intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính độc lập của NHNN Việt Nam

Chia sẻ: Khongphai Xoan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

297
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một định chế công cộng, nhưng quan hệ của NHTW với chính phủ không hoàn toàn giống các định chế công cộng khác. Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm ra đời, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống văn hóa của từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay độc lập với chính phủ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính độc lập của NHNN Việt Nam

  1. (Nhóm 3, lớp: ca3, chiều thứ 5, C6) Chủ đề: Tính độc lập của NHNN Việt Nam I. Lý luận chung về tính độc lập của NHTW: 1. Tại sao cần có 1 NHTW độc lập: Là một định chế công cộng, nhưng quan hệ của NHTW với chính phủ không hoàn toàn giống các định chế công cộng khác. Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm ra đời, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống văn hóa của từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay độc lập với chính phủ. Theo quan điểm của những quốc gia đi theo mô hình NHTW độc lập với chính phủ, trực thuộc quốc hội thì quan hệ giữa NHTW và chính phủ là quan hệ hợp tác được thể hiện trong mô hình sau: Quốc hội NHTW Chính phủ Chính sách tiền tệ, sử Pháp luật, biện pháp hành dụng các công cụ: chính: Tái chiết khấu Ngân sách Hoạt động thị trường mở Khu vực kinh tế công cộng Dự trữ bắt buộc Trợ cấp bảo hiểm Mục tiêu Duy trì mức giá cả ổn định Tạo công ăn việc làm Tăng trưởng kinh tế Mô hình NHTW độc lập với chính phủ Điển hình cho trường phái này là NH dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy sĩ, NHTW Pháp, NH Nhật Bản và gần đây là NHTW châu âu. Theo đó, cần phải có sự phân quyền giữa 2 cơ quan: tạo tiền( NHTW) và tiêu tiền của NN trong nền kinh tế. NHTW nên có quyền quyết định đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị
  2. trước mắt mà phần lớn nhằm gây ấn tượng trước thời kỳ bầu cử của chính phủ, NHTW sẽ ko thể theo đuổi được các mục tiêu chính sách dài hạn do đó chính sách tiền tệ sẽ có thể được NN sử dụng để hỗ trợ cho các chính sách kinh tế của mình, không phải bao giờ cũng phân bổ nguồn lực tối ưu. Ví dụ như tốc độ tăng cung tiền, tín dụng chỉ định, lạm phát, thâm hụt ngân sách…Tuy nhiên ko phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ khi điều hành cstt. Mức độ độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu NN vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NHTW. 2. Mức độ độc lập của NHTW: Việc không có một mô hình lý tưởng là do cấu trúc của NHTW của một nước chịu sự chi phối bởi hàng loạt các nhân tố thuộc nước đó như thể chế kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hoá, mà các nhân tố này ở các nước khác nhau là không thể giống nhau. Vì vậy, điều quan trọng là các nước phải thiết lập một mô hình sao cho phù hợp nhất với giai đoạn trước mắt cũng như tương lai có thể dự kiến được. Căn cứ vào mục tiêu CSTT của NHTW, có thể chia mức độ độc lập của NHTW theo các yếu tố : Một là, "Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu": NHTW có trách nhiệm quyết định cstt và chế độ tỷ giá nếu như nó không được thả nổi. Độc lập về mục tiêu là trao cho Ngân hàng trung ương thẩm quyền được quyết định lựa chọn cho mình mục tiêu hoạt động chủ yếu trong số vài mục tiêu đã được luật định. Mức độ độc lập này là cao nhất mà một NHTW có thể có được. Ví dụ điển hình cho kiểu độc lập này là Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ - Fed mà mục tiêu chủ yếu được nó lựa chọn trong số các mục tiêu có thể xung đột với nhau là toàn dụng nhân công và ổn định giá cả. Mô hình này là hình thức tự chủ cao nhất nhưng cũng khó áp dụng nhất. Một NHTW muốn đạt được mức độ độc lập này phải có một mức độ tín nhiệm rất cao đối vơi công chúng và các nhà chính trị để có thể chuyển đổi mục tiêu thành công, đặc biệt khi đang trong giai đoạn phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngoài ra, mô hình này đòi hỏi NHTW phải có được khả năng thống kê kinh tế - tài chính đặc biệt chính xác để trên cơ sở đó có thể đưa ra được những dự báo kinh tế tốt. Để áp dụng mô hình này cũng đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về các biến số kinh tế khác nhau, về tổng sản phẩm quốc nội và về những mối liên kết giữa cung tiền, lãi suất và nền kinh tế. Điều này là cần thiết để có thể quyết định tỷ lệ tăng trưởng cung ứng tiền tệ phù hợp nhằm duy trì sự ổn định giá cả. Do chính sách tiền tệ có tác động tới nền kinh tế sau một độ trễ nhất định (lên tới 18 tháng và có thể dài hơn để có thể đạt được hiệu ứng đầy đủ) nên những dự báo kinh tế tốt là yếu tốt quan trọng đảm bảo cho một NHTW hoàn thành được mục tiêu hoạt động chủ yếu của mình.
  3. Hai là, "Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động": Ở mô hình này Ngân hàng trung ương được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng khác với kiểu Độc lập về mục tiêu. Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động có một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật. Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt đồng là một mô hình NHTW khắt khe hơn về mức độ tự chủ của NHTW. Ở mô hình này NHTW chỉ có một mục tiêu duy nhất được quy định trong Luật Ngân hàng trung ương và bất kỳ sự thay đổi nào cũng đòi hỏi Luật phải được bổ sung, chỉnh sửa. Hình thức độc lập này có lẽ phù hợp với trường hợp của NHTW Châu Âu - ECB khi mà có tới 25 nước có chủ quyền, một số này hùng cường hơn một số khác, đang lôi kéo theo định hướng của riêng từng nước nhằm đáp ứng mục tiêu kinh tế xã hội của quốc gia mình. Ba là, "Tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành": Theo mô hình này thì Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn bạc, thoả thuận với NHTW. Sau khi Quyết định được thông qua, NHTW sẽ có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu. Như vậy NHTW sẽ được trao đủ thẩm quyền cần thiết để có thẻ toàn quyền lựa chọn những công cụ điều hành chính sách tiền tệ phù hợp nhất sao cho đạt tới mục tiêu đã xác định. Trên thế giới hiện có tới 36% trong số các NHTW của các quốc gia có mức thu nhập cao, 42% số các NHTW của các quốc gia có mức thu nhập trung bình khá và trên 50% thuộc các nước có mức thu nhập dưới trung bình lựa chọn kiểu tự chủ này đối với NHTW Yêu cầu của hình thức tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành là cần thiết phải đạt được thoả thuận giữa Chính phủ hoặc Quốc hội với NHTW. Nội dung chính của thoả thuận là công bố chỉ tiêu cho chính sách tiền tệ hoặc chế độ tỷ giá và được thiết lập cho một giai đoạn xác định. Trên cơ sở ý kiến của NHTW, chỉ tiêu tiền tệ có thể được thiết lập dưới hình thức độ tăng trưởng cung tiền hoặc lạm phát giá cả cần đạt được theo trục thời gian của sự thoả thuận. NHTW có đủ thẩm quyền để lựa chọn cách tốt nhất sao cho đạt tới chỉ tiêu được giao. Sự không hoàn hảo của những thông tin kinh tế có trong tay đòi hỏi phải linh hoạt, mềm dẻo trong cách tiếp cận và đặc tính kỹ thuật của các thị trường tài chính gợi ý mạnh mẽ rằng việc lựa chọn công cụ nào là tốt nhất nên thuộc về thẩm quyền của NHTW - cơ quan có đủ chuyên môn kỹ thuật cần thiết để thực hiện. Điều này càng có sức thuyết phục hơn khi mà các Ngân hàng trung ương đang nhanh chóng tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để đạt tới các mục tiêu chính sách tiền tệ của mình. Vì vậy, đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về sự vận hành của các thị trường tài chính và công cụ quản lý vốn khả dụng của hệ thống Ngân hàng. Việc áp dụng mô hình tự chủ này có thuận lợi quan trọng nhất là nó cho phép có sự hoà hợp giữa chính sách tiền tệ với các mục tiêu của chính sách kinh tế tổng thể của một nước trong một giai đoạn nhất định, thường là từ 3 tới 5 năm. Cũng qua mô hình này, NHTW có trách nhiệm giải trình đầy đủ cho những hành động của mình về chính sách tiền tệ trước những nhà chính trị được bầu hợp pháp. Hơn nữa,
  4. việc các cơ quan có thẩm quyền lẫn NHTW cùng thông báo quyết định sẽ tạo điều kiện thực hiện sự công khai minh bạch về hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Như vậy, trong mô hình này NHTW không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất mức chỉ tiêu hoạt động và thoả hiệp về chỉ tiêu đó mà còn có toàn quyền (được luật định) trong việc lựa chọn cách tốt nhất để đạt tới chỉ tiêu bằng cách sử dụng các công cụ được cho là thích hợp nhất. Bốn là, "Mức độ tự chủ bị hạn chế thậm chí không có": Ở hình thức này Chính phủ là người quyết định chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như là thường xuyên can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách. Ở vị thế này, NHTW thực chất chỉ là một cơ quan của Chính phủ - cơ quan ngang bộ. Vì vậy NHTW không phát huy hết được khả năng, vai trò của mình trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá cả, hỗ trợ kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Sở hữu nhà Sở hữu tư nhân Kết hợp sở hữu nhà nước và tư nhân nước Argentina South Africa Austria (50% cổ phần chính phủ) Australia Switzerland Belgium (50%) Canada United States Chile (50%) Denmark Greece (10%) Finland Japan (55%) France Mexico (51%) Germany Turkey (25%) India Italy (Public company) Ireland Netherland New Zealand Norway Spain Sweeden United Kingdom
  5. Hình 1: Sự sở hữu NHTW của 1 số nước trên TG 3. Quan hệ tương quan giữa tính độc lập với các yếu tố lạm phát, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng : Quan hệ với lạm phát: Nghiên cứu của Alesina và Summers (1993) dựa trên các quan sát giai đoạn từ năm 1955-1988 cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa tính độc lập của NHTƯ với lạm phát bình quân và với sự biến thiên của chỉ số lạm phát. Kết quả này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu khác của Cukierman, Webb và Neyapti (1992), Debelle và Fischer (1994). Điều này mang lại nhiều ý nghĩa cho Việt Nam bởi kiềm chế lạm phát đã từng là một ưu tiên chính sách của Chính phủ và trong tương lai lạm phát vẫn luôn là một nguy cơ lớn tiềm ẩn đối với nền kinh tế Việt Nam Mức độ độc lập của NHTW và mức lạm phát ở 1 số nước (Nguồn: Alesina and Summers (1993), trích lại trong Pollard (1993)
  6. Quan hệ với thâm hụt ngân sách: Nghiên cứu của Pollard (1993) về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTƯ với cán cân ngân sách trong giai đoạn từ năm 1973- 1989 đã chứng minh rằng ở những nước có NHTƯ độc lập cao thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách càng giảm. Theo Pollard, khi các quan hệ cho vay theo chỉ định hay ứng vốn cho ngân sách không còn chịu sự chi phối của chính phủ thì sẽ tạo ra một kỷ luật trong chi tiêu tốt hơn, qua đó góp phần làm tăng tính minh bạch và tạo ra một cán cân ngân sách bền vững hơn. Quan hệ với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu của Alesina và Summers (1993), của Barro (1991), De Long và Summers (1992), Levine và Renelt (1992) không thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa tính độc lập của NHTƯ với tăng trưởng sản lượng thực tế sau khi kiểm soát các yếu tố khác tác động đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, Thụy Sỹ là nước có NHTƯ độc lập nhất nhưng lại có mức độ tăng trưởng thực và sự biến thiên tăng trưởng kinh tế thực thấp hơn mức bình quân của các nước trong mẫu. Trong khi đó, Tây Ban Nha là nước có NHTƯ độc lập không cao nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất. Các lý thuyết kinh tế phát triển đã chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế là sự phức hợp của nhiều yếu tố và chính sách khác nhau. Cho nên mặc dù không có mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa mức độ độc lập của NHTƯ với tăng trưởng kinh tế nhưng một chính sách tiền tệ có hiệu lực và hiệu quả sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế ổn định hơn. II. Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 1. Giới thiệu qua về NHNN Việt Nam: 1.1 Sơ đồ :
  7. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 1.2 Vị trí và chức năng: Tại hầu hết các nước, ngân hàng trung ương (mà ở ta gọi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là một tổ chức điều tiết độc lập không nằm trong bộ máy hành pháp. Ở nước ta Ngân hàng Nhà nước thuộc Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ có hàm tương đương bộ trưởng.
  8. Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm giao dịch cho chính phủ. Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ: “ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.” Nếu là tổ chức điều tiết độc lập, NHNN có thể chủ động trong chính sách tiền tệ của mình nhằm bảo vệ sức mạnh của đồng tiền, ngăn chặn lạm phát, phục vụ sự phát triển của đất nước mà không quá phụ thuộc vào công việc hàng ngày của cơ quan hành pháp. Do là một tổ chức thuộc Chính phủ và nhất là khi Chính phủ còn "chủ quản" nhiều doanh nghiệp nhà nước nên đôi khi NHNN rất khó xử khi có "mệnh lệnh" trái ngược với sứ mệnh và các chính sách tiền tệ và các quy chế điều tiết hệ thống ngân hàng thương mại của mình. Có thể nêu ra quá nhiều các tình huống như vậy đã từng xảy ra trong vài chục năm qua.
  9. Khoanh nợ là một thí dụ. Cách đây hơn chục năm NHNN đã nhận được lệnh khoanh nợ các khoản nợ của rất nhiều doanh nghiệp nhà nước. Giải quyết việc khoanh nợ đã kéo dài cả chục năm rất tốn kém và phức tạp. Lẽ ra việc khoanh nợ, hoãn nợ, thậm chí xoá nợ là việc thường xuyên của các NHTM phải làm trong hoạt động bình thường của mình. Tuy nhiên, trong quá khứ nhiều ngân hàng quốc doanh đã phải cho khách hàng này, khách hàng nọ vay theo mệnh lệnh hành chính từ trên xuống. Hiện nay việc này đã giảm đi, song vẫn còn có khả năng xảy ra và gây méo mó cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với gói kích thích kinh tế bằng hỗ trợ lãi suất 4% rất có khả năng hiện tượng trên lại tái xuất hiện. Gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn chủ yếu để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu, v.v... Còn gói hỗ trợ lãi suất 4% trung dài hạn đã được mở ra cho các dự án đầu tư, đóng tàu, v.v... và khả năng đó càng tăng cao hơn. Rất có thể xảy ra tình huống giả định sau. Để giúp đỡ các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn. Chính phủ có thể "chỉ thị" hay "thông báo" cho NHNN Việt Nam hướng dẫn các NHTM: cho vay có hỗ trợ lãi suất cho DN cụ thể nào đó (bình thường các NHTM có thể rất đắn đo, cân nhắc và có thể không cho vay); nếu dư nợ của một DN vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng (theo quy định thì không ngân hàng nào được cho 1 khách hàng hay nhóm khách hàng có liên quan, thí dụ các công ty trong 1 tập đoàn, vay quá 15% vốn tự có của mình) thì bằng mệnh lệnh hành chính có thể vượt qua quy chế này; khoanh nợ cho doanh nghiệp đó; nếu có nợ quá hạn thì chưa đưa doanh nghiệp đó vào danh sách có nợ xấu (và vì thế các khoản vay mới sẽ rất khó); v.v... Tình huống như thế đã từng xảy ra rất nhiều lần trong quá khứ. Gặp tình huống như vậy NHNN thực sự khó xử, cứ như phải "đứng trước hai làn đạn": làm theo mệnh lệnh hành chính thì trái với các quy định, không làm theo thì bị tội "bất tuân lệnh" cấp trên. Đấy là những tình huống khó xử cần tránh.
  10. Hiện nay cũng rất có thể xảy ra các mệnh lệnh hành chính như đã từng xảy ra thời xưa. Giả như việc đó thực sự xảy ra, thì không hiểu NHNN ứng xử ra sao. Thật khó. Phải loại bỏ sự nhập nhằng và mơ hồ này, không tạo điều kiện cho bất cứ ai vi phạm quy định. Nếu NHNN là cơ quan điều tiết độc lập và luật cấm sự can thiệp hành chính như vậy của cơ quan hành pháp thì những cơ hội như thế không còn hay được giảm rất nhiều, hệ thống có khả năng vận hành lành mạnh. 2. Mức độ độc lập của NHNN Việt Nam thể hiện chỗ nào? Về địa vị pháp lý: Trong dự thảo Luật NHNN sửa đổi, được NHNN soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ, địa vị pháp lý của NHNN vẫn được giữ nguyên, tức là cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Điều này cho thấy chính bản thân NHNN vẫn chưa sẵn sàng cho một địa vị mới có tính độc lập hơn đối với Chính phủ. Tuy nhiên, cho dù NHNN đã sẵn sàng cho một vị thế độc lập mới thì với cấu trúc thể chính trị hiện nay cộng với những quan hệ có tính "thông lệ" giữa NHNN với các cơ quan khác của Chính phủ thì mục tiêu độc lập hoàn toàn với các quyết sách Chính phủ là chưa khả thi. Khi địa vị pháp lý không được độc lập thì khả năng độc lập về mục tiêu và quá trình thực thi chính sách cũng ít nhiều bị giới hạn. Áp dụng cách thức gián tiếp theo hướng làm tăng tính độc lập của NHTƯ trong điều kiện môi trường kinh tế - chính trị như hiện nay ở Việt Nam, có vẻ là cách thức có hiệu quả nhất trong ngắn hạn và trung hạn. Bước đi đầu tiên có tính thử nghiệm cho một NHTƯ độc lập là cho phép NHNN được độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu chính sách ưu tiên trong nhóm các mục tiêu được chọn lựa phù hợp với điều kiện nền kinh tế vĩ mô mà không nhất thiết phải phù hợp với các chính sách khác của Chính phủ. Về mục tiêu: Luật cần đưa ra một hoặc một nhóm các mục tiêu chính sách cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Quốc hội cần loại bỏ những mục tiêu chung và không rõ ràng như đảm bảo quốc phòng an ninh hay nâng cao đời sống nhân dân. Nghiên cứu mục tiêu chính sách của các NHTƯ trên thế giới cho thấy chúng thường tập trung vào các mục tiêu chính như kiểm soát lạm phát, duy trì công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, ổn định hệ thống tiền tệ và thị trường tài chính (Cecchetti, 2008). NHNN nên được trao quyền lựa chọn mục tiêu cho từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô mà không chịu sự can thiệp hay chỉ đạo từ phía Chính phủ hay các cơ quan liên quan khác. Về quyết định thực thi chính sách: Thống đốc phải được trao quyền quyết định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định
  11. đó chứ không nên thông qua Chính phủ. Điều này không những góp phần làm tăng tính chủ động cho NHNN mà còn làm giảm độ trễ ngoài của chính sách tiền tệ - một yếu tố quan trọng làm giảm tính hiệu lực của chính sách. Về quan hệ với ngân sách: Để đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ, những nhiệm vụ khác như tạm ứng chi ngân sách cũng nên được quy định lại để Thống đốc có quyền từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách được Quốc hội phê duyệt hàng năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trường. Về tổ chức và cơ chế tài chính: Thực hiện tốt chính sách tiền tệ đòi hỏi NHNN phải thu hút được đội ngũ lớn những chuyên gia đầu ngành về tài chính, ngân hàng nên cần phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong việc thu hút chuyên gia về môi trường làm việc và chế độ lương thưởng. Hơn nữa, để cho việc thực thi chính sách có tính phản biện cao, Thống đốc cần được trao quyền chủ động trong việc thành lập Ban tư vấn chính sách tiền tệ, trong đó quy tụ khoảng 10 người, gồm những chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm quản lý và tư vấn tại các NHTƯ của các nước phát triển am hiểu về điều kiện kinh tế Việt Nam Thống đốc cần được trao quyền trong việc quy định sử dụng những khoản thặng dư trong hoạt động ngân quỹ, chuyển tiền điện tử hay quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, để có thể có cơ chế tiền lương phù hợp hơn. Hơn nữa, các khoản thu chi sẽ hợp lý hơn khi NHNN được quyền tự chủ trong thu chi đặc biệt là trong việc quản lý biên chế các chi nhánh và vụ, cục. Về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN đối với các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới hạn chức năng và thẩm quyền được giao phó. 3. Ảnh hưởng của tính độc lập tới việc điều hành chính sách tiền tệ: 3.1 Lãi suất: Công cụ lãi suất tín dụng là công cụ gián tiếp trong điều tiết chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay. Vai trò của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế + Là công cụ diều tiết kinh tế vĩ mô + Là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô + Là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
  12. + Là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Công cụ lãi suất tín dụng được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất.Có thể nối đây là một công cụ rất quan trọng trong diều hành chính sách tiền tệ. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất tín dụng. +Cung và cầu về tiền vay. +Mức độ rủi ro trong việc hoàn trả vốn +Số lượng vay và thời hạn vay. +Mức sinh lời cảu nền kinh tế. +Thu chi ngân sách +Chi phí hoạt động ngân hàng. +Lạm phát. Thực trạng lãi suất tín dụng ở Việt Nam ** Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992): Đây là cơ chế lãi suất đã có từ trước nhưng có sự thay đổi căn bản, theo nguyên tắc của việc xác định lãi suất là: Bảo toàn được vốn và có lãi, được áp dụng ở các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Cơ chế lãi suất này được điều chỉnh theo biến động của chỉ số giá, đặc biệt là lãi suất ngoại tệ được áp dụng theo mức lãi suất của thị trường tiền tệ quốc tế Dân chúng mất niềm tin đối với hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế suy giảm. Một số nghiên cứu lúc đó cho rằng sự mất niềm tin này cùng với lãi suất thực âm vào lúc đó khiến rất nhiều người dân rút tiền tiết kiệm của mình và chuyển sang vàng hay đô-la Mỹ. Mức độ phát triển tài chính theo chiều sâu (biểu diễn bằng tỷ lệ M3/ GDP) giảm từ 27,8% năm 1989 xuống 24,6% năm 1992 (NHTG, 1994). Tình trạng này làm cho lãi suất không thực hiện được chức năng vốn có của nó; lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của công chúng, phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
  13. ** Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995): Đặc trưng của cơ chế này là Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của ngân hàng thương mại để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình, thực chất là bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam. ** Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000): Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động (lãi suất đầu vào của ngân hàng thương mại) và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu ra). Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của VND trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 ở các nước Đông Nam Á. ** Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002): Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời. Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Theo cơ chế lãi suất này cho thấy Ngân hàng Nhà nước VN đã quyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu vực và thế giới. ** Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2008): Trong thực tế, cơ chế lãi suất này được NHNN chuyển đổi từng bước bắt đầu từ tháng 5.2001 áp dụng cho hình thức vay bằng ngoại tệ, tiếp theo 5.2002 là áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng trong nước. Nhìn một cách tổng quát thì quá trình thực thi cơ chế tự do hóa lãi suất ở VN bước đầu đã có kết quả nhất định. Trong năm 2008, NHNNViệt Nam đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần và tới thời điểm
  14. tháng 6/2008, mức lãi suất đang là 14%, mức cao nhất ở Châu Á, từ mức 12% trước đó. NHNN cũng giảm giá đồng VND 2% trong tháng này nhằm giải tỏa áp lực đối với đồng tiền trong nước. ** Cơ chế điều hành dựa trên mức lãi suất cơ bản.( 5/2008 đến nay) - Ngày 16/5/2008, NHNN ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng VNĐ. Luật này có hiệu lưc từ ngày 19/5/2008, theo đó, LSCB VNĐ đã được điều chỉnh lên 12% /năm và : +LSCB sẽ do NHNNVN công bố hàng tháng và có thể điều chỉnh khi cần thiết. +LS kinh doanh ( LSTG và LSCV) sẽ không vượt quá 150% Duy nhất vào thời điểm đầu 2008 khi mà tình hình lạm phát đang ở mức rất cao thì dường như vai trò của NHNN mới có tính tự chủ cao nhất. Khi mà NHNN đưa ra các quyết định một cách mau lẹ. Như việc tăng lãi xuất cơ bản giúp cho các ngân hàng thương mại có thể tăng lãi suất đảm bảo khả nămg thanh toán… Tóm lại, lãi suất là một công cụ điều tiết nền kinh tế hết sức nhạy cảm, có tác động lớn đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế, vì vậy, để đảm hiệu quả tối ưu khi sử dụng công cụ này thì các nhà làm chính sách cần: - Có lộ trình, giải pháp khuyến khích phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong nền kinh tế để nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của DN, hạn chế tình trạng tín dụng đen, thị trường tài chính ngầm phát triển tự do không có kiểm soát. - Điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt, kịp thời, duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, phù hợp cơ chế thị trường trên cơ sở xử lý tốt mối quan hệ về lợi ích của người gửi tiền, các Ngân hàng và người vay tiền. - Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, làm biến dạng sự vận động của lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, giúp cho các chủ thể tham gia thị trường có thể dự báo, đưa ra các giải pháp đối phó phù hợp. - Tăng cường năng lực dự báo kinh tế và sớm đưa ra các giải pháp điều tiết mang tính đón đầu để tránh các cú sốc về lãi suất, gây tổn thương cho các chủ thể trong nền kinh tế.
  15. - Trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, cần thực hiện triệt để và kiên trì giải pháp hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi DN có thể tiếp cận được sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm phát huy tốt nhất hiệu ứng từ gói kích cầu này đối với toàn bộ nền kinh tế. 3.2 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHNN mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Trong năm 2008, với tình hình chung là thị trường BDS chỉ trong vài tháng đã gia tăng chóng mặt, giá tăng từ 2 đến 3 lần so với năm 2007 đã tạo thành những bong bóng BĐS đe dọa nhà đầu tư. Thị truờng chứng khoán biến động thất thường nhưng hiện có xu hướng đi xuống với tốc độ 30%. Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải có vốn đầu tư. Tuy nhiên dòng vốn chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện nay là vốn tín dụng ngân hàng so với vốn đầu tư của ngân hàng và vốn tự có của nhà đầu tư. Vô tình chúng ta đã vướng vào 1 vòng tròn mang tên "Tín dụng". Lúc này công cụ thị trường mở được NHNN đưa ra kịp thời và rất linh hoạt Theo đó NHNN phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Quy định bắt buộc cho 3 NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng và 2 NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 - 500 tỷ đồng/ngân hàng. Không chỉ những vậy, các NH phải mua 20.300 tỷ đồng trái phiếu cùng một lúc, gấp từ 20 đến 40 lần so với mức 500 tỷ - 1.000 tỷ đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thường kỳ. Điều đặc biệt nữa, nếu như các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở với NHNN để được vay tái cấp vốn thì quyết định lần này NHNN nói rõ là không được vay tái cấp vốn. Do đó các NHTM khi thiếu hụt tạm thời thanh khoản không thể sử dụng tín phiếu mình đang sở hữu để vay tái cấp vốn ngắn hạn 1-2 tuần tại NHNN. Kỳ hạn của tín phiếu lại khá dài tới 364 ngày, hay gần 1 năm. => Là 1 điều chỉnh mở rộng nghiệp vụ thị trường mở của NHNN nhằm thu hồi lượng tiền mặt quá lớn đồng thời thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại.
  16. Trong 6 tháng đầu năm 2010, NHNN đã thực hiện tăng lượng tiền cung ứng thông qua việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày; giảm lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 7,8%/năm xuống 7,5% - 7%/năm; Tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn; Thực hiện hoán đổi ngoại tệ với các tổ chức tín dụng có dư vốn huy động bằng ngoại tệ; giảm lãi suất hoán đổi ngoại tệ kỳ hạn 1 tháng từ 8%/năm xuống 7,5%/năm và 3 tháng từ 8,5%/năm xuống 8%/năm; Hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN còn tiển khai nhiều giải pháp về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ, thị trường vàng và cải thiện lòng tin của thị trường vào tính nhất quán của chính sách tiền tệ và tỷ giá; Quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD/VND được điều chỉnh tăng 3,36% kể từ ngày 11/2/2010 và duy trì ổn định cho đến nay… 3.3 Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHNN về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Điều kiện: Tiền mặt tại NHTM ≥ Dự trữ bắt buộc Hoặc: tiền mặt tại NHTM + vay thêm ≥ Dự trữ bắt buộc Đây là 1 công cụ gián tiếp giúp NHTW điều chỉnh qui mô lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng phải giữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW, không được hưởng lãi, không dược dùng để đầu tư, cho vay, và thông thường được tính theo 1 tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền gửi của khách hàng. Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Mặt khác, khi tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng). 3.3.1 Việc điều hành công cụ này của NHNN VN
  17. 3.3.1.1 NHNN điều chỉnh hoạt động quy định dự trữ bắt buộc  NHNN Việt Nam quy định việc trích lập quỹ dự trữ là nghĩa vụ bắt buộc đối với các TCTD. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật NHNN Việt Nam, “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”. Có thể nói một cách cụ thể hơn, “dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN”. (Theo Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003). • Mục đích: làm phương tiện kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng, đồng thời trong một chừng mực nhất định, góp phần đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống. • Việc xác định dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng được Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ đối với từng TCTD. • Đối với dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. • Đối với dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN. • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi do Thống đốc NHNN quy định tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.  Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế luôn diễn biến phức tạp, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được thay đổi liên tục để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính sách tiền tệ quốc gia. Theo Quyết định số 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các TCTD như sau: • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; NHTM cổ phần nông thôn,
  18. Qũy tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: Các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, NHTM cổ phần nông thôn, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác, công ty tài chính, Qũy tín dụng nhân dân trung ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.  Ở nước ta, hoạt động quy định dự trữ bắt buộc chính thức được thực hiện từ năm 1992 . Kể từ đó đến nay, hoạt động này không ngừng được hoàn thiện và sử dụng một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ. Bên cạnh một số ưu điểm lớn của công cụ dự trữ bắt buộc như đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM, giúp NHTM tránh được rủi ro mất khả năng thanh toán, tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó áp dụng không phân biệt mọi ngân hàng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, => Việc NHNN không ngừng thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gây ra tình trạng kém ổn định cho các ngân hàng. Do đó, đòi hỏi NHNN phải đưa ra những quyết định chính xác, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, vừa đảm bảo cho việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 3.3.1.2 Thực tiễn: Trong mấy năm gần đây, lạm phát trong nước tăng mạnh, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI đã tăng là 9,1% (đây là quý có mức tăng cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây) và đã vượt xa chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra cho cả năm 2008 là: GDP tăng từ 6,7-7% và giữ cho CPI thấp hơn mức này. Theo Quyết định số 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008 về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD thì NHNN đã mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc gồm: các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (trước đó chỉ áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được tăng 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định trước đó. Cụ thể đối với tiền VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 10% lên 11%; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 4% lên 5%; đối với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn
  19. và có kỳ hạn dưới 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 4% lên 5%. Kể từ ngày 05/11/2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng nội tệ giảm 1% và tiền gửi dự trữ bắt buộc ngoại tệ giảm 2%. Trong quý III/2008, nền kinh tế Việt Nam có chiều hướng tốt lên khi chỉ số lạm phát ngày càng có xu hướng giảm dần, NHNN cũng đã ban hành một số quyết định liên quan đến việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo hướng giảm xuống. Lãi suất DTBB Quyết định Ngày thực hiện 3,5%/năm 1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008 01/09/2008 5,0%/năm 2133/QĐ-NHNN ngày 25/9/2008 01/10/2008 10%/năm 2321/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 9%/năm 2950/QĐ-NHNN ngày 3/12/2008 5/12/2008 8,5%/năm 3162/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 22/12/2008 Bảng 3: Những dấu mốc thay đổi lãi suất dự trữ bắt buộc từ tháng 9 – đến tháng 12/2008 => NHNN vẫn thắt chặt duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao để hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế và để thu hút bớt tiền từ lưu thông về thông qua công cụ dự trữ bắt buộc. Song linh hoạt ở chỗ tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc để góp phần giảm chi phí hoạt động tín dụng cho các TCTD Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 ở mức 6% nhưng lạm phát có thể lên 2 con số do tăng trưởng tín dụng mạnh. Giá hàng hóa thế giới cao trở lại cũng sẽ tác động đến giá cả trong nước . Ngày 18/1/2010, NHNN Việt Nam có Quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 2/2010 giảm mạnh so với mức hiện hành. Cụ thể, theo quy định mới, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; giảm mạnh so với mức 7% áp dụng từ 1/1/2009.
  20. Đối với Agribank, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 6%). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 3%). Đối với Agribank, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (thay cho mức 2% hiện hành). Như vậy, cùng với việc 7 tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ, việc Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc nói trên sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại có thêm nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.  Có thể nói, thông qua hoạt động quy định dự trữ bắt buộc, NHNN có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền trong lưu thông bởi vì, khi NHNN quyết định giảm mức dự trữ bắt buộc của TCTD gửi tại NHNN xuống một mức độ nhất định thì điều đó cũng có nghĩa rằng phần vốn thực tế mà TCTD đưa vào lưu thông sẽ tăng lên. Hành động này đồng nghĩa việc bành trướng khối cung tiền tệ trong lưu thông. Ngược lại, trong trường hợp phải giảm khối cung tiền tệ trong lưu thông, đẩy lùi lạm phát, NHNN có thể quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD nhằm thu hẹp khả năng cấp tín dụng của những đối tượng này đối với khách hàng, đồng thời có tác dụng phòng ngừa những hậu quả bất lợi sau này có thể xảy ra đối với các TCTD khi khách hàng gửi tiền đồng loạt rút tiền gửi trong cùng thời điểm. Bằng quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ “thắt chặt” hay “nới lỏng” đối với nền kinh tế xã hội, nhằm mục tiêu đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 3.3.1.3 Đánh giá về tính độc lập Không giống như trong việc điều hành các công cụ khác, do mức độ nhạy cảm của công cụ đến lượng cung tiền, đến nền kinh tế mà mức độ độc lập của NHTW thể hiện qua công cụ này cũng khác hơn so với các công cụ khác. Từ việc phân tích hoạt động điều hành với công cụ dự trữ bắt buộc ta có thể thấy NHNN Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2