />
• Chi cục thủy lợi các tỉnh ĐBSCL<br />
• Bộ môn KH Đất, Khoa Nông Nghiệp, ĐHCT<br />
• Viện Hệ thống Canh tác và Phát triển Nông thôn ĐBSCL, ĐHCT<br />
• Khoa Công nghệ, ĐHCT<br />
• Các dữ liệu đã thu thập được:<br />
• Các bản đồ sử dụng đất của ĐBSCL ở các thời đoạn khác nhau (1974, 1976, 1991,<br />
1996).<br />
• Bản đồ địa hình ĐBSCL (1:250.000)<br />
• Bản đồ hệ thống thủy nông khu vực Tứ giác Long Xuyên và khu vực dự án Qủan lộ<br />
Phụng hiệp.<br />
• Bản đồ địa hình khu vực TGLX<br />
• Bản đồ đất ĐBSCL<br />
• Bản đồ địa hình tỉnh Đồng Tháp<br />
• Các ảnh vệ tinh SPOT về ĐBSCL<br />
• Số liệu thứ cấp về đất đai, khí tượng thủy văn, công trình thủy lợi (kênh, cống, đập) theo<br />
từng cấp thể hiện .<br />
Ảnh<br />
Bản đồ Ảnh viễn thám<br />
viễn thám<br />
<br />
Thu thập, xử lý số<br />
liệu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cơ sở dữ liệu<br />
Dữ liệu đã chuyển đổi DL HÀNH CHÁNH DL CS Hạ Tầng<br />
Số liệu yêu cầu<br />
DLSử Dụng Đất DL KTXH<br />
DLKhí TượngThủy Văn<br />
<br />
SAL99 Kết quả Bộ phận chuyển đổi DL và<br />
LUPAS Trình bày kết quả<br />
Số liệu yêu cầu<br />
<br />
Kết quả<br />
Số liệu nhập Truy vấn<br />
Nhập SL<br />
Bản dồ chuyên đề<br />
Người sử dụng Kết quả phân tích<br />
HT Biểu đồ<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ tổng quan của MKGIS<br />
2<br />
2.2. Cấu trúc dữ liệu<br />
Hệ thống CSDL bao gồm:<br />
- CSDL quản lý hành chánh cấp tỉnh, huyện, xã<br />
- Quá trình sử dụng đất theo các giai đoạn khác nhau<br />
- Hệ thống kênh bao gồm vị trí, các thông số kỹ thuật của các kênh chính, kênh cấp<br />
hai của ĐBSCL<br />
- Hệ thống đê bao<br />
- Thủy công: cống, trạm bơm<br />
<br />
2.3. Giao diện hệ thống<br />
Menus<br />
Giao diện hệ thống được thiết kế bằng ngôn ngữ VisualBasic. Menu của hệ thống như hình<br />
2 dưới đây.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. menu của MKWATERGIS<br />
<br />
Hệ thống menu của MKWATERGIS được phân theo :<br />
• Điều kiện tự nhiên, cho phép truy vấn các thông tin về điều kiện tự nhiên của vùng<br />
ĐBSCL;<br />
• Điều kiện kinh tế xã hội, cho phép truy vấn thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của<br />
vùng và của các tỉnh trong vùng;<br />
• Các công cụ truy suất, tìm kiếm thông tin theo điều kiện đơn hay điều kiện phức;<br />
• Công cụ (tool): là các công cụ cho phép nhập, kích hoạt các mô hình toán liên quan<br />
đến quản lý tài nguyên nước;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
2.4. Thông tin về điều kiện tự nhiên của ĐBSCL<br />
Thông tin về điều kiện tự nhiên của ĐBSCL bao gồm:<br />
- Các đơn vị đất đai phục vụ cho công tác qui hoạt của ĐBSCL phân theo điều kiện<br />
thổ nhưỡng và khí tượng thủy văn<br />
- Phân vùng sinh thái nông nghiệp của ĐBSCL<br />
- Nguồn nước:<br />
Lượng mưa<br />
Bốc hơi<br />
Nước ngầm<br />
Lụt<br />
Xâm nhập mặn<br />
- Quản lý nước: các dự án quản lý nước trong vùng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Menu "Điều kiện tự nhiên"<br />
<br />
Dưới đây là một số bản đồ được lưu trữ trong hệ thống:<br />
<br />
Các đơn vị đất đai Bản đồ sinh thái nông nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Mưa và bốc hơi trung bình : Bản đồ nước ngầm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản đồ đất Bản đồ cao độ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản đồ ngập lũ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
2.5. Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của ĐBSCL<br />
Thông tin về kinh tế xã hội bao gồm:<br />
- Đơn vị hành chánh: bao gồm các thông tin tổng quát như dân số, mật độ dân số,<br />
diện tích canh tác và năng suất của các cây nông nghiệp chính của các tỉnh được<br />
thể hiện.<br />
- Thành phần kinh tế chính của ĐBSCL như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp<br />
- Các thành phần kinh tế xã hội khác như cấp nước, sức khoẻ cộng đồng, năng<br />
lượng,v.v…<br />
- Chi tiết về KTXT của các tỉnh trong vùng ĐBSCL<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Menu “Kinh tế xã hội”<br />
<br />
2.6. Các công cụ (tools)<br />
Trong menu " tools", menu con SAL và LUPAS cho phép người dùng nhập dữ liệu, xuất<br />
dữ liệu, chạy mô hình từ môi trường GIS. Các file số liệu của các mô hình nói trên được<br />
định dạng rất nghiêm ngặt, nên khi nhập liệu bằng cách truyền thống thì người nhập phải hết<br />
sức cẩn thận, tuy nhiên vì dữ liệu nhập rất nhiều nên sai sót là điều khó tránh. Với cách nhập<br />
trực quan trên bản đồ của GIS và công cụ tự động chuyển đổi định dạng file số liệu của mô<br />
hình, người nhập ít nhầm lẫn hơn, ngoài ra dữ liệu được lưu trữ trong database nên dễ cập<br />
nhật, truy suất (hình 5).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Menu “Tool”<br />
<br />
<br />
Đối với mô hình SAL, một bản đồ nền của hệ thống thủy lợi trong khu vực ĐBSCL đã được<br />
nhập sẵn với tất cả các dữ liệu cơ bản của từng đối tượng (cống, trạm bơm, đoạn kênh).<br />
Trên các con kênh, các điểm tính toán cũng được vẽ. Sau khi tính toán, một chương trình<br />
con sẽ chuyển ngược kết quả của SAL99 vào các nút tính toán trên bản đồ. MKWATERGIS<br />
sẽ dựa trên kết quả đó xây dựng các bản đồ đẳng mặn.<br />
<br />
<br />
6<br />
Hình 6. Sơ đồ nhập số liệu cho mô hình sal99 và kết quả mô hình cho thấy đường đẳng<br />
mặn tháng 4/ 1996<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Đề tài đã thực hiện được mục tiêu là xây dựng một cấu trúc của HTTT địa lý phục vụ công<br />
tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước ĐBSCL. Hệ thống MKWATERGIS được thiết kế với<br />
giao diện dễ sử dụng. Hệ thống khi được xây dựng hoàn chỉnh sẽ rất hữu dụng trong công<br />
tác qui hoạch quản lý tài nguyên nước của Đồng Bằng Sông Cửu Long, góp phần nâng cao<br />
sự phát triển bền vững của vùng. Ngòai ra, hệ thống có thể hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác<br />
đào tạo các chuyên ngành về tài nguyên, môi trường của Trường ĐHCT.<br />
Cấu trúc dữ liệu của hệ thống hợp lý, đi từ tổng quan (cấp vùng) đến chi tiết (cấp tỉnh, dự<br />
án). Tuy nhiên, do giới hạn về tài chính và thời gian, chỉ một số tỉnh như An Giang và Bạc<br />
Liêu có dữ liệu chi tiết, các tỉnh còn lại chỉ có bản đồ hành chính. Để nâng cao độ tin cậy<br />
của dữ liệu, cần phải có những bản đồ chính xác và cập nhật hơn.<br />
Trong tương lai, việc liên kết các cơ quan ban ngành có liên quan đến công tác qui họach và<br />
quản lý tài nguyên nước trong việc khai thác và xây dựng hê thống là hết sức cần thiết. Các<br />
cơ quan này sẽ góp ý cho cấu trúc dữ liệu của hệ thống và nêu yêu cầu về công cụ phân tích<br />
đánh giá sao cho hệ thống đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế của họ.<br />
Hệ thống<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
ESSA, 1992. Water Control Project for the Quang Lo/Phung Hiep Area Mekong Delta, Vietnam.<br />
A Pre-Frasibility Study. International Environmental Management Inc. Thailand<br />
<br />
General statistical office, 1999. Statistical yearbook 1998. Statistical publishing house,<br />
Vietnam.<br />
<br />
General statistical office, 2000. Statistical yearbook 1999. Statistical publishing house,<br />
Vietnam.<br />
<br />
7<br />
Vo-Tong-Xuan and Shigeo Matsui, 1998. Development of farming systems in the Mekong Delta.<br />
JIRCAS, CTU, CLRRI, Vietnam.<br />
<br />
Mekong Delta Master Plan, 1991. Mekong delta Master Plan (Vie/87/031), Working paper No.4<br />
Agriculture . The Nethelands Engineering Consultants.<br />
<br />
Mekong Delta Master Plan, 1993. Master Plan for the Mekong delta in Vietnam, A perspective<br />
for sustainable development of land and water resources. The Nethelands Engineering<br />
Consultants.<br />
<br />
Mekong Delta Master Plan, 1993. Mekong delta Master Plan (Vie/87/031), Thematic study on<br />
management of water resources. T1: Optinal use of water resources . The Nethelands<br />
Engineering Consultants<br />
<br />
Sanh et al. 1998. History and Future of Farming Systems in the Mekong Delta in "Development<br />
of Farming Systems in the Mekong Delta of Vietnam", Ho Chi Minh City Publishing House.<br />
<br />
The Netherland Delta Development Team, 1974. Recommendations Concerning Agricultural<br />
Development with improved water control in the MekongDelta, Irrigation and Drainage.<br />
Committee For The Coordinations of the Lower Mekong Basin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />