intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giải phẫu học và sinh lý mắt - TS. Lê Minh Lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giải phẫu học và sinh lý mắt được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể mô tả cấu trúc của nhãn cầu; nêu được các thành xương hốc mắt; phân tích cấu tạo và vai trò của phim nước mắt; liệt kê các nhánh động mạch nuôi dưỡng hốc mắt;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu học và sinh lý mắt - TS. Lê Minh Lý

  1. GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH LÝ MẮT Ts. Lê Minh Lý
  2. Mục tiêu bài giảng: • Mô tả cấu trúc của nhãn cầu • Nêu được các thành xương hốc mắt. • Phân tích cấu tạo và vai trò của phim nước mắt. • Liệt kê các nhánh động mạch nuôi dưỡng hốc mắt
  3. H1.Sơ đồ cắt dọc nhãn cầu và hốc mắt
  4. 1. NHÃN CẦU: Nhãn cầu có thể tích 6,5 ml (khoảng 1/6 thể tích hốc mắt), nặng 7,5 gm , chu vi 75 mm, đường kính trước sau 24 mm. Nó được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ bọc chứa đựng các môi trường trong suốt bên trong: lần lượt từ trước ra sau đó là thủy dịch, thủy tinh thể và pha lê thể. Màng xơ bọc ngoài có nhiệm vụ che chở, gồm có giác mạc (1/6 chu vi trước) và củng mạc (5/6 còn lại). Nơi củng mạc và giác mạc gặp nhau gọi là rìa giác củng mạc. Màng mạch máu giữa gồm có hắc mạc, thể mi, và mống mắt gọi chung là màng bồ đào. Nó cung cấp dinh dưỡng phần lớn cho những lớp khác. Lớp trong cùng là võng mạc.
  5. 1.1. Các lớp màng bọc 1.1.1. Màng bọc ngoài: 1.1.1. Giác mạc: Gíác mạc là phần trước nhất của lớp bọc ngoài, trong suốt. Đó là mặt khúc xạ chính của mắt, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của toàn bộ nhãn cầu, khoảng 43 D ở mặt trước giác mạc. Bán kính độ cong mặt trước là 7,8 mm, mặt sau là 6,6 mm. Vì mặt sau cong hơn mặt trước nên bề dày giác mạc ở trung tâm (0,5 mm) mỏng hơn ở ngoại vi (0,74- 1 mm). Giác mạc có đường kính ngang là 11,6 mm, dọc là 10,6 mm, chỉ 1/3 giữa giác mạc là sử dụng cho khúc xạ. Gíác mạc tương đối lớn lúc mới sinh, đạt kích thước trưởng thành 2 năm sau.
  6. H3: Thiết đồ giác mạc cắt ngang dưới kính hiển vi thường
  7. 1.1.2. Củng mạc: Lớp sợi có vai trò chính bảo vệ nhãn cầu. Dày nhất ở cực sau (1- 1,35 mm), khoảng 1 mm tại chổ nối với giác mạc, trở nên mỏng hơn ở xích đạo 0,4-0,6 mm và mỏng nhất tại chổ bám của cơ khoảng 0,3 mm. Nó có màu trắng đục do cấu tạo của các sợi đan chéo nhau và có kích thước khác nhau, có độ ngậm nước cao hơn so với giác mạc (68% là nước) .
  8. 1.1.3. Rìa củng giác mạc: • Rìa là vùng chuyển tiếp rộng 1 mm ở ngoại vi giác mạc. Đó là vùng nối kết giữa biểu mô lát tầng của giác mạc và biểu mô hình trụ của kết mạc nhãn cầu. Tương tự như những vùng chuyển tiếp biểu mô khác đây là một vùng dễ có xu hướng xảy ra ung thư tại chổ (carcinoma in situ). Kết mạc rìa cũng có nhiệm vụ cho sự tái sinh của lớp biểu mô giác mạc bị mất đi. Ngoài ra nó còn chứa nhiều tế bào của hệ thống miễn nhiễm: bạch cầu đa nhân, lympho bào, đại thực bào, sắc tố bào và tương bào.
  9. H4. Hình minh hoạ vùng tiếp nối giữa giác mạc và củng mạc Biểu mô và Màng Descemet Kết và nội mô màng Lớp sắc mạc Bowmann tố Bao và biểu mô Ống Schlemm Mạch máu Thủy thượng củng tinh thể mạc Cơ thẳng Dây chằng Zinn
  10. 1.1.2. Màng bồ đào 1.1.2.1. Mống mắt: Mống mắt ở phía trước, là màng chắn sáng điều chỉnh lượng ánh sáng vào phần sau nhãn cầu, màu sắc mống mắt thay đổi tùy theo chủng tộc, theo từng cá nhân 1.1.2.2. Thể mi: Thể mi nối tiếp với mống mắt, là vùng gồ lên của màng bồ đào, bên cạnh cấu tạo mạch máu dồi dào (cung động mạch mống mắt lớn và nhánh nối động mạch mi trước và mi dài sau), thể mi có ba chức năng: điều tiết, sản xuất thủy dịch và đường thoát bồ đào củng mạc. 1.1.2.3. Hắc mạc: Hắc mạc là lớp mô mỏng chứa sắc tố và mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho lớp ngoài võng mạc. Chiều dày thay đổi từ 0,1mm phía trước đến 0,22mm ở phía sau.
  11. 1.1.3. Võng mạc Võng mạc là màng thần kinh, nằm ở mặt trong củng mạc, màu hồng nhạt, trong suốt. Võng mạc có 2 phần: Phần trước gọi là võng mạc vô cảm chỉ dày 0,1mm. Phần sau gọi là võng mạc hữu cảm, rất nhạy với cảm giác ánh sáng, dày khoảng 0,5mm. Dinh dưỡng: Võng mạc tiêu thụ oxygen cao nhất trên một đơn vị cân nặng so với bất kỳ mô nào trong cơ thể, nên có 2 hệ thống tuần hoàn phục vụ yêu cầu này: 1/3 ngoài được cung cấp bởi tuần hoàn hắc mạc, còn 2/3 trong nhận nuôi dưỡng từ tuần hoàn võng mạc.
  12. H6: Cấu tạo các lớp võng mạc
  13. 1.2. Các môi trường trong suốt 1.2.1. Thuỷ dịch:Thủy dịch chứa trong khoảng không gian giới hạn bởi mặt sau giác mạc và mặt trước thể mi và thủy tinh thể. Khoảng này được mống mắt ngăn ra làm hai 2 phòng: tiền phòng phía trước mống mắt có thể tích 0,25ml và hậu phòng phía sau mống có thể tích 0,06ml
  14. 1.2.2. Thuỷ tinh thể Thủy tinh thể là thấu kính 2 mặt lồi, mặt sau có bán kính độ cong là 6mm, mặt trước 10mm, bờ tròn ở xích đạo. Nó có khoảng 1/3 - 1/4 công suất khúc xạ của giác mạc. Thủy tinh thể được nuôi dưỡng chủ yếu nhờ thủy dịch. Thủy tinh thể được bao quanh bởi một lớp bao đàn hồi chắc có độ dày thay đổi. Bao này được nâng đỡ bởi dây chằng Zinn và qua nó cơ thể mi truyền tải lực co thắt đến bao làm thay đổi kích thước thủy tinh thể.
  15. 1.2.3. Pha lê thể Đó là chất keo trong suốt chiếm 2/3 sau của thể tích nhãn cầu. Pha lê thể dính vào bao sau thủy tinh thể theo một vòng tròn đường kính 8 - 9mm, chỗ dính này được gọi là dây chằng Wieger. Bên trong vòng này, pha lê thể bám ít chắc vào mặt sau thủy tinh thể, khoảng này có thể thấy trên lâm sàng khi có xuất tiết hoặc có máu tích tụ mặt sau thủy tinh thể.
  16. 2.1.1. Xương hốc mắt Xương hốc mắt có dạng một hình tháp vuông góc, đáy mở ra phía trước, đỉnh ứng với lổ thị và khe bướm thông với tầng giữa đáy sọ. Nó được cấu tạo bằng 7 xương liên kết thành bốn thành:
  17. Hình 10. Cấu tạo khung xương hốc mắt nhìn từ phía trước Lỗ thị Cung mày Cánh nhỏ xương bướm Lỗ trên ổ mắt Hố tuyến lệ Hố ròng rọc Mỏm góc mắt ngoài Mỏm góc mắt trong Mặt hốc mắt Lỗ sàng trước cánh lớn xương bướm Xương mũi Khe ổ mắt trên Xương sàng Củ gò má Xương lệ và hố lệ Củ hốc mắt ngoài Củ lệ Lỗ gò má Mặt hốc mắt của xương hàm trên Lỗ gò má mặt Khớp dưới ổ mắt Xương gò má Rãnh dưới ổ mắt Khe ổ mắt dưới Lỗ dưới ổ mắt Mỏm mép
  18. 2.1.2. Mi mắt Mi mắt là thành phần mềm cử động được, hoạt động như một màng bảo vệ nhãn cầu khỏi chấn thương và ánh sáng quá mức. Nó cũng giúp đồng tử trong việc điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc, chỉ khi nào mắt nhắm thì vỏ não chẩm mới thực sự nghỉ ngơi. Nhưng chính yếu nó có chức năng kép liên quan đến nước mắt: (1) bằng sự nháy mắt, mi trên quét một lớp mỏng nước mắt lên giác mạc và phản xạ nháy này phát ra một cách đều đặn bởi sự bốc hơi dẫn đến sự khô giác mạc, (2) khi nước mắt dư thừa, sự nháy làm trống nước mắt khỏi túi kết mạc bởi tác động của nó trên vai trò bơm hút của túi lệ.
  19. Kết mạc: là màng nhày mỏng trong suốt, có tên này là do nó nối nhãn cầu với mi. Kết mạc trải mặt sau mi, rồi thì bẽ ngoặt ra trước trải lên bề mặt nhãn cầu cho tới rìa, ở đây biểu mô của nó liên tục ra trước với biểu mô giác mạc. Như vậy nó tạo thành một cái túi, gọi là túi kết mạc, mở ra trước nơi khe mi và chỉ đóng lại khi mắt nhắm. Nhiệm vụ của nó là tạo một bề mặt trơn nhẵn cho phép một sự chuyển động không bị ma sát của nhãn cầu. Tuỳ vị trí, người ta đặt tên kết mạc mi, kết mạc nhãn cầu và kết mạc cùng đồ.
  20. 2.2. Cơ vận nhãn ngoài 2.2.1. Cơ trực trên 2.2.2. Cơ trực dưới 2.2.3. Cơ trực trong 2.2.4. Cơ trực ngoài 2.2.5. Cơ chéo trên 2.2.6. Cơ chéo dưới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2