intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố cảm xúc trong tranh luận

Chia sẻ: Lê Văn Châu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

84
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động tư duy của con người luôn có sự tác động của cảm xúc. Cảm xúc giữ vai trò hướng đạo trong tư duy. Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của tư duy. Mức độ ảnh hưởng của cảm xúc đến tư duy rất lớn và diễn ra trên một diện rộng, từ cảm xúc đơn giản đến tình cảm phức tạp. Cảm xúc là 1 loại virút của tinh thần, chúng ta là người tạo ra nó, bị lây nhiễm và chịu tác động bởi nó. Về bản chất, cảm xúc phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố cảm xúc trong tranh luận

  1. Yếu tố cảm xúc trong tranh luận. Hoạt động tư duy của con người luôn có sự tác động của c ảm xúc. Cảm xúc giữ vai trò hướng đạo trong tư duy. Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của tư duy. Mức độ ảnh hưởng của cảm xúc đến tư duy rất lớn và diễn ra trên một diện rộng, từ c ảm xúc đ ơn giản đến tình cảm phức tạp. Cảm xúc là 1 loại virút của tinh thần, chúng ta là người tạo ra nó, bị lây nhiễm và chịu tác động bởi nó. Về bản ch ất, cảm xúc phát sinh ngoài ý thức nhưng nó lại định hướng cho hành vi của con người. Phần lớn các suy nghĩ của chúng ta đều bị ảnh hưởng rất l ớn t ừ cảm xúc. Ví như khi chúng ta đang ở trong một phòng họp có không khí cởi mở, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau thì m ọi ng ười d ễ ch ấp nh ận ý ki ến trái chiều từ người khác và sẵn sàng tranh luận tìm ra giải pháp tốt nhất. Trong tâm trạng tâm trạng hết sức thoải mái ấy ta rất dễ chấp nh ận những yêu cầu của người khác, hoặc ra một quyết định nào đó rất dễ dàng. Nhưng có khi cùng một ý kiến hay yêu cầu đó, lúc chúng ta đang ở trong một tình huống khó khăn, không thoải mái hoặc vì m ột c ảm xúc nào đó hoàn toàn cá nhân (khó chịu, ghen tỵ, đố kỵ, không ưa ng ười đối thoại…) cũng cản trở đến việc chấp nhận ý kiến người khác và ra quy ết định hợp lý. Tư duy phản biện là loại hình tư duy. Nhưng mặt trái của tư duy phản biện cũng là một thách thức mà người nghiên cứu, người h ọc v ề nó cần chú ý. Có thể có một số vấn đề liên quan đến cảm xúc con người như sau: - Tư duy phản biện có làm mất các mối quan h ệ xã hội quanh chúng ta không, vì không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận sự ph ản biện của người khác về suy nghĩ của mình? - Khi phản biện chúng ta có giữ được cảm xúc cân bằng để nh ững suy nghĩ của chúng ta đảm bảo tính khách quan không? - Khi nhận sự phản biện từ người khác chúng ta có đủ bình tĩnh để đón nhận và xem xét vấn đề từ góc nhìn của người khác không? - Làm thế nào để mình phản biện ý kiến người khác mà h ọ tâm ph ục khẩu phục? - Làm thế nào để khi nghe người khác phản biện ý kiến của mình mà mình không tự ái? - Với người hay bảo thủ, háo thắng, dễ tức giận sẽ rèn luyện t ư duy phản biện như thế nào?
  2. Chúng ta có thể nhận thấy ngay những cuộc tranh luận dù là chuyện phiếm hay chuyện nghiêm túc trong một hội thảo khoa học cũng hay xảy ra vấn đề cãi vã, tức giận, và vấn đề cần tranh lu ận không đ ược giải quyết, mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng. Người phản biện thiếu kỹ năng giao tiếp nên làm vấn đề rối h ơn và gây tranh cãi, làm mất lòng người nhận sự phản biện. Vì những vấn đề thách thức trên, chúng ta thấy có tư duy ph ản biện không chưa đủ mà cần có kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng giao tiếp trong tranh luận sao cho sự phản biện có hiệu quả cao nh ất. Các k ỹ năng này hỗ trợ quá trình tư duy phản biện, giúp cho các tranh lu ận tránh đ ược hiện tượng vấn đề bị rối hay các bên tham gia mất bình tĩnh. Hai k ỹ năng này sẽ giúp mọi người phát huy tốt nhất tư duy phê phán, giúp mọi việc được giải quyết theo cách tốt nhất có thể một cách rõ ràng và hợp lý. Để yếu tố cảm xúc trong tranh luận tác động tích cực tới chiều hướng tư duy chủ đạo của các bên tranh luận, mỗi người cần có trí thông minh xúc cảm (EQ). Thuật ngữ trí thông minh xúc cảm (Emotional Intelligence) do hai nhà tâm lý học Mỹ Peter Salovey và John Mayer s ử dụng năm 1990. EQ được hiểu là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, th ấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. EQ là khả năng quản lý cảm xúc giúp chúng ta đ ưa ra nh ững quy ết định sáng suốt hơn và để cải thiện các mối quan hệ của chúng ta đ ối v ới mọi người. EQ còn được hiểu là khả năng tự kiềm chế tình cảm, tự đánh giá, khả năng kiểm soát và chế ngự những khát vọng, đam mê, khả năng kỷ luật tự giác, khả năng tư duy tích cực, tìm ra được nhiều giải pháp để giải quyết công việc. "Nếu IQ là chỉ số đặc trưng cho sự thông minh trí tu ệ thì EQ đ ược coi là chỉ số đặc trưng cho sự thông minh tâm hồn" (Peter Salovey). Trí thông minh xúc cảm gồm có 4 cấp độ : 1. Nhận biết cảm xúc: Khả năng có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh. 2. Hiểu được cảm xúc: có khả năng hiểu và th ấu cảm đ ược các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
  3. 3. Tạo ra cảm xúc: Có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua đó, biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác. 4. Quản lý cảm xúc: Có khả năng tự quản lý được cảm xúc c ủa mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hoà đồng vào tập thể. Phần thêm : theo em không nên đưa phần này vào đề c ương bài giảng, để gv triển khai trên lớp : Kỹ năng nói lời phản biện:  Muốn phản biện phải biết ghi nhận ý kiến người khác. Ý kiến của bất cứ ai cũng có yếu tố hợp lý nh ất định (có 1 ph ần h ợp lý, hoặc ít nhất cũng có thiện chí, cố gắng…)  Phản biện vấn đề, không phê phán con người “Tôi chưa đồng ý với quan điểm của anh chứ không phải tôi không thích con người anh”  Đưa ra những lý lẽ thuyết phục, gợi ý cách tốt hơn  Phản biện với thái độ tôn trọng, cởi mở ......... Kỹ năng nhận sự phản biện  Lắng nghe để thấu hiểu ý của người phản biện  Suy nghĩ tích cực: đối phương phê phán vấn đề chứ không phải phê phán mình.  Dẹp tự ái cá nhân. Kiềm chế cảm xúc cá nhân, tránh thành kiến  Cùng tìm ra giải pháp hợp lý chứ không tìm cách trả đũa  Tôn trọng đối phương và ý kiến của họ  …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2