intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công cụ thu nhập cố định - Chương 7: Chiến lược quản trị danh mục trái phiếu chủ động

Chia sẻ: Phạm Hoàng Nhi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:52

116
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn có thêm tài liệu tham khảo Bài giảng Công cụ thu nhập cố định - Chương 7: Chiến lược quản trị danh mục trái phiếu chủ động trình bày các kiến thức về quá trình quản trị danh mục, thiết lập mục tiêu của đầu tư, Thiết lập mục tiêu của đầu tư, chọn chiến lược danh mục đầu tư, cách tính sai số trên chuẩn,... Tài liệu này sẽ giúp bạn hiểu hơn về trái phiếu chủ động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công cụ thu nhập cố định - Chương 7: Chiến lược quản trị danh mục trái phiếu chủ động

  1. CHƯƠNG 7 CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DANH MỤC TRÁI PHIẾU CHỦ ĐỘNG
  2. Quá trình quản trị danh mục Bước 1. Xác định mục tiêu đầu tư. Mục tiêu thay đổi tùy theo loại định chế tài chính Bước 2. Thiết lập chính sách đầu tư. Bắt đầu bằng quyết định phân bổ tài sản Bước 3. Lựa chọn một chiến lược cho danh mục. Bước 4. Lựa chọn tài sản đưa vào danh mục. Bước 5. Đo lường và đánh giá hoạt động
  3. Thiết lập mục tiêu của đầu tư • Mỗi định chế tài chính có mục tiêu đầu tư khác nhau, tùy thuộc vào các nghĩa vụ mà họ phải đáp ứng: - Khối lượng - Thời hạn - Tính xác định
  4. Thiết lập chính sách đầu tư • Mở đầu: quyết định phân bổ quỹ giữa các loại tài sản chủ yếu (tiền mặt hoặc tương đương, cổ phiếu, chứng khoán có thu nhập cố định, bất động sản, chứng khoán nước ngoài). • Những ràng buộc của khách hàng và của cơ quan quản lý. • Thuế • Báo cáo tài chính
  5. Chọn chiến lược danh mục đầu tư • Chiến lược danh mục phải nhất quán với các nguyên tắc và mục tiêu được thiết lập. • Chiến lược chủ động: dự báo chi tiết những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của một loại tài sản. • Chiến lược thụ động: – Chỉ số hóa – Danh mục có cấu trúc (tiêm phòng, khớp dòng tiền; khớp thời hạn…)
  6. • Căn cứ để lựa chọn chiến lược: – Quan điểm của khách hàng hay của nhà quản trị tiền về hiệu quả định giá của thị trường. Nếu thị trường là hiệu quả, chiến lược được lựa chọn thường là chỉ số hóa. – Bản chất của các khoản nghĩa vụ phải đáp ứng. Áp dụng cho những định chế có một dòng nghĩa vụ trong tương lai, (chiến lược cơ cấu danh mục như immunization, dedication.)
  7. Lựa chọn các tài sản • Là bước tiếp theo của việc lựa chọn chiến lược, đòi hỏi việc đánh giá các chứng khoán riêng lẻ để đưa vào danh mục. • Chiến lược chủ động: xác định các chứng khoán bị đánh giá sai. • Với trái phiếu: xem xét ảnh hưởng của các yếu tố như lscp, thời hạn, chất lượng tín dụng, quyền chọn đi kèm… • Là giai đoạn xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả.
  8. Đo lường và đánh giá hoạt động • Đánh giá hoạt động của danh mục và so sánh với một chuẩn được chọn. • Danh mục chuẩn: một chỉ số cổ phiếu hoặc trái phiếu thông dụng; hoặc danh mục chuẩn thiết kế riêng cho khách hàng. • Thành tích có thể tốt hơn chuẩn, nhưng không nhất thiết là đạt được mục tiêu đầu tư; khi đó lỗi là ở khâu chọn mục tiêu đầu tư và thiết lập chính sách.
  9. Sai số trên chuẩn (tracking error) • Với chuẩn là một chỉ số thị trường trái phiếu: rủi ro được đo bằng độ lệch chuẩn của lợi suất của danh mục so với lợi suất của chỉ số chuẩn. • Thước đo rủi ro đó là sai số trên chuẩn, hay rủi ro năng động. • Với mỗi chuẩn được sử dụng, sai số trên chuẩn sẽ khác nhau.
  10. Cách tính sai số trên chuẩn • Quy trình bốn bước: 1. Tính lợi suất tổng thể cho một danh mục ở mỗi một thời kỳ. 2. Tính lợi suất tổng thể của chỉ số chuẩn cho từng kỳ. 3. Tính khoản chênh lệch giữa các giá trị ở bước 1 và 2, được gọi là lợi suất năng động (active returns). 4. Tính độ lệch chuẩn của các lợi suất năng động, gọi là sai số trên chuẩn.
  11. • Nếu các quan sát được lấy theo tháng, tuần: tracking error năm = tracking error tháng x 12 tracking error năm = tracking error tuần x 52
  12. QUảN TRị DANH MụC TRÁI PHIếU CHủ ĐộNG
  13. Bản chất của chiến lược chủ động • Một danh mục đầu tư được thiết kế để thu lợi nhuận dựa trên những dự báo về tương lai, nhưng kết quả tiềm năng phải được đánh giá trước khi thực thi một chiến lược chủ động. • Kết quả của một chiến lược tùy thuộc vào dự báo của nhà quản trị khác với dự báo chung của thị trường (thể hiện ở giá) như thế nào.
  14. Các loại chiến lược • Dự báo lãi suất • Đường cong lợi suất • Cách biệt lợi suất • Lựa chọn chứng khoán riêng lẻ
  15. CHIẾN LƯỢC DỰA VÀO DỰ BÁO LÃI SUẤT
  16. Bản chất của chiến lược • Khi dự báo được mức lãi suất trong tương lai → thay đổi tính nhạy cảm của danh mục với thay đổi lãi suất. • Tăng D nếu dự báo lãi suất giảm và giảm D nếu dự báo lãi suất tăng. • Nếu danh mục trái phiếu chọn một chỉ số trái phiếu làm chuẩn: tăng (giảm) D của danh mục so với chỉ số chuẩn khi lãi suất được dự báo là giảm (tăng).
  17. Tác động tới Duration • Cách thức thay đổi D của một danh mục: – Thay đổi các trái phiếu trong danh mục – Hoán đổi (swap) trái phiếu trong danh mục với những trái phiếu khác để đạt được D mong muốn. – Sử dụng hợp đồng tương lai lãi suất: mua (bán) HĐTL làm tăng (giảm) D của danh mục.
  18. CHIếN LƯợC Sử DụNG ĐƯờNG CONG LợI SUấT
  19. Các dạng dịch chuyển của đường cong lợi suất Lợi suất Lợi suất Thời hạn Thời hạn
  20. • Dịch chuyển song song và dịch chuyển không song song • Hai kiểu dịch chuyển không song song – Thay đổi độ dốc: dốc hơn hoặc thoải hơn. – Thay đổi độ cong: tăng hoặc giảm • Các kết hợp thường thấy: – (Dịch chuyển xuống + dốc hơn) + cánh cụp – (Dịch chuyển lên + thoải hơn) + cánh xòe
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2