intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 Câu hỏi Sinh lý thực vật

Chia sẻ: Khanh Rau Khanh Rau | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

437
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1 ; Hãy ch ng minh r ng thoát h i n c là cái h a t ứ ằ ơ ướ ọ ất yếu ? Câu 2 ; Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến thoát hơi nước ? Các biện pháp hạn chế thoát hơi nước trong sản xuất nông lâm nghiệp ? Câu 3 ; Ý nghía của quang hợp đối với sinh giới, khí quyển và con người ? Câu 4 ; Ảnh hưởng của ánh sáng đối với quang hợp và các biện pháp điều chỉnh ánh sáng để nâng cao hiệu quả sản xuất ? Câu 5 ; Khái niệm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 Câu hỏi Sinh lý thực vật

  1. Câu 1 ; Hãy chứng minh rằng thoát hơi nước là cái họa tất yếu ? Câu 2 ; Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến thoát hơi nước ? Các biện pháp hạn chế thoát hơi nước trong sản xuất nông lâm nghiệp ? Câu 3 ; Ý nghía của quang hợp đối với sinh giới, khí quyển và con người ? Câu 4 ; Ảnh hưởng của ánh sáng đối với quang hợp và các biện pháp điều chỉnh ánh sáng để nâng cao hiệu quả sản xuất ? Câu 5 ; Khái niệm và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ? Vận dụng trong sản xuẩt ? Câu 6 ; Vai trò sinh lý và những ứng dụng của Auxin trong thực tế sản xuất ? Câu 7 ; Vai trò sinh lý và những ứng dụng của Gibberellin ( G.A) trong thực tế sản xuất ? ______________________________________________________________ Câu 1 : Hãy chứng minh rằng thoát hơi nước là cái họa tất yếu ? * Khái niệm thoát hơi nước : Thoát hơi nước là quá trình mà hơi nước trong cơ thể thực vật đi qua khí khổng và tầng cu tin ra môi trường bên ngoài. * Thoát hơi nươc là cái họa tất yếu : - Thoát hơi nước là cái họa : Khi sự thoát hơi nước ra môi trường ngoài quá nhiều thường xuyên làm cây luôn luôn trong tình trạng thiếu nước, chẳng hạn như vào mùa khô thì sự thoát hơi nước càng xảy ra mạnh trong khi đó khả năng cung cấp nước của môi trường lại có hạn ko cung cấp đủ nước cho cây -> cây thiếu nước-> chết. - Thoát hơi nước là tất yếu : + Điều hòa nhiệt độ cho cây : vì nó làm giảm nhiệt độ của lá , lá xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời năng lượng này chỉ 1 phần dùng cho quang hợp, còn năng lượng dư thừa sẽ biến thành nhiệt lằm tăng nhiệt độ của lá. Vì nước có nhiệt hóa hơi cao nên khi bay hơi nó thu nhiệt xung quanh lá làm giảm nhiệt độ của lá. + Cung cấp khí CO2 cho quang hợp : làm khí khổng mở CO2 đi vào, cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp, CO2 chính là nguyên liệu của quá trình quang hợp. 6CO2 +6 H2O = C6H12O6 + 6O2 + Thoát hơi nước là động lực chính để hút và vận chuyển các chất trong cây : trong cơ thể TV luôn hình thành 1 dòng nước mà nhờ đó mà muối khoáng có thể đi từ môi trường ngoài vào cơ thể dễ dàng. = > Kết luận : Thoát hơi nước là quá trình sinh lý vô cùng quan trọng trong đời sống TV
  2. Câu 2 : Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến thoát hơi nước ? Các biện pháp hạn chế thoát hơi nước trong sản xuất nông lâm nghiệp ? * Khái niệm thoát hơi nước : Thoát hơi nước là quá trình mà hơi nước trong cơ thể thực vật đi qua khí khổng và tầng cutin ra môi trường bên ngoài. * Vận tốc thoát hơi nước : V : vận tốc thoát hơi nước K : hệ số thoát hơi nước F : Áp suất hơi nước tại bề mặt thoáng F : áp suất hơi nước ở môi trường xung quanh P : áp suất khí quyển tại nơi theo dõi Vận tốc thoát hơi nước chủ yếu phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất hơi nước giữa bề mặt thoát và môi trường xung quanh, nếu coi bề mặt thoát ( lỗ khí) gần bão hòa hơi nước thì hiệu số (F-f) chính là độ ẩm tương đối của không khí A. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến thoát hơi nước * Độ ẩm tương đối của không khí : Độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh có tác động rõ tới sự thoát hơi nước của cây . Khi hiệu số F-f càng lớn thì sự thoát hơi nước càng mạnh Thay đổi tùy vào mùa và thời gian trong ngày khá rõ có tháng độ ẩm trung bình < 75%, có thời điểm độ ẩm trung bình dưới 60% thậm chí là 50% , không những cây mà sông hồ đất đai cũng thoát hơi nước => khô hạn. - Độ ẩm tương đối xuống thấp kéo dài đều kìm hãm sự sinh trưởng và năng suất. * Nhiệt độ không khi : Khi nhiệt đọ cao vận tốc khuyếch tán hơi nước nhanh -> tốc độ thoát hơi nước tăng tuy nhiên điều nguy hiểm hơn là độ ẩm tương đối giảm - Khi nhiệt độ không khí tăng cao hiệu số (F-f) tăng theo -> độ ẩm tương đối thấp * Ánh sáng : làm tăng nhiệt độ không khí gây mở khí khổng -> độ ẩm giảm -> thoát hơi nước mạnh => Ánh sáng thường kéo theo nhiệt độ không khí tăng cao và độ ẩm không khí giảm Ánh sáng có liên quan đến mùa và chế độ mây mù
  3. Trong 1 ngày ánh sáng thay đổi ánh sáng thường mạnh nhất vào lúc trưa và xế trưa. * Gió : Ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của cây đặc biệt gió vùa và gió mạnh ≥4m/s hơi nước khuyếch tán mạnh hơn . - Làm thay đổi chế độ vi khí hậu xung quanh lá và cây làm cho chênh lệch (F-f) càng lớn B. Các biện pháp hạn chế thoát hơi nước trong sản xuất nông lâm nghiệp - Vườn ươm : Làm dàn che để giảm sự thoát hơi nước, tăng dần ánh sáng cho cây bằng lưới, tranh … - Rừng trồng : trồng hỗn giao giữa các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau vd cây ca cao trồng xen dưới tán điều - Nông nghiệp : trồng cây chắn gió trồng theo hướng vuông gocc với gió vd : trồng các cây có bộ rễ ăn sâu thân thảo, thường trồng cây phi lao chắn gió biển , cây muồng đen trồng theo hàng trong rẫy bắp , vừa chắn gió vừa che bóng cho cây bắp - Nông lâm kết hợp : kết hợp trồng giữa cây nông nghiệp và lâm nghiệp dể hỗ trợ lẫn nhau vd : Phần sườn đồi bố trí trồng cây công nghiệp như: Chè, cao su, capê, lạc, đậu. Phần chân đồi bố trí cây ăn quả vải, nhãn, cam, chanh, mơ, mận, xoài.. Dưới cùng là ao cá, ruộng lúa nước, rau màu các loại. vừa có hiệu quả kinh tế vừa chống xói mòn. - Trồng gối vụ : trồng tiếp ngay một vụ cây khác trên cùng một diện tích đang trồng vụ cây sắp sửa được thu hoạch vd : ta trồng tiếp 1 vụ cây đậu ngay khi sắp sửa thu hoạch bắp. Lúc này cây bắp có tác dụng che bóng cho cây đậu làm giảm sự thoát hơi nước Câu 3 ; Ý nghía của quang hợp đối với sinh giới, khí quyển và con người ? - Khái niệm quang hợp : Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học kèm theo sự khử CO2 thành các chất hữu cơ với sự tham gia của H2O và hệ sắc tố quang hợp PTTQ : 6CO2 +6 H2O = C6H12O6 + 6O2 - Quang hợp cung cấp chất hữu cơ cho mọi sinh vật trên trái đât : Hầu hết động vật và con người (Sinh vật dị dưỡng) sử dụng trực tiếp chất hữu cơ do cây xanh tạo ra, hoặc sử dụng gián tiếp qua động vật ăn thực vật. Các sản phẩm hữu cơ do cây xanh tạo ra như: lương thực, thực phẩm, gỗ, thuốc, vật liệu xây dựng... - Khí quyển : đảm bảo cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển : bởi vì nếu không có quang hợp sử dụng CO2 thì lượng CO2 khổng lồ được thải ra hằng ngày qua các hoạt động sống của sinh vật và con người ( hô hấp, cháy HCHC SXCN, thối rữa…) sẽ làm CO2 tăng cao, lượng O2 giảm sút
  4. đến mức sống bị diệt vong. Ngoài ra lượng CO2 tăng cao còn gây nên nhiều thảm họa về môi trường khác . - Con người : quang hợp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất , thức ăn, năng lượng, khí để thở cho nhu cầu của con người. Quang hợp quyết định 95% năng suất cây trồng. Câu 4 ; Ảnh hưởng của ánh sáng đối với quang hợp và các biện pháp điều chỉnh ánh sáng để nâng cao hiệu quả sản xuất ? - Khái niệm quang hợp : Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học kèm theo sự khử CO2 thành các chất hữu cơ với sự tham gia của H2O và hệ sắc tố quang hợp PTTQ : 6CO2 +6 H2O = C6H12O6 + 6O2 - Cường độ ánh sáng : + Quang hợp bắt đầu ở cường độ ánh sáng yếu ( ngọn đèn dầu, ánh trăng, hoàng hôn, bình minh…) nhưng lúc này cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp nên cây chưa có tích lũy. => Điểm bù áng sáng: là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp. + Sau điểm bù ánh sáng : nếu tăng dần cường độ ánh sáng -> cường độ quang hợp tiếp tục tăng cho đến khi cường độ quang hợp đạt cực đại. => Điểm bảo hòa ánh sáng : là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp của cây đạt cực đại và không tăng thêm cho dù có tiếp tục tăng cường độ ánh sáng. + Cường độ ánh sáng thay đổi theo ngày mùa nên cường độ quang hợp cũng thay đổi theo - Căn cứ vào mức độ ưa sáng người ta chia thực vật rừng ra làm 3 loại : + Cây ưa sáng : là những cây sống được trong điều kiện ánh sáng trực xạ cường độ ánh sáng mạnh. Nếu sống trong điều kiện che sáng cây sẽ giảm sinh trưởng thậm chí cây bị chết vd ngô, sắn, bông vải + Cây chịu bóng : là những cây sống được sinh trưởng bình thường, năng suất không giảm nếu bị che sáng một phần ánh sáng trực xạ . Đa số cây nông nghiệp thuộc nhóm cây chịu bóng lúa, đậu đỗ , cà phê vối… Bản thân cách bố trí lá trên cây , hướng lá cho phép hạn chế cường doô ánh sáng mạnh Cây chịu bóng có phổ thích nghi với cường dộ ánh sáng khá rộng. + Cây ưa bóng : Là những cây chỉ sống được trong điều kiện che bóng , sống dưới tán cây của cây khác, nếu sống trong điều kiện ánh sáng trực xạ hoặc cường dộ ánh sáng mạnh cây sẽ giảm sinh trưởng và bị chết. Đa số cây sống dưới tán rừng thường là cây ưa bóng vd : khoai môn, ráy, các loài cỏ 2 lá mầm…
  5. - Chất lượng ánh sáng ( thành phần quang phổ) : Cây quang hợp tốt ở ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím + Ánh sáng đỏ : bước sóng 660-700 nm : giúp đẩy mạnh sự hình thành gluxit + Ánh sáng xanh tím : bước sóng 430 – 450 nm có khả năng giúp trong việc tạo thành trong quá trình quang hợp các axit amin, protein + Ánh sáng trực xạ là ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống lá cây cường độ ánh sáng ko bị giảm hoặc giảm không đáng kể. + Ánh sáng tán xạ là ánh sáng mặt trời bị khuyêch tán, tán xạ hoặc phản xạ qua vật thể khác như mây, mưa, sương mù, tán lá… => Ánh sáng trực xạ có tỷ lệ tia sinh lý thấp hơn ánh sáng tán xạ nên Ánh sáng tán xạ có ảnh hưởng đến quang hợp tốt hơn ánh sáng trực xạ. - Biện pháp điều chỉnh ánh sáng để tăng hiệu ủa trong sản xuất nông lâm nghiệp. + Vườn ươm : Cây con từ lúc nảy mầm thì nhu cầu ánh sáng khác nhau vì vậy điều chỉnh dàn che, Ánh sáng cần được điều chỉnh mức độ tăng dần theo tuổi cây trong vườn ươm. Vườn ươm lúc đầu phải được che kín, sau đó mở dần giàn che và đặc biệt phải luôn điều chỉnh ánh sáng theo tình hình thời tiết, ngày râm mát nên mở giàn che để tăng cường ánh sáng và ngày nắng nóng thì ngược lại, phải che bớt ánh sáng. Ẩm độ lúc yêu cầu tăng lúc yêu cầu giảm tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây. + Rừng trồng : cây bản địa thì ưa bóng ở giai đoạn đầu, còn cây nhập nội thì ưa sáng hoàn toàn - > trồng hỗn giao với nhau : vd : trồng hỗn giao giáng hương và keo lai . Ta trồng keo lại trước để tạo tầng tán che bóng sau đó trồng giáng hương -> trồng hỗn giao như vậy có hiệu quả điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho từng loại cây. + Rừng tự nhiên : tỉa thưa hợp lý, luống phát, dây leo, bụi rậm, khai thác với cường dộ hợp lý ( khai thác bằng tăng trưởng) để đảm bảo ánh sáng phù hợp cho từng loài sinh vật + Sản xuất nông lâm nghiệp :  Trồng xen canh : trong cùng một thời vụ gieo trồng trên cùng một đơn vị diện tích đất trồng, hai hay nhiều loại cây được trồng một lúc theo kiểu trồng hỗn hợp hoặc xen kẽ nhau theo hàng/luống. Vd. Ngô xen lạc, đậu; khoai xen đỗ, rau, vv.  Trồng gối vụ : trồng tiếp ngay một vụ cây khác trên cùng một diện tích đang trồng vụ cây sắp sửa được thu hoạch vd : ta trồng tiếp 1 vụ cây đậu ngay khi sắp sửa thu hoạch bắp. Lúc này cây bắp có tác dụng che bóng cho cây đậu + Nông lâm kết hơp : trồng với mật độ hợp lý mật độ cây phụ thuộc vào giống , thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi, chất lượng, trình độ thâm canh...
  6.  Trồng dày quá : Cây trồng cạnh tranh thức ăn, ánh sáng sinh trưởng phát triển kém…  Mỏng quá : không mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi vì phí phạm diện tích đât bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho co dại, sâu bệnh phát triển… Câu 5 ; Khái niệm và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ? Vận dụng trong sản xuẩt ? - Sinh trưởng là quá trình tạo mới không thuận nghịch của các cấu trúc của cơ thể kèm theo sự tăng lên về số lượng, trọng lượng, thể tích tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể. Vd : từ cây con lớn lên thành cây trưởng thành ( cây con cũng đã có đầy đủ rễ, thân, lá cây trưởng thành cũng vậy) - Phát triển : là quá trình biến đổi về chất của tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi ha phát sinh hình thái đưa đến chưacs năng mới của cơ quan hay toàn cây Vd : sự ra hoa của cây -> có sự xuất hiện cái mới của cây, quả chín -> có sự biến đổi về màu sắc và tính chất của quả - So sánh Sinh trưởng Phát triển - Sự tăng lên về các yếu tố có sẵn - tạo ra cái mới - Nhấn mạnh yếu tố lượng - Nhấn mạnh yếu tố chất - Chiếm thời gian dài trong chu ký - Chiếm thời gian ngắn sống của thực vật. - Nhận biết bằng quan sát đo đếm - Bằng quan sát - Mối quan hệ : + Sinh trưởng và phát triển là 2 mặt song song và thống nhất trong đời sống của cây + Dựa vào kết quả từng giai đoạn để xác định đâu là sinh trưởng đâu là phá triển Hạt -> ra hoa : sinh trưởng sinh dưỡng Quả -> chết : phát triển sinh sản + Sinh trưởng, phát triển hỗ trợ lẫn nhau là điều kiện tiền đề của nhau
  7.  Khi sinh trưởng tạo ra cây hoàn chỉnh khỏe mạnh -> tạo điều kiện cho phát triển -> ra hoa quả  Khi phát triển tạo ra giống chất lượng tốt -> cây con chất lượng tốt ( sinh trưởng tốt) + Sinh trưởng và phát triển ức chế lẫn nhau : mặt này quá tốt sẽ ức chế mặt kia  Cây quá tốt ( sinh trưởng tốt) -> không có hoa, ra hoa chậm hay ít hoa ( phát triển giảm)  Cây sai quả ( phát triển tốt) -> sau khi thu hoạc xác xơ yếu ớt - Vận dụng mối quan hệ vào sản xuất : + Biện pháp chăm sóc cây lấy cơ quan sinh dưỡng ( thân, rễ, lá) vd xà lách, cà rốt, keo, bạch đàn  Hướng tác động : thúc đẩy sinh trưởng, hạn chế phát triển  Biện pháp : bón phấn, tưới nước chất kích thích tăng trưởng , xử lý quang chu kỳ để cây không ra hoa, bố trí thời vụ + Biện pháp chăm sóc cây lấy cơ quan sinh sản ( hoa, quả, hạt) vd dưa hấu, cà phê, hoa hồng :  Hướng tác động : thúc dẩy phát triển, hạn chế sinh trưởng  Biện pháp : Chăm sóc giai đoạn đầu -> cây hoàn chỉnh -> khi gần đén ra hoa kết quả thì hạn chế sinh trưởng ( giảm bớt việc bón phân, tưới nước) để tạo điều kiện cho phát triển. Khi đã có cơ quan sinh sản thì cung cấp dinh dưỡng để nuôi quả và hạt Câu 6 ; Vai trò sinh lý và những ứng dụng của Auxin trong thực tế sản xuất ? - Khái niệm : Auxin là 1 nhóm chất có tác dụng sinh lý là kích thích sự sinh trưởng của cây - Cơ quan tổng hợp Auxin : đỉnh sinh trưởng ( ngọn) các bộ phận non ( lá non, rễ non, quả non) - chiều hướng vận chuyển : vận chuyển từ ngon -> gốc - Các chất làm mất hoạt tính : ánh sáng, oxi, oxi già, các chất oxi hóa, enzim. - Trạng thái tồn tại trong cây + Trạng thái liên kểt ( liên kết protein với axit amin) 95% Auxin tồn tại ở trạng thái này + Trạng thái tự do 5% còn lại thể hiện hoạt tính - Vai trò sinh lý và ứng dụng của Auxin Vai trò sinh lý Ứng dụng
  8. - Kích thích pha giãn của tế bào theo - làm tăng đường kính của cây chiều ngang - Gây ra tính hướng làm cho cây - Tiêm Auxin để uốn cây ảnh theo ý cong về phía có ánh sáng, có nước muốn hoặc có chất khoáng - Gây ra hiện tượng ưu thế ngọn ( thân chính và rễ phát triển nhanh - Không ứng dụng hơn cành bên và ễ phụ - Kích thích hình thành rễ bất định ( Mọc ở vị trí khác gốc ) - Cho Auxin để kích thích ra rễ trong dâm cành , chiết cành, ứng - Kích thích sự hình thành của quả dụng trong nuôi cấy mô và tạo ra quả không hạt - Phun Auxin để làm cho trái lớn - Hạn chế sự rụng của hoa, quả, nhanh hơn, tạo ra 1 số quả không có hạt hạt - Kích thích trao đổi chất, tăng - Phan Auxin để chống rụng hoa cường độ quang hợp quả Câu 7 ; Vai trò sinh lý và những ứng dụng của Gibberellin ( G.A) trong thực tế sản xuất ? - Khái niệm : Gibberellin là 1 nhóm chất kích thích sinh trưởng có cùng hiệu quả sinh lý với nhau trong thực tế cò 54 loại Gibberellin ký hiệu là G.A1 …. G.A54 - Cơ quan tổng hợp : chủ yếu từ đầu rễ và các bộ phận non - Chiều hướng vận chuyển : từ đầu rễ và các bộ phận non -> toàn thân cây - Trạng thái tồn tại : tồn tại ở 2 dạng tự do hoạt động và liên kết không hoạt động - Vai trò sinh lý và những ứng dựng của Gibberellin Vai trò sinh lý Ứng dụng
  9. - Kích thích pha giãn của tế bào theo - Phun Gibberellin vào nhưng cây chiều dọc, tăng chiều cao của thân lấy sợi để tăng hiệu quả sản xuất cây ,chống lùn cho cây vd xóa bỏ đột biến lùn ở cây bông, - Kích thích sự nảy mầm của hạt, đay, gai phá bỏ trạng thái ngủ, ngĩ - Cho Gibberellin vào nước ngâm hạt để hạt nảy mầm dài, nhanh và đều hơn . vd làm cho củ khoai tây - Kích thích sự hình thành hoa trong nảy mầm sau khi thu hoạch điều kiện ngày ngắn đối với cây - Biến cây 2 năm thành 1 năm vd : ngày dài cho su hào, súp lơ, cà rốt có củ, quả - Tạo quả không hạt quanh năm - phun Gibberellin lên quả nho để - Kích thích sự phân hóa giới tính, tạo ra nho không hạt ức chế hình thành hoa cái và thúc - Dùng trong sản xuất ngô lai và lúa đẩy hình thành hoa đực lai - Tăng cường các hoạt động sinh lý sinh hóa trong cây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2