§2 CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ (Tiết 1)
( Giải tích 12 - Chương trình chuẩn)
I. Mục tiêu:
+ Biết các khái niệm cực đại, cực tiểu; biết phân biệt các khấi niệm lớn nhất, nhỏ nhất.
+ Biết các điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
+ Sử dụng thành thạo các điều kiện đủ để tìm cực trị của hàm số.
+ Hiểu mối quan hệ giữa sự tồn tại cực trị và dấu của đạo hàm.
+ Cẩn thận, chính xác; Tích cực hoạt động; rèn luyện tư duy trực quan, tương tự.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ…
- Học sinh: Nắm kiến thức bài cũ, nghiên cứu bài mới, đồ dùng học tập.
- Phương pháp:
Kết hợp nhiều phương pháp, trong đó vấn đáp, gợi mở là phương pháp chủ đạo.
- Tiến trình:
- Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra tác phong, sỉ số, thái độ học tập…
- Kiểm tra bài cũ (5’): Xét sự đồng biến, nghịch bến của hàm số: (y = frac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x)
- Bài mới:
Hoạt động 1: Khái niệm cực trị và điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của học sinh
|
Nội dung
|
+ Treo bảng phụ (H8 tr 13 SGK) và giới thiệu đây là đồ thị của hàm số trên.
H1 Dựa vào đồ thị, hãy chỉ ra các điểm tại đó hàm số có giá trị lớn
nhất trên khoảng (left( {frac{1}{2};frac{3}{2}} ight)?)
H2 Dựa vào đồ thị, hãy chỉ ra các điểm tại đó hàm số có giá trị nhỏ
nhất trên khoảng (left( {frac{3}{2};4} ight)?)
+ Cho HS khác nhận xét sau đó GV chính xác hoá câu trả lời và giới thiệu điểm đó là cực đại (cực tiểu). + Cho học sinh phát biểu nội dung định nghĩa ở SGK, đồng thời GV giới thiệu chú ý 1. và 2.
+ Từ H8, GV kẻ tiếp tuyến tại các điểm cực trị và dẫn dắt đến chú ý 3. và nhấn mạnh: nếu (f'({x_0}) e 0) thì ({x_0}) không phải là điểm cực trị.
+ Yêu cầu HS xem lại đồ thị ở bảng phụ và bảng biến thiên ở phần KTBC (Khi đã được chính xác hoá). H1 Nêu mối liên hệ giữa tồn tại cực trị và dấu của đạo hàm?
+ Cho HS nhận xét và GV chính xác hoá kiến thức, từ đó dẫn dắt đến nội dung định lí 1 SGK.
+ Dùng phương pháp vấn đáp cùng với HS giải vd2 như SGK. + Cho HS nghiên cứu vd3 rồi lên bảng trình bày.
+ Cho HS khác nhận xét và GV chính xác hoá lời giải.
|
|
§2 CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ
I. Khái niệm cực đại, cực tiểu
Định nghĩa (SGK)
Chú ý (SGK)
II. Điều kiện đủ để hàm số có cực trị
Định lí 1 (SGK)
|
4. Củng cố toàn bài(3’):
+ Cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm:
Số điểm cực trị của hàm số: (y = {x^4} + 2{x^2} - 1) là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
+ Nêu mục tiêu của tiết.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà (1’):
HS về nhà xem kĩ lại phần đã học, xem trước bài mới và làm các bài tập: 1, 3-6 tr18 SGK.
V. Phụ lục: Bảng phụ:
Trên đây là giáo án tiết 1 của bài Cực trị của hàm số.
Quý Thầy/cô, phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài học Bài 2 Chương 1 Giải tích 12 để có thêm nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình dạy và học.
Nếu gặp khó khăn khi giải bài tập liên quan đến cực trị, các em học sinh có thể tham khảo phần hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 2 Chương 1 Giải tích 12.
Để cũng cố bài học cũng như luyện giải trắc nghiệm để có sự chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia môn Toán, các em học sinh có thể tham gia làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Bài 2 Chương 1 Giải tích 12.