intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoá giải những tình huống khó xử trong giao tiếp

Chia sẻ: Ho Quang Hung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:1

680
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong công việc, đôi lúc bạn gặp phải những vấn đề cũng như tình huống khó xử trong giao tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoá giải những tình huống khó xử trong giao tiếp

  1. Hoá giải” những tình huống khó xử trong giao tiếp THỨ NĂM, 13 THÁNG 1 2011 10:08 LÊ THỊ OANH Trong công việc, đôi lúc bạn gặp phải những vấn đề cũng như tình huống khó xử trong giao tiếp. Vậy bạn đã giải quyết chúng như thế nào? 1. Bạn đang thuyết trình bằng máy chiếu rất hăng say trước những vị “tai to mặt lớn” thì chợt phát hiện thấy  những lỗi sai chính tả hết sức ngớ ngẩn, nằm chình ình ngay trên máy chiếu. Bạn sẽ xử lý sao đây? Thật ra đây là một lỗi không quá to tát, sự cố này có thể do bạn quá vội vã mà quên soát lại bài trình bày của mình.  Tuy vậy, bạn cũng cần có lời xin lỗi đến những người có mặt ở đó. Đừng cố gắng chữa ngượng bằng những lời giải  thích dài dòng. Hãy thừa nhận lỗi của mình một cách thẳng thắn, mọi người sẽ vui vẻ bỏ qua cho bạn. 2. Giữa cuộc họp có nhiều quan khách quan trọng tham dự mà cái bụng của bạn cứ ngang nhiên “ọc ạch”  kêu đói vì chưa kịp ăn sáng. Bạn chỉ muốn độn thổ? Bạn đỏ mặt, ngồi im và cúi gằm mặt xuống? Tất cả những cử chỉ như vậy chẳng thể làm giảm  bớt những ánh mắt nhìn chằm chặp thể hiện sự khó chịu mà mọi người dành cho bạn. Bạn càng cố lấn trốn, bạn càng  tự biến mình thành người vô duyên và lố bịch. Khôn ngoan nhất trong lúc này là phát huy năng khiếu hài hước của  bạn. Hãy khẽ nhún vai, mỉm cười với mọi người và nói kiểu như: “Có lẽ sau buổi họp này, tôi phải đi tạ lỗi với cái bụng  của mình mới được!”. 3. Bạn định gửi một lá thư khá mùi mẫn cho cô bạn thân, nhưng chẳng hiếu sao lá thư ấy lại có mặt trong  hòm thư của cô đồng nghiệp cùng phòng. Dĩ nhiên bạn có thể đổ lỗi cho lỗi kỹ thuật, lỗi mạng hay do nhiều nguyên nhân khác. Nhưng chắc chắn những gì bạn  “bày tỏ” trong lá thư đã được cô nàng đồng nghiệp “bắt thóp”. Bạn cần có lời đính chính ngay lập tức và xin lỗi về sự  nhầm lẫn này để tránh sự hiểu nhầm không đáng có có thể dẫn đến. 4. Sếp vô tình nghe được những “lời gẫy cánh” mà bạn đang nói về ông ấy với đồng nghiệp trong giờ ăn trưa. Dù những gì bạn nói về sếp là đúng, bạn cũng đã mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng: nói xấu người khác sau lưng và  nói xấu cấp trên. Cách giải quyết tốt nhất mà bạn có thể làm bây giờ là nhanh chóng tìm cách nói chuyện riêng với  sếp và bày tỏ rằng bạn thực sự hối hận về hành động thiếu suy nghĩ của mình. Tình huống này cũng có thể tạo cho  bạn và sếp có một cơ hội để nói chuyện thật cởi mở vì lí do tại sao bạn lại thấy sếp mình khó ưa đến vậy. 5. 3 người đang nói chuyện, một người ra ngoài và bạn bắt đầu “tám” chuyện với người còn lại và bắt đầu nói  xấu người vừa đi. Bất chợt người đó quay lại và tất nhiên đã nghe hết tất cả những gì bạn đã nói. Lỗi của bạn vẫn là nói xấu sau lưng người khác. Lúc này, đừng tỏ thái độ giật mình, chột dạ rồi im lặng không thốt lên  lời. Cách tốt nhất là vẫn vờ như không biết gì, vẫn tiếp tục trò chuyện và kín đáo chêm thêm những lời khen hoặc  đánh giá tích cực về người thứ 3. Điều này sẽ làm giảm bớt những “lỗi lầm” mà bạn vừa gây ra trước đó. Chắng hạn  như bạn đang nói: “Ý kiến mà cô ta đưa ra là ý kiến quái đản nhất mà tôi từng gặp” thì bạn có thể tiếp tục: “Nhưng  phải thừa nhận rằng ý kiến rất mới mẻ, tôi đang xem xét liệu mình có nên tham gia vào nhóm của cô ấy hay không.” Trong cuộc sống hàng ngày, không phải lúc nào bạn cũng đủ tỉnh táo để xử lý mọi việc một cách đúng đắn. Những  sai lầm là không thể tránh khỏi, điều quan trọng là bạn cần phải biết cách giải quyết những sai lầm đó như thế nào để  không mất đi những mối quan hệ mà bạn đã cố gắng tạo dựng bấy lâu nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2