CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TỦY RĂNG<br />
Đỗ Đường Thắng<br />
Mục tiêu của nha khoa lâm sàng… là thực hiện các biện pháp phòng ngừa, loại bỏ các cơn<br />
đau, và chữa bệnh. Các mục tiêu này không thể đạt được chỉ với việc sử dụng một số công<br />
thức điều trị hay các quy trình cơ học, mà chúng còn phải dựa trên nền tảng kiến thức<br />
chuyên sâu về bệnh lý lâm sàng.<br />
Không có một điều trị phù hợp nào được khuyến cáo cho tới khi trả lời được tất cả các câu<br />
hỏi “tại sao” trên lâm sàng<br />
Quy trình để thực hiện chẩn đoán có thể chia ra làm 5 giai đoạn:<br />
1. Bệnh nhân nói cho nhà lâm sàng biết vì sao bệnh nhân đến.<br />
2. Nhà lâm sàng hỏi bệnh nhân về các hội chứng và tiền sử dẫn tới cuộc hẹn này.<br />
<br />
3. Nhà lâm sàng thực hiện các test lâm sàng khách quan.<br />
4. Nhà lâm sàng kết hợp các thông tin khách quan với các chi tiết chủ quan để tạo ra một<br />
chẩn đoán phân biệt<br />
5. Nhà lâm sàng đưa ra chẩn đoán xác.<br />
<br />
Lý do đến khám<br />
• Lý do mà bệnh nhân tới khám thường quan trọng như các bài test chẩn đoán. Các yếu tố<br />
này quyết định cho chẩn đoán chính xác của nhà lâm sàng. Nếu không có các nhân tố<br />
chỉ hướng và trực tiếp, các quan sát khách quan có thể dẫn tới một chẩn đoán không<br />
chính xác<br />
• Nhà lâm sàng có thể tìm thấy các bệnh lý nha khoa, nhưng nó có thể không phải là điều<br />
kiện bệnh lý đang khiến bệnh nhân tới khám<br />
• Do đó, nhà lâm sàng cần phải rất chú ý tới lý do chính mà bệnh nhân phàn nàn, xác định<br />
thời gian của vấn đề và hỏi bệnh nhân các câu hỏi khác bao gồm cả tiền sử và bệnh sử.<br />
<br />
Tiền sử bệnh<br />
Đo mạch và huyết áp cần được thực hiện ở mỗi bệnh nhân cho mỗi lần khám<br />
Bệnh nhân với các tình trạng y khoa nguy hiểm đòi hỏi sự thay đổi cách thức điều trị nha khoa<br />
hoặc thay đổi kế hoạch điều trị<br />
Tiền sử răng miệng<br />
Bệnh sử bao gồm các hội chứng trong quá khứ và hiện tại, cũng như các quy trình hoặc chấn<br />
thương có thể gây ra lý do bệnh nhân than phiền<br />
Tiền sử và các vấn đề hiện tại<br />
Đối thoại giữa bệnh nhân và nhà lâm sàng nên tập trung vào các chi tiết khiến gây ra lý do chính đến<br />
khám. Sự phỏng vấn này đầu tiên sẽ xác định cái gì đã xảy ra nhằm cố gắng xác định sau đó tại sao<br />
vấn đề đó lại xảy ra để đặt mục đích xác định cái gì là cần thiết để giải quyết lý do đến khám của<br />
bệnh nhân<br />
<br />
Phỏng vấn về tiền sử nha khoa<br />
Tiền sử răng miệng được chia ra thành 5 hướng cơ bản để hỏi: định vị, bắt đầu, cường độ, các yếu tố<br />
kích thích và thời gian kéo dài<br />
• Định vị : “ Bạn có thể chỉ răng nào đau được không?”<br />
• Bắt đầu : “Hội chứng đó xuất hiện lần đầu tiên khi nào?”<br />
• Cường độ : :“ Cơn đau ở mức độ nào?”<br />
• Các yếu tố kích thích và giảm nhẹ cơn đau: “ Cái gì tạo ra và giảm các hội chứng?”<br />
• Thời gian : “ Các triệu chưng này kết thúc ngay hay kéo dài sau khi bị kích ứng?”<br />
<br />
KHÁM THỬ NGHIỆM<br />
Khám ngoài miệng<br />
<br />
• Quy trình chẩn đoán cơ bản bao gồm việc nhà lâm sàng quan sát bệnh nhân khi bắt đầu vào BUỔI khám<br />
• Khi có sự mất cân đối khuôn mặt và cổ khi có khối sưng. Một vùng sưng ở mặt có thể được xác định<br />
nhiều lần bằng cách sờ nắn khi có một phần u cục xuất hiện một bên<br />
• Sờ nắn cho phép nhà lâm sàng xác định vị trí khối u là tại chỗ hay lan toả, cứng chắc hay lồi lõm- đóng<br />
vai trò quan trọng trong việc quyết định phương pháp điều trị phù hợp<br />
• Sờ nắn các hạch bạch huyết dưới hàm và cổ là một phần không thể thiếu của quy trình khám. Nếu có các<br />
hạch cứng chắc và mềm dọc theo khối sưng mặt và tăng nhiệt độ, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng<br />
<br />