intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị công ty (QTCT) và hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN). Tác giả sử dụng chỉ số tổng hợp Gov-Score được phát triển bởi Brown and Caylor (2006), để đo lường chất lượng QTCT thay thế cho việc sử dụng các yếu tố riêng lẻ như đa số các nghiên cứu trước đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam

  1. Ảnh hưởng của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam (Đã yêu cầu bổ sung tên bài viết bằng tiếng Anh) Nguyễn Vân Trâm* *Khoa Kinh tế và Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Nghiên cứu này, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị công ty (QTCT) và hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN). Tác giả sử dụng chỉ số tổng hợp Gov-Score được phát triển bởi Brown and Caylor (2006), để đo lường chất lượng QTCT thay thế cho việc sử dụng các yếu tố riêng lẻ như đa số các nghiên cứu trước đây. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên và báo cáo QTCT của 449 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công ty có chất lượng QTCT cao hơn sẽ góp phần hạn chế QTLN, thông qua lựa chọn chính sách kế toán. Từ khóa: quản trị công ty, quản trị lợi nhuận, Gov-Score. Abstract The purpose of this study is to examine the relationship between corporate governance and earnings management. The author used the Gov-Score index developed by Brown and Caylor (2006) to measure the quality of corporate governance. The data is collected from the financial statements, annual reports and corporate governance reports of 449 non-financial companies listed on the stock market of Vietnam in 2020. Research results show that these companies having a higher quality of corporate governance will contribute to limiting earnings management. Keywords: corporate governance, earnings management, Gov–Score. JEL Classification: M10, M00, M19. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.03202316 1. Giới thiệu Trong những năm đầu thế kỷ 21, các vụ gian lận kế toán lớn được phát hiện trên thị trường chứng khoán ở khắp nơi trên thế giới, một lần nữa khẳng định sự tồn tại của những thất bại về đạo đức, tầm quan trọng của tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin tài chính được cung cấp cho thị trường. Cùng với thực trạng chung đó, các công ty Việt Nam đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình cung cấp thông tin tài chính ra bên ngoài. Nhiều trường hợp BCTC có sai phạm trọng yếu nhưng kiểm toán không phát hiện được hoặc có sự chênh lệch lợi nhuận lên hàng trăm tỷ đồng, giữa BCTC trước và sau kiểm toán. QTLN có thể làm giảm chất lượng lợi nhuận được báo cáo và tính hữu dụng của nó đối với các quyết định đầu tư, do đó làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào các BCTC. QTLN chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó QTCT được quan tâm nhiều và là vấn đề gây tranh cãi trong những năm gần đây. Vì QTLN đánh lừa nhà đầu tư, bằng cách cung cấp cho họ thông tin sai lệch về hiệu suất hoạt động thực sự của công ty, một cơ chế QTCT tốt có thể hạn chế hành vi QTLN (Park & Shin, 2004). Tại Việt Nam, nhiều cơ chế và cải cách đã được thực hiện nhằm tăng cường hoạt động giám sát quy trình cung cấp thông tin tài chính và giảm các vấn đề liên quan đến thông tin bất đối xứng, nâng cao chất lượng QTCT của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng về việc liệu cơ chế và cải cách đó có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán Việt
  2. Nam hay không. Các cuộc khủng hoảng tài chính và các vụ bê bối xảy ra trong những năm gần đây làm cho sự tin tưởng của các nhà đầu tư giảm sút, rõ ràng đã đặt ra các câu hỏi và lo ngại về vai trò của các cơ chế đó và hiệu quả của chúng trong môi trường kinh doanh Việt Nam. Bên cạnh đó, các nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa QTCT và QTLN đã sử dụng nhiều biện pháp đo lường QTCT đơn lẻ khác nhau, như: loại hình kiểm toán viên, sự tồn tại và thành phần của hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán và quy mô ban giám đốc cùng những yếu tố khác. Tuy nhiên, QTCT bao gồm nhiều khía cạnh. Cho đến nay, rất ít các nghiên cứu sử dụng các chỉ số tổng hợp bao gồm tất cả các khía cạnh của QTCT khi kiểm tra mối quan hệ này. Do đó, bài viết này tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng QTCT đến hành vi QTLN của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó QTCT được đo lường bằng Gov-Score của Brown and Caylor (2006) . 2. Tổng quan nghiên cứu và giả thuyết Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong môi trường kinh doanh hiện đại, có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của cơ chế QTCT. Theo lý thuyết đại diện, một hệ thống QTCT thiết lập tốt được kỳ vọng, sẽ giảm chi phí đại diện và gắn lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông, cũng như lợi ích của cổ đông đa số với lợi ích của cổ đông thiểu số. Nói cách khác, các quy định về QTCT được cho là sẽ hạn chế động cơ của nhà quản lý. Điều này dẫn đến, chất lượng BCTC cao hơn. Các nghiên cứu trước đây cung cấp bằng chứng cho thấy rằng, các nhà quản lý tham gia vào việc QTLN để đáp ứng các ngưỡng thu nhập nhất định như thay đổi thu nhập tích cực, thu nhập tích cực nhỏ, dự báo thu nhập của nhà phân tích,… Các cơ chế QTCT tốt, đảm bảo nhà quản lý tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành, làm tăng độ tin cậy cho các BCTC. Các nghiên cứu học thuật đã phát hiện ra mối liên hệ giữa yếu kém trong QTCT và chất lượng BCTC kém, thao túng lợi nhuận, gian lận BCTC và kiểm soát nội bộ yếu hơn (Beasley, 1996; DeFond & Jiambalvo, 1994). Theo hướng này, QTCT hỗ trợ các nhà đầu tư bằng cách điều chỉnh mục tiêu quản lý phù hợp với mục tiêu của cổ đông. Qua đó, nâng cao độ tin cậy của thông tin tài chính và tính toàn vẹn của BCTC. QTLN là sự can thiệp có mục đích trong quá trình BCTC ra bên ngoài, nhằm thu được lợi ích cá nhân cho cổ đông hoặc nhà quản lý (Schipper, 1989). QTLN che giấu các kết quả tài chính, vị trí của doanh nghiệp và che khuất các sự kiện mà các bên liên quan nên biết (Loomis, 1999). Vào năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development) đã xuất bản một tài liệu mang tên “Các nguyên tắc QTCT” (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó đưa ra một định nghĩa chi tiết hơn về QTCT, như sau: “QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty […], liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty”. Hầu hết, các nghiên cứu thảo luận về mối quan hệ giữa QTLN và QTCT bằng cách sử dụng các yếu tố QTCT riêng lẻ, cụ thể là các đặc điểm của hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán và cấu trúc sở hữu. Một cách tiếp cận khác là sử dụng chỉ số QTCT tổng hợp, tập trung vào tính chất đa chiều của QTCT. Tuy chỉ có một số ít công trình nghiên cứu tiếp cận theo hướng này, nhưng đã chứng minh rằng các công ty có chất lượng QTCT kém có xu hướng QTLN nhiều hơn các công ty có chất lượng QTCT cao. Shen and Chih (2007) đã nghiên cứu tác động của QTCT đối với QTLN ở 9 quốc gia châu Á. Sử dụng chỉ số QTCT do Credit Lyonnais Security Asia xây dựng, các tác giả kết luận rằng, các doanh nghiệp có QTCT yếu có xu hướng tiến hành QTLN nhiều hơn. Jiang, Lee, and Anandarajan (2008) kiểm tra mối quan hệ giữa QTCT và chất lượng
  3. lợi nhuận của các công ty trong những năm 2002, 2003 và 2004 từ thị trường Mỹ. Trong đó, nhóm tác giả đo lường QTCT bằng chỉ số Gov-Score của Brown and Caylor (2006), chất lượng lợi nhuận bằng biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh. Họ tìm thấy bằng chứng về một mối quan hệ ngược chiều đáng kể, cụ thể là mức QTCT cao hơn có liên quan đến biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh thấp hơn và chất lượng lợi nhuận cao hơn. Bekiris and Doukakis (2011) xem xét mối liên hệ giữa QTCT và QTLN dồn tích, bằng cách sử dụng chỉ số QTCT bao gồm 55 yếu tố QTCT riêng lẻ thuộc 5 khía cạnh QTCT, cụ thể là: hội đồng quản trị, kiểm toán, thù lao, quyền cổ đông và minh bạch. Dựa trên mẫu của các công ty niêm yết trên Sàn Chứng khoán Athens, Milan và Madrid năm 2008, họ tìm thấy mối quan hệ ngược chiều QTCT và QTLN. Nghiên cứu của Abbadi, Hijazi, and Al-Rahahleh (2016) xem xét ảnh hưởng của chất lượng QTCT đến QTLN của tất cả các công ty dịch vụ và công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan, trong giai đoạn 2009 - 2013. Chất lượng QTCT được đo lường dựa trên chỉ số tổng hợp từ 10 tiêu chuẩn thuộc 4 nhóm hội đồng quản trị, các cuộc họp hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán, đề cử và bồi thường. Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng, mức độ QTLN được đo lường bằng các khoản tích luỹ tùy ý, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chất lượng QTCT. Trên cơ sở lý thuyết đại diện và các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra giả thuyết: H1: công ty có chất lượng QTCT càng cao thì mức độ QTLN càng thấp. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Mẫu của nghiên cứu này, bao gồm 449 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các quỹ đầu tư bị loại trừ, vì quy mô lĩnh vực hoạt động của các đơn vị này có sự khác biệt với các doanh nghiệp khác và có sự khác biệt về chính sách quản lý của Nhà nước. Các công ty không cung cấp đủ BCTC, báo cáo thường niên và báo cáo tình hình QTCT trong năm 2020 cũng bị loại trừ. Dữ liệu về QTLN và các biến kiểm soát được thu thập từ các BCTC, báo cáo thường niên và báo cáo tình hình QTCT của các công ty niêm yết trên HOSE và HNX. Các báo cáo này, được cung cấp bởi công ty cổ phần FiinGroup và trang Vietstock.vn. Dữ liệu về chỉ số QTCT được thu thập bằng tay, từ điều lệ, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, nghị quyết đại hội đồng cổ đông, nghị quyết họp hội đồng quản trị, BCTC của doanh nghiệp. 3.2. Mô hình nghiên cứu Để xem xét ảnh hưởng của QTCT đến mức độ QTLN của nhà quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình hồi quy, như sau: DAit = α0 + α1Gov-Score it + α2LEVit + α3ROAit + α4SIZEit + εit Trong đó: DAit là biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đại diện cho QTLN, thông qua lựa chọn các chính sách kế toán và ước tính kế toán. Gov-Score là chỉ số chất lượng QTCT, được phát triển bởi Brown and Caylor (2006). Biến kiểm soát gồm 03 biến là: đòn bẩy tài chính (LEV); lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và quy mô công ty (SIZE). 3.3. Đo lường các biến 3.3.1. Đo lường chất lượng QTCT
  4. Các nhà nghiên cứu học thuật cũng như các công ty thương mại, đã xây dựng nhiều chỉ số để đo lường chất lượng QTCT. Tuy nhiên, chỉ số Gov-Score của Brown and Caylor (2006) được đánh giá, có phạm vi rộng hơn nhiều đối với các yếu tố QTCT và bao gồm nhiều doanh nghiệp hơn, năng động hơn và phản ánh nhiều hơn những thay đổi trong môi trường QTCT (Jiang et al., 2008). Bên cạnh đó, chỉ số này có nhiều ưu điểm trong đánh giá chất lượng QTCT như: bộ tiêu chuẩn thu gọn về số lượng nhưng lại mở rộng về phạm vi đánh giá, so với bộ tiêu chí của ISS hay IRRC và nó phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Do đó, tương tự như Jiang et al. (2008), trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số Gov-Score để đo lường chất lượng QTCT. Gov-Score được tính bằng tổng trọng số bằng nhau của 51 tiêu chuẩn thuộc 8 nhóm nhân tố, nó phản ánh cả các đặc điểm QTCT bên trong và bên ngoài. Các nhóm nhân tố chủ yếu, bao gồm: kiểm toán, HĐQT, điều lệ, trình độ của TV HĐQT, thù lao điều hành và thù lao cho thành viên HĐQT, quyền sở hữu, những sự thực thi tiến bộ và tình trạng sáp nhập. Như vậy, về lý thuyết, Gov-Score có giá trị từ 0 – 51; giá trị Gov-Score càng lớn thì chất lượng QTCT càng cao. Gov-Score bằng 0, nghĩa là doanh nghiệp không công bố bất kỳ chỉ mục nào về chất lượng QTCT. Gov-Score bằng 51, nghĩa là doanh nghiệp công bố đầy đủ 51 chỉ mục về chất lượng QTCT. Bảng 1: Tiêu chuẩn đo lường chỉ số Gov-Score Nhóm chỉ STT Nội dung chỉ mục mục 1 BKS chỉ bao gồm các TV HĐQT độc lập bên ngoài Kiểm 2 Các kiểm toán viên được phê chuẩn tại cuộc họp thường niên gần nhất toán 3 Phí tư vấn trả cho kiểm toán viên ít hơn phí kiểm toán trả cho kiểm toán viên 4 Công ty có chính sách chính thức về luân phiên kiểm toán viên Các TV HĐQT trả lời các đề xuất của cổ đông trong vòng 12 tháng sau đại hội cổ 5 đông 6 CEO không làm việc cho hơn hai HĐQT của các công ty đại chúng khác Tất cả các TV HĐQT tham dự ít nhất 75% cuộc họp HĐQT hoặc có lý do chính 7 đáng cho sự vắng mặt 8 Quy mô HĐQT tối thiểu là 6 và không có quá 15 TV 9 Không có cựu CEO nào làm việc cho HĐQT CEO không nằm trong danh sách có một “giao dịch với bên liên quan” trong 10 tuyên bố ủy quyền 11 HĐQT được kiểm soát bởi hơn 50% TV độc lập bên ngoài HĐQ 12 Tiểu ban thù lao chỉ bao gồm các TV độc lập bên ngoài T Chức danh CEO và chủ tịch HĐQT được tách biệt hoặc TV HĐQT dẫn đầu được 13 định rõ 14 Các cổ đông bầu chọn các TV HĐQT để lấp các vị trí trống 15 Các TV HĐQT được bầu hàng năm 16 Cần có sự chấp thuận của cổ đông khi thay đổi quy mô HĐQT 17 Tiểu ban đề cử chỉ bao gồm các TV độc lập bên ngoài 18 Tiểu ban quản trị họp ít nhất một lần trong năm 19 Cổ đông có quyền bỏ phiếu cộng dồn khi lựa chọn TV HĐQT 20 Hướng dẫn cho HĐQT có trong mỗi tuyên bố ủy nhiệm Có chính sách yêu cầu các TV HĐQT bên ngoài không đảm nhiệm vị trí TV 21 HĐQT cho hơn 05 HĐQT khác
  5. Biểu quyết theo đa số giản đơn là bắt buộc để thông qua một vụ sáp nhập (không 22 phải đại đa số) Công ty hoặc không có "chiến lược thuốc độc" hoặc một "liều thuốc độc" được cổ 23 đông chấp thuận 24 Cổ đông được phép triệu tập các cuộc họp đặc biệt Điều Biểu quyết theo đa số tuyệt đối là bắt buộc để để sửa đổi điều lệ (không phải đại 25 lệ đa số) Các cổ đông có thể biểu thị sự đồng ý bằng văn bản, và không yêu cầu tất cả cổ 26 đông đều đồng ý 27 Công ty không được phép phát hành cổ phiếu ưu đãi không ghi danh HĐQT không thể sửa đổi điều lệ mà không có sự chấp thuận của cổ đông hoặc chỉ 28 có thể làm như vậy trong những trường hợp hạn chế Trình độ Có ít nhất 01 TV HĐQT đã tham gia vào chương trình đào tạo TV HĐQT được 29 HĐQ công nhận T 30 Không tồn tại sự "đan xen" giữa các TV trong tiểu ban thù lao Những người không phải là lao động của công ty không tham gia vào kế hoạch 31 lương hưu của công ty Thù 32 Việc tái định giá quyền chọn không xảy ra trong vòng 03 năm trở lại đây lao Các kế hoạch khuyến khích bằng cổ phiếu được thực thi với sự tán thành của cổ điều 33 đông hành 34 Các TV HĐQT nhận toàn bộ hoặc một phần thù lao của họ bằng cổ phiếu và thù Công ty không cung cấp bất kỳ khoản vay nào cho các nhà quản trị để thực thi các lao 35 quyền chọn cho Lần cuối cùng cổ đông bỏ phiếu thông qua một kế hoạch thù lao, và mức này TV 36 không bị cho là quá cao HĐQ T Tỷ lệ quyền chọn mua trung bình được đưa ra trong 3 năm trở lại đây trên cổ 37 phiếu đang lưu hành không vượt quá 3% 38 Việc tái định giá quyền chọn bị cấm 39 Công ty có chính sách hợp lý về xác định chi phí cho các kế hoạch quyền chọn 40 Tất cả các TV HĐQT có hơn 01 năm làm việc cho HĐQT đều sở hữu cổ phần Quyền Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà quản trị và TV HĐQT tối thiểu là 1% nhưng không 41 sở vượt quá 30% tổng số cổ phiếu đang lưu hành hữu 42 Các nhà quản trị phải tuân theo các hướng dẫn về sở hữu cổ phần 43 Các TV HĐQT phải tuân theo các hướng dẫn về sở hữu cổ phần 44 Tồn tại quy định về độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc đối với TV HĐQT 45 Hiệu suất của HĐQT được đánh giá thường xuyên Thực 46 Tồn tại một kế hoạch CEO kế nhiệm được HĐQT phê duyệt thi 47 HĐQT có các cố vấn bên ngoài tiến 48 Các TV HĐQT bị buộc xin thôi việc khi có thay đổi tình trạng công việc bộ Các TV HĐQT bên ngoài họp mà không có mặt CEO và công bố số lần họp của 49 họ 50 Tồn tại giới hạn về nhiệm kỳ của TV HĐQT Tình trạng 51 Sát nhập trong tình trạng không có bất kỳ điều khoản chống tiếp quản nào sát
  6. nhập (Nguồn: Brown and Caylor, 2006) 3.3.2. Đo lường QTLN Tác giả sử dụng mô hình cải tiến của Kothari, Leone, and Wasley (2005) để xác định biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh. Cụ thể, biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) là phần dư của mô hình sau: Trong đó: TAit: Tổng giá trị dồn tích của công ty i năm t, Ait-1: Tổng giá trị tài sản của công ty i năm t-1, ΔREVit: Thay đổi trong doanh thu thuần của công ty i năm t so với năm t-1, ΔRECit: Thay đổi trong khoản phải thu của công ty i năm t so với năm t-1, PPEit: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, bất động sản đầu tư của công ty i năm t, ROAit: lợi nhuận kế toán trước thuế trên tổng tài sản của công ty i năm t, ɛit: phần dư. Độ lớn của DA thể hiện mức độ QTLN thông qua các khoản dồn tích của nhà quản lý, DA càng lớn thì nhà quản lý QTLN càng nhiều, không phụ thuộc vào DA mang giá trị âm hay dương. DA âm tức là nhà quản lý QTLN theo hướng giảm lợi nhuận và DA dương tức là nhà quản lý QTLN theo hướng tăng lợi nhuận. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thống kê mô tả Theo Bảng 2, giá trị trung bình của biến DA là 8,32% cho thấy, bình quân người quản lý thực hiện QTLN tăng lên hoặc giảm đi bằng 8,32% tổng tài sản đầu năm, giá trị tối đa là 54,53% và giá trị tối thiểu 0,38%. Kết quả này tương đương với số liệu tính toán của Ngô Nhật Phương Diễm (2019) (8,2%), cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) (6,23%) nhưng thấp hơn nhiều so với Ngô Hoàng Điệp (2018) với giá trị tuyệt đối của DA là 46,28%. Mức điểm QTCT trung bình của các công ty là 20,95 và nằm trong khoảng từ 18 đến 24 điểm. Khoảng cách giữa mức điểm cao nhất và thấp nhất khá ít, chỉ là 7 điểm (24 so với 18) và có tới 352/449 có mức điểm từ 20-22, chiếm 78,4%. Như vậy, sự khác biệt về mức điểm QTCT giữa các công ty niêm yết Việt Nam không lớn. Bảng 2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị Số quan Biến trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất sát DA 0,0832 0,0801 0,0038 0,5453 449 Gov- 20,95 0,0599 18 24 449 Score LEV 0,4835 0,0110 0,0057 0,9929 449
  7. ROA 0,0722 0,0047 -0,4709 0,6019 449 SIZE 27,26 0,0730 23,49 31,99 449 (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 14.2) Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của các công ty niêm yết bình quân là 48,35%, tỷ lệ nợ thấp nhất là 0% và cao nhất là 99,29%. Quy mô công ty được tính bằng logarit của tổng tài sản, mức trung bình là 27,26, trong khi mức thấp nhất là 23,49 và cao nhất là 31,99. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của các công ty niêm yết là 7,22%, với tỷ lệ thấp nhất là - 47,09% và cao nhất là 60,19%. 4.2. Phân tích tương quan Bảng 3 cho thấy biến DA có quan mối tương quan ngược chiều với chỉ số chất lượng QTCT, quy mô công ty, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Các hệ số tương quan được dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Từ các hệ số tương quan được hiển thị trong Bảng 3, mặc dù các cặp biến độc lập có mối tương quan với nhau nhưng không có mối tương quan nào quá cao (đều thấp hơn 0,8). Do đó, không có hiện tượng đa cộng tuyến tạo ra mối đe dọa, đối với việc giải thích các hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình này. Tác giả cũng đã thực hiện kiểm định đa cộng tuyến, hệ số VIF từ 01 đến 1,4, nhỏ hơn rất nhiều so với 10 (xem Bảng 4). Như vậy, có thể kết luận mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập rất thấp, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Bảng 1: Ma trận tương quan Pearson mô Hình 3 Biến DA Gov-Score LEV ROA SIZE DA 1,000 - Gov-Score 1,000 0,1268*** LEV -0,0475 0,0061 1,000 ROA -0,0193 - -0,0239 1,000 0,3913*** SIZE -0,1086** 0,3465** -0,0082 0,0381 * 1,000 (*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1% (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 14.2) 4.3. Kết quả hồi quy Tác giả sử dụng kiểm định F, để kiểm định sự phù hợp của mô hình. Kết quả cho thấy, F (4, 444) = 3,37 với mức ý nghĩa 0,0000, cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê và hồi quy Pooled OLS là ước lượng hồi quy phù hợp cho mô hình hồi quy. Theo Bảng 4, kết quả hồi quy mô hình theo ước lượng Pooled OLS có hệ số R2 bằng 2,95%, R2 điều chỉnh bằng 2,07%. Tức là, 04 biến độc lập Gov-Score, ROA, LEV và SIZE giải thích được 2,07% sự biến thiên của biến phụ thuộc DA. Bảng 4: Kết quả hồi quy mô hình theo ước lượng Pooled OLS Kỳ VIF Hệ số Coef. t P>|t| vọng Gov-Score -0,0081 -2,69 0,007 - 1,00 ROA -0,0357 -0,85 0,397 ? 1,23 LEV -0,0011 -0,06 0,953 ? 1,40
  8. SIZE -0,0055 -2,06 0,040 ? 1,18 _cons 0,4059 4,36 0,000 Số quan sát 3.413 F(4,444) 3,37 Prob > F 0,0000 R2 0,0295 R2 điều chỉnh 0,0207 Chi 2(14) = 15,68 Kiểm định White Prob > chi2 = 0,3332 Kiểm định Durbin - d – statistic (5,449) = 2,16633 Watson Mean 1,20 (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 14.2) Từ kết quả hệ số VIF của các biến độc lập, tác giả kết luận rằng, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập của mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định White và kiểm định Durbin - Watson ở Bảng 4 cho thấy, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Như vậy, thông qua các kiểm định khuyết tật cho thấy, mô hình hồi quy không vi phạm các giả định. Bảng 4 thể hiện kết quả hồi quy mô hình phân tích ảnh hưởng của chất lượng QTCT đến hành vi QTLN thông qua lựa chọn các chính sách kế toán và ước tính kế toán, hệ số R 2 điều chỉnh bằng 2,07%. Như vậy, chất lượng QTCT có quan hệ cùng chiều với biến DA, chấp nhận giả thuyết H1. Điều đó có nghĩa là, công ty có chất lượng QTCT cao sẽ góp phần hạn chế hành vi QTLN thông qua lựa chọn chính sách kế toán và ước tính kế toán. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Jiang và cộng sự (2008) khi nghiên cứu các công ty Mỹ, trong những năm 2002, 2003 và 2004. Kết quả này, cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đã sử dụng các yếu tố riêng lẻ để đo lường QTCT. Như vậy, cách tiếp cận bằng chỉ số chất lượng QTCT cung cấp thêm bằng chứng thuyết phục về hiệu quả tổng hợp của các yếu tố quản trị bên trong và bên ngoài, trong việc hạn chế QTLN. Bên cạnh đó, theo Bảng 4, biến quy mô công ty có mối quan hệ ngược chiều với biến DA, lợi nhuận trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính không ảnh hưởng đến DA. Nghĩa là, mức độ sử dụng nợ và lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến mức độ QTLN, thông qua lựa chọn chính sách kế toán và ước tính kế toán. 5. Kết luận Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa QTCT với hành vi QTLN của nhà quản lý tại các công ty niêm yết Việt Nam năm 2020, bằng cách sử dụng một thước đo QTCT tổng hợp dựa trên nghiên cứu của Brown và Caylor (2006). Những phát hiện này cung cấp những hiểu biết mới về mối quan hệ này, trong bối cảnh thể chế Việt Nam được cho là có chế độ QTCT yếu và hiệu quả các quy định còn hạn chế, khác rất nhiều so với các quốc gia được xem xét trong các nghiên cứu trước đây. Sau khi kiểm soát ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, quy mô công ty và lợi nhuận trên tổng tài sản tác giả thấy rằng, có mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa mức độ dồn tích bất thường và QTCT. Phù hợp với nghiên cứu trước đây, những kết quả này chỉ ra rằng, chất lượng QTCT cao hơn dẫn đến mức QTLN thấp hơn và chất lượng thu nhập được cải thiện. Bên cạnh đó, thông qua chỉ số Gov-Score đánh giá chất lượng QTCT của các công ty niêm yết Việt Nam còn thấp, do QTCT ở nước ta vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai, các công ty chưa xây dựng những quy chế QTCT riêng và cập nhật
  9. những quy định QTCT tiến bộ, phù hợp. Với kết quả nghiên cứu này, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của QTCT, trong việc giám sát hành vi của nhà quản lý, đặc biệt là hành vi QTLN. Tài liệu tham khảo Abbadi, S. S., Hijazi, Q. F., & Al-Rahahleh, A. S. (2016). Corporate Governance Quality and Earnings Management: Evidence from Jordan. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 10(2), 54-75. Beasley, M. S. (1996). An empirical analysis of the relation between the board of director composition and financial statement fraud. Accounting review, 71(4), 443-465. Bekiris, F. V., & Doukakis, L. C. (2011). Corporate Governance and Accruals Earnings Management. Managerial and Decision Economics, 32(7), 439-456. doi: 10.1002/mde.1541 Brown, L. D., & Caylor, M. L. (2006). Corporate governance and firm valuation. Journal of Accounting and Public policy, 25(4), 409-434. DeFond, M. L., & Jiambalvo, J. (1994). Debt covenant violation and manipulation of accruals. Journal of accounting and Economics, 17(1-2), 145-176. Jiang, W., Lee, P., & Anandarajan, A. (2008). The association between corporate governance and earnings quality: Further evidence using the GOV-Score. Advances in Accounting, 24(2), 191-201. Kothari, S. P., Leone, A. J., & Wasley, C. E. (2005). Performance matched discretionary accrual measures. Journal of accounting and Economics, 39(1), 163-197. Loomis, C. J. (1999). Lies, damned lies, and managed earnings. Fortune, 140(3), 74-92. Ngô Hoàng Điệp. (2018). Các nhân tố tác động đến hành vi QTLN của người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường Chứng khoán Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngô Nhật Phương Diễm. (2019). Nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi QTLN của các công ty sản xuất niêm yết ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Hà Linh. (2017). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Park, Y. W., & Shin, H.-H. (2004). Board composition and earnings management in Canada. Journal of Corporate Finance, 10(3), 431-457. Schipper, K. (1989). Earnings management. Accounting horizons, 3(4), 91-102. Shen, C.-H., & Chih, H.-L. (2007). Earnings Management and Corporate Governance in Asia's Emerging Markets. Corporate Governance: An International Review, 15(5), 999-1021. doi: 10.1111/j.1467-8683.2007.00624.x
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1