intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ám sát Hitler

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những sự kiện nếu thành công có thể đã làm thay đổi cục diện Thế Chiến II là vụ ám sát hụt Adolf Hitler ngày 20.07.1944. Ảnh bên: đô đốc Wilhelm Canaris, trùm tình báo quân sự, chủ mưu vụ này. Ngay từ cuối thập niên 1930, một số sỹ quan cao cấp của quân đội Đức đã cho rằng đường lối của Hitler sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn diện của nước Đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ám sát Hitler

  1. Ám sát Hitler Một trong những sự kiện nếu thành công có thể đã làm thay đổi cục diện Thế Chiến II là vụ ám sát hụt Adolf Hitler ngày 20.07.1944. Ảnh bên: đô đốc Wilhelm Canaris, trùm tình báo quân sự, chủ mưu vụ này. Ngay từ cuối thập niên 1930, một số sỹ quan cao cấp của quân đội Đức đã cho rằng đường lối của Hitler sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn diện của nước Đức. Sang đến thời gian 1943-44, tình hình chiến sự xấu đi rất nhiều đối với quân Đức, trái với những thắng lợi ban đầu. Một số nhân vật cao cấp trong quân đội như thống chế Erwin Rommel thì muốn đưa quân Đức ở Pháp và Bắc Phi ra đầu hàng Đồng minh. Một âm mưu đảo chính và ám sát Hitler mang tên Dàn Giao Hưởng Đen hình thành dưới sự chỉ đạo của đô đốc Wilhelm Canaris, tư lệnh quân báo.
  2. Sau hai lần không thành công, nhóm Dàn Giao Hưởng Đen đã tổ chức ám sát Hitler lần thứ ba với kết quả gần nhất với mục tiêu. Vụ ám sát bằng bom Ngày 20.07.1944 đại tá Claus von Stauffenberg (1907-1944) đã đem bom vào đặt trong phòng họp của Hitler ở nơi nay là Ketrzyn, miền Tây Balan. Là một người hùng của quân đội Đức với những chiến công trong chiến dịch đánh Balan và Pháp, von Stauffenberg bị thương vào mắt và mất một tay ở
  3. Tunesia trong năm 1943. Từ Bắc Phi trở về, ông được trao chức tư lệnh lực lượng trừ bị tại Berlin. Phe đối lập hy vọng rằng sau khi giết được Hitler, họ sẽ huy động quân trừ bị và các đơn vị chống Hitler đưa lính đến chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền, quân SS và bắt những nhân vật cao cấp nhất trong đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa (Nazi). Trong số các sỹ quan cao cấp của Wehrmacht, ngoài Wilhelm Canaris còn có nguyên soái Gunther Hans von Kluge (1882-1944), tướng Friedrich Olbricht (1888-1944), tướng Franz Halder (1884-1972), Fritz- Dietlof Graf von der Schulenburg (1902-1944), tướng Henning von Treskow (1901-1944), tướng Ludwig Beck (1880-1944), Carl Friedrich Goerdeler (1884- 1945) và những người khác.
  4. Vào tháng Bảy năm 1944 đại tá von Stauffenberg được mời đến dự họp tại tổng hành dinh của Hitler đã mang một trái bom hẹn giờ trong cặp sách tay. Khi ngồi vào bàn, von Stauffenberg để chiếc cặp dưới nền bên cạnh một chân bàn là bệ bê-tông. Chiếc cặp đựng bom được để về phía Hitler đang xem tướng Adolf Heusinger báo cáo tình hình chiến sự trên một tấm bản đồ trải rộng trên bàn. Sau chừng một phút đại tá von Stauffenberg lấy cớ phải gọi điện nên đi ra khỏi phòng họp. Một phụ tá của Heusinger ngồi vào chỗ đó và thấy chiếc cặp vướng dưới chân nên đã đặt nó sang phía bên kia của bệ bê-tông. Vì thế, khi phát nổ vào lúc 12:50, sức công phá của
  5. trái bom đã không hướng vào Hitler mà hắt mạnh lên phía trên, hất tung mặt bàn và mái nhà. Tòa nhà nơi tổ chức họp cũng không phải là một nơi kiên cố và các cửa sổ lại mở rộng nên sức nổ bị thoát ra ngoài nhiều. Hitler chỉ bị thủng một màng nhĩ và bị thương nhẹ. Sau khi chứng kiến cả toà nhà bị phá tung mái, đại tá von Stauffenberg bay về Berlin với ý nghĩ Hitler đã bị giết. Phe đảo chính ở Berlin không hành động ngay mà muốn chờ xem phản ứng của các bên khác ra sao. Họ đã đánh mất những giờ phút quý giá nhất. Bốn tiếng sau họ mới quyết định gửi điện tín cho các đơn vị quân đội tuyên bố đã chiếm quyền. Nhưng bức điện không có tác động gì vì được ký bởi nguyên soái Erwin von Witzleben (1881-1944), người đã nghỉ vì
  6. bệnh được hơn hai năm. Sau đó, phe đảo chính sửa lại lỗi đó bằng cách gửi thêm một bức điện nữa với chữ ký của tướng Erich Hoepner (1886-1944). Đây cũng là một nhân vật có tiếng trong chiến trận nhưng không có uy tín gì lớn trong quân đội. Các tư lệnh quân đoàn nhận được điện đã không hiểu chuyện gì xảy ra và quyết định gọi về Berlin để kiểm chứng. Trong thời gian đó, bộ máy quân sự và an ninh của Hitler nhanh chóng ra tay và đến 18 giờ 30 đã làm chủ tình hình. Toàn bộ nhóm đảo chính bị bắt và đa số bị xử bắn ngay trong năm 1944. Một vài người khác thì bị tù và sống đến khi chiến tranh kết thúc. Chẳng hạn như tướng Franz Halder bị đưa vào trại
  7. tập trung Dachau và sau được quân Mỹ giải thoát. Những ý kiến xoay quanh chữ ’nếu’ Ngày nay các sử gia còn đang tranh cãi liệu phe Đồng minh có nhúng tay vào vụ ám sát Hitler thắng 7.1944 hay không. Câu hỏi khác là nếu vụ ám sát thành công thì cục diện chiến tranh sẽ thay đổi như thế nào. Có một số ý kiến cho rằng đô đốc s đã tìm cách liên lạc với tình báo Anh và cho biết về âm mưu ám sát Hitler. Ngoài ra, người ta cũng suy luận rằng phe đảo chính có thể đã nghĩ đến cách tiêu diệt Hitler để đàm phán ngưng chiến với phe Đồng minh, ngăn sự thất bại toàn bộ của nước Đức.
  8. Tuy nhiên, quan điểm chính thức của phe đồng minh từ đó đến nay vẫn là cả chế độ phát-xít phải bị giải thể chứ không thể coi Hitler là nhân vật duy nhất cần loại bỏ. Các chính trị gia của Anh và Pháp khi ấy đều muốn làm yếu nước Đức về lâu dài vì lo sợ sự lập lại của Thế Chiến I và II một khi nước Đức vươn lên về quân sự. Với chữ ‘nếu’, người ta có thể hình dung ra rằng lịch sử đã khác trong trường hợp Hitler bị giết tháng 7.1944. Giả sử khi đó nước Đức nhanh chóng đầu hàng Đồng minh thì việc chia cắt nước này và thành phố Berlin có thể đã không xảy ra. Quân của Liên Xô cũng không có lý do gì để tiến vào Đức mà có thể chỉ dừng ở Bạch Nga hay Balan.
  9. Nếu như vậy, có thể đã không có sự cạnh tranh Nga- Mỹ mở màn ở Berlin và Đông Âu sau Thế Chiến II. Và cũng có thể đã không xảy ra Chiến tranh Lạnh với sự phân chia thế giới làm hai vùng ảnh hưởng của hai đại cường với ý thức hệ trái ngược nhau. Và thậm chí, đẩy chữ ‘nếu’ đi xa hơn nữa, ta có thể tránh được cuộc chiến Triều Tiên và sau đó là chiến tranh Đông Dương. Bởi cả hai cuộc chiến này cũng phần nào là đoạn kéo dài của chiến tranh ở châu Âu được các đại cường đẩy sang những vùng xa hơn. Nhưng tất nhiên đây chỉ là một giả thuyết mà thôi và ’yếu tố Hitler’ cũng chỉ đóng một phần nhỏ trong những diễn biến lớn của lịch sử suốt thế kỷ 20.
  10. (theo BBC) Last Updated ( Tuesday, 11 March 2008 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0