YOMEDIA
ADSENSE
50 năm nền sân khấu Việt Nam
288
lượt xem 56
download
lượt xem 56
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nằm giữa các nền văn minh cổ đại châu Á, giữa Trung Quốc và Ấn Độ cùng với văn minh bản địa Đông Nam Á lại được sớm tiếp cận với văn minh phương Tây trong thời kỳ cận đại, nền sân khấu Việt Nam đã được tạo dựng và giao lưu, làm nên một nền sân khấu có nguồn gốc dân tộc có tiếp thu tinh hoa thế giới, cho nên từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã có một di sản sân khấu đa dạng và độc đáo, dân tộc và hiện đại. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 50 năm nền sân khấu Việt Nam
- 50 năm nền sân khấu Việt Nam Nằm giữa các nền văn minh cổ đại châu Á, giữa Trung Quốc và Ấn Độ cùng với văn minh bản địa Đông Nam Á lại được sớm tiếp cận với văn minh phương Tây trong thời kỳ cận đại, nền sân khấu Việt Nam đã được tạo dựng và giao lưu, làm nên một nền sân khấu có nguồn gốc dân tộc có tiếp thu tinh hoa thế giới, cho nên từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã có một di sản sân khấu đa dạng và độc đáo, dân tộc và hiện đại. Từ thế kỷ 19 trở đi, sân khấu Tuồng đã có một thời kỳ vàng son rực rỡ trong cung đình; Chèo đã có một thời nổi đám sân đình với nụ cười dân gian trào lộng; Sân khấu Cải lương đã đi diễn ở Pháp năm 1928; Kịch nói đã diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội. Gánh xiếc Long Tiên, gánh xiếc Tạ Duy Hiển, múa rối cạn ở Tế Tiêu, múa rối nước ở Nguyên Xá, kịch ca Huế ở Đông Ba Gia Hội, Kịch Bài Chòi ở đất Quảng Nam, kịch dù-kê ở Trà Vinh, Kịch Giá Hai ở Cao Bằng v.v... Mặc dù đã có một bộ mặt sân khấu như vậy nhưng trong hoàn cảnh đất nước còn nô lệ, thì thân phận người nghệ sĩ vẫn là "kẻ xướng ca vô loài", sân khấu dân tộc cũng rơi vào khủng hoảng. Nhiều nhà hoạt động cách mạng đã sớm biết sử dụng sân khấu làm vũ khí tuyên truyền. Phan Bội Châu viết tuồng Trưng Nữ Vương, Nguyễn Ái Quốc viết kịch Con rồng tre, Trần Hữu Trang viết cải lương Đời cô Lựu, Lê Văn Hiến diễn tuồng trong nhà ngục Kông Tum... 1. Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một cuộc hồi sinh cho sân khấu Việt Nam và đem lại chức danh mới cho người nghệ sĩ - những kỹ sư tâm hồn. Sân khấu bước vào thế kỷ mới theo khẩu hiệu dân tộc, khoa học và đại chúng với nhiều dự kiến quy mô: xây dựng nhà hát quốc gia, tổ chức học viện đào tạo sân khấu. Sân khấu trong những ngày độc lập đầu tiên còn bỡ ngỡ. Tuồng im lặng, vì không ai dám diễn ông vua với áo mão cân đai, với cung vàng điện ngọc. Chèo vào cuộc sống mới một cách phấn khởi, xây dựng đời sống mới, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Kịch nói đi theo cách mạng một cách thuận chiều. Thâm Tâm viết kịch "19 tháng 8", Nguyễn Huy Tưởng viết kịch Bắc Sơn. Ở Sài Gòn có "Lá phiếu máu" ca ngợi lá phiếu đầu tiên của người công dân tự do đi bỏ phiếu trước họng súng quân thù. Tháng 7 năm 1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc ở Việt Bắc đã thống nhất nhận định về sân khấu dân tộc cần phải phục hồi và kế thừa tuồng, chèo, cải lương, và khai thác vốn cũ dân tộc. Các ngành sân khấu đều được sống lại. Tất cả nghệ sĩ khắp nơi đều được tập họp. Giữa lòng Việt Bắc, giữa bưng biền Đồng Tháp, giữa vùng tự do khu 4, khu 5 đã rộn rã hát chèo, diễn tuồng, hát cải lương. Các đoàn văn công các tỉnh được thành lập. Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương ra đời. Lời Bác Hồ đã khẳng định: "Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Hàng loạt các vở sân khấu trong những năm chống Pháp ra đời, đều mang dáng vẻ tuyên truyền, dáng vẻ văn công người lính, đáp ứng kịp thời cho mọi chính sách: tòng quân, giảm tô, cải cách ruộng đất, bình dân học vụ, giết giặc, diệt tề. Một nền sân khấu hồn nhiên, quần chúng, rạo rực chiến công, lên án tội ác của giặc như một số vở: Chị Ngộ (tuồng), Chị Trầm (chèo), chị Hòa (kịch), Máu thắm đồng Nọc Nạng (cải lương) v.v... Mặt trận chuyển dần lên Tây Bắc. Thế trận Điện Biên đang hình thành. Các đoàn văn công cũng đi vào các chiến dịch dân công đắp đường, kéo pháo. Thế Lữ viết náo kịch "Chiến Thắng Nghĩa Lộ" Huỳnh Chinh viết "Thúng thóc nuôi quân". Sau chiến thắng Điện Biên, Bác Hồ về Thủ đô. Nửa nước được hòa bình. Bên kia cầu Hiền Lương là nỗi đau chia cắt. Trong dòng người tập kết ra Bắc, có các đội quân Văn nghệ phía Nam: Kịch nói Nam Bộ, Cải lương Nam bộ, Bài chòi khu 5, Ca kịch Trị Thiên. Cuối năm 1954, Đại hội Văn công toàn quốc lần đầu tiên ở Hà Nội. Bên cạnh các tiết mục ca múa: Hò kéo pháo, Múa sạp, Hò ơ lúa chín
- vàng, có những tiết mục sân khấu tiêu biểu của một thời chống Pháp: kịch Lòng dân, Lửa cháy lên rồi, Trước giờ nổ súng, kể cả chèo chị Tấm, anh Điền, chị Tầm, tuồng chị Ngộ, dân ca khu 5: Trước giờ tạm biệt... 2. Từ năm 1955 đến 1964, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa sân khấu thật sự có một bước phát triển mới vững chắc về tổ chức và nghệ thuật. Khu văn công Cầu Giấy và Mai Dịch được xây dựng như những giáo phường của Đại Việt thời Lý. Ba nhà hát Trung ương: Tuồng, Chèo, Kịch và các đoàn nghệ thuật Trung ương mở rộng biên chế. Các Ban nghiên cứu chèo, tuồng, cải lương làm việc như những Viện sân khấu sau này. Đoàn Xiếc và đoàn Múa rối Trung ương được thành lập, đặc biệt là Múa rối nước độc đáo của Việt Nam được cả thế giới ca ngợi. Có thể nói đây là thời kỳ chấn hưng nghệ thuật lần thứ nhất. Nhiều chế độ, chính sách đối với nghệ sỹ được ban hành. Trường ca kịch dân tộc và phân hiệu kịch nói mở cửa đào tạo mầm non nghệ thuật. Các nghệ nhân bậc thầy của cả nước đã được tập trung để sưu tầm và khai thác vốn cổ. Nhiều phim ảnh được quay ghi lại các vở cũ do các nghệ nhân lão luyện thủ vai: Bác Tảo, Bác Liễu, Bác Tốn, Bác Trà, Cụ Cả Tam, Cụ Trùm Thịnh, Bác Năm Ngũ, Bác Dịu Hương, Bác Ba Du, Bác Tám Danh... Do đó, sân khâu đã gặt hái một mùa bội thu: Ngọn lửa Hồng Sơn, Nghêu Sò Ốc Hến, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Đầu sóng ngọn gió, Lam Sơn tụ nghĩa v.v... Chủ trương của ngành sân khấu lúc bấy giờ vẫn là bước vững trên hai chân, vừa khai thác vốn cũ vừa sáng tạo cái mới. Năm 1958, Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc lần đầu tiên với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật miền Nam có mặt trên đất Bắc. Tiếp theo đó là cuộc Liên hoan sân khấu chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 3 với sự thăng hoa của các vở: Một đảng viên, Quẫn, Chị Nhàn, Người con gái đất đỏ, Thoại Khanh Châu Tuấn v.v... Trong bức tranh sân khấu dân tộc và hiện đại vào những năm 1950 và đầu năm 1960, nhất là sau đợt học tập vở Liuba, ta còn được xem các vở nước ngoài, như Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài, Đứng gác dưới ánh đèn néon (Trung Quốc), Cửa sổ cuối cùng, Hàng ngũ hòa bình, Platôn Krêsét, Viên quận trưởng mới (Liên xô cũ). Năm 1962, Hội diễn sân khấu gồm 30 đoàn chuyên nghiệp và 14 đoàn nghiệp dư, rất qui mô tiêu biểu cho ý chí quyết tâm chống Mỹ trong cả nước với một số tiết mục xuất sắc: Ông Năm Hạng, Một mạng người, Cô gái sông Lam, Tiếng gọi non sông v.v... 3. Ngày 5 tháng 8 nãm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc và nãm 1965, Mỹ ồ ạt kéo quân vào miền Nam, sân khấu lại tái ngũ, theo khẩu hiệu "Xẻ dọc Trường Sơn", "Không có gì quí hơn độc lập tự do". Nhưng không phải là với một lực lượng mỏng manh, mà là đội quân sân khấu hùng hậu trong mười năm hòa bình ở miền Bắc. Lúc đầu sân khấu tạm lui vào nơi sơ tán để học tập và chỉnh huấn nghiệp vụ, để rồi chia nhỏ thành các mũi xung kích có mặt khắp nơi, kể cả Trường Sơn. Sân khấu chống Mỹ là một trận tuyến chung. Các tiết mục như Má Tám, Cô giải phóng, được dàn dựng. Các cán bộ và diễn viên được chi viện cho miền Nam, trong số đó có người bị bắt vào tù, có người hy sinh ở trận địa. Sân khấu thời kỳ chống Mỹ là tiếng hát át tiếng bom, là xe chưa qua nhà không tiếc, là bốc cao ngọn lửa anh hùng cách mạng. Vì thế nội dung sân khấu không thể là sự yếu đuối, đắn đo, suy tính mà là sự căm thù, là quyết tâm, là sử thi, là ca ngợi. Qua hai đợt liên hoan sân khấu chống Mỹ năm 1965 và 1966, tiếp sau đó là Hội diễn sân khấu năm 1970 chia làm ba đợt: Vinh, Nam Định, Hải Phòng, mặc dù bom Mỹ vẫn phá hoại ác liệt ở miền Bắc, đã làm nên hàng loạt vở diễn tốt đẹp: Đường về trận địa, Sáu phát trung liên, Bên xác máy bay, Đề Thám, Tiền tuyến gọi, Lửa hậu phương v.v. và v.v... 4. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng cả nước; tràn ngập trong niềm hân hoan vô hạn, ngành sân khấu cũng đứng trong dòng người vào tiếp quản các vùng vừa được giải phóng, nối vòng tay lớn đón tiếp các bạn đồng nghiệp. Người nghệ sĩ sau ngày giải phóng đã đem lại niềm vui tươi lạc quan cho đồng bào miền Nam, đem lại không khí trong lành, hòa hợp, chứ không đem lại bể máu mà kẻ thù đã từng rêu rao. Những cuộc trình diễn sân khấu, hội ngộ tri âm, những đêm văn công kết nghĩa, nhiều tác phẩm sân khấu cách mạng lần lượt được ra mắt đồng bào miền Nam. Và ngược lạI, một làn sóng cải lương miền Nam với nhiều nghệ sĩ tài danh lần lượt đi ra miền Bắc. Đất nước một dải, văn nghệ một nhà. Một số vở diễn ra đời sau khi chiến
- tranh kết thúc: Cây sầu riêng trổ bông, Cho tình yêu mai sau, Tìm lại đứa con v. v... Năm 1979, tiếng súng lại nổ ở hai miền biên giới. Một số vở đã ra đời: Đêm và ngày, Cămpuchia máu và nước mắt, Hoàng hôn đen, Thái hậu Dương Vân Nga. Năm 1980, Hội diễn sân khấu toàn quốc mở ra ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cần Thơ với sự tham gia của 38 đoàn, còn mang hơi thở của thời kỳ giải phóng đất nước: Suối đất hoa, Bài Ca giữ nước, Người ven đô, Chiếc nón bài thơ v.v... Từ năm 1980 trở đi, đất nước và thế giới có nhiều biến động sự khủng hoảng về kinh tế, kéo theo sự khủng hoảng về niềm tin. Sự trì trệ của cơ chế quan liêu bao cấp, đòi hỏi sự đổi mới: lấy dân làm gốc, lên án sự im lặng đáng sợ, tạo nên một bước chuyển mình của sân khấu. Trên sân khấu năm 1984 và hội diễn năm 1985, sân khấu đã nổi bật lên trong đời sống xã hội, đòi hỏi công bằng và vì dân: Bài ca Điện Biên, Nhân danh công lý, Tôi và chúng ta, Mùa hè ở biển, Đỉnh cao mơ ước, Tô Hiến Thành xử án, Dốc sương mù. Sân khấu thật sự vì cuộc sống, vì tâm tư nguyện vọng của khán giả, như những cánh chim báo hiệu tin vui. Trên sân khấu đã có hình tượng Bác Hồ trong một loạt vở: Lịch sử và nhân chứng, Đêm trắng v.v... Từ năm 1986, đất nước đổi mới. Sân khấu cũng không thể bó mình trong sự hạn hẹp của tư duy. Có điều là trên sân khấu thêm nhiều tiếng nói phê phán mạnh mẽ khơi sâu mọi khía cạnh của cái ác đang che lấp cái thiện. Cho nên đến với Hội diễn 1990, một hội diễn của thời kỳ đổi mới, với các vở: Cảnh ngộ giữa cuộc đời, Vụ án 2.000 ngày, Lời thề thứ 9, Cuộc đời tôi, Anh hùng trên ghế phạm nhân, Nửa ngày về chiều, Hồn Tntơng Ba da hàng thịt... 5. Năm mươi năm sân khấu đã trôi qua theo bước chân của lịch sử dân tộc, theo những giai đoạn hào hùng của đất nước. Sân khấu thật sự là một mắt xích trong công tác tư tưởng và văn hóa của Đảng, là một lực lượng nghệ thuật hùng hậu và nhạy bén. Trong một thống kê vào thời kỳ cao điểm nhất năm 1986 đã có 156 đơn vị sân khấu chuyên nghiệp từ tỉnh trở lên trong đó có 12 đơn vị tuồng, 18 đơn vị chèo, 65 cải lương, 9 dân ca ,3 dù Kê Khơme ,29 kịch nói,7 rối,11 xiếc, 2sân khấu người Hoa (Triều Châu và Quảng Đông). Năm mươi năm dưới sự lãnh đạo của Bộ Văn hóa và Thông tin, nền sân khấu đã từng là bạn đồng hành của cuộc sống chiến đấu, là người bạn tâm tình của khán giả yêu nghệ thuật. Trong hoàn cảnh đổi mới, với thời kỳ mở cửa, sân khấu đang đứng trước nhiều khó khăn nghiệt ngã hiện đang tìm cách khắc phục để tiến lên, bởi vì, sân khấu không thể là một chợ trời tự do bán đồ cũ tân trang, cũng không thể có một thứ sân khấu tầm thường, làm hạ thấp thẩm mỹ của khán giả, mà phải có một nền sân khấu giữ gìn được bản sắc và ngôn ngữ riêng của mình. Chắc chắn sẽ có một thời kỳ huy hoàng mới, bởi lẽ sân khấu là cửa sổ tâm hồn của cả một dân tộc, trên sân khấu có cả hôm qua, hôm nay dành cho thế hệ mai sau.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn