Bài giảng Giao thông và đường đô thị - Chuyên đề 3: Tổ chức giao thông trong đô thị
lượt xem 55
download
Nội dung chuyên đề trình bày khái niệm tổ chức giao thông, các giải pháp tổ chức giao thông, nhiệm vụ của tổ chức giao thông, giải pháp giải quyết ùn tắc giao thông, tổ chức giao thông một chiều,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giao thông và đường đô thị - Chuyên đề 3: Tổ chức giao thông trong đô thị
- Chuyên đề 3: TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ
- Tổ chức giao thông Tổ chức là làm thành một chỉnh thể, một đối tượng hoàn chỉnh để thực hiện một chức năng nhất định tạo thành một hệ thống các bộ phận chức năng liên kết, quan hệ với nhau một cách mật thiết cùng thực hiện một mục đích chung. Tổ chức giao thông là tất cả các hoạt động, biện pháp về mặt kỹ thuật, xã hội làm nhiệm vụ làm cho giao thông trên đường tốt hơn.
- Các giải pháp Giải pháp kỹ thuật: Điều khiển bằng đèn tín hiệu (điều khiển theo thời gian) Dùng vạch, đảo để tổ chức giao thông theo không gian. Dùng hệ thống biển chỉ dẫn, biển cấm…để tổ chức giao thông theo luật, theo thời gian, không gian. Giải pháp xã hội: Giáo dục ý thức của người tham gia giao thông: lái xe, người đi bộ, người dân … LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
- Nhiệm vụ của tổ chức GT Nghiên cứu giao thông trên đường: Đặc điểm, đặc trưng của giao thông trên đường (lưu lượng mật độ, tốc độ, khoảng cách các xe…, quy luật về phân bố xe theo không gian và thời gian, quỹ đạo xe chạy, quy luật phân bố tai nạn … Tạo cơ sở cho việc thiết kế một tuyến mới phù hợp hơn với nhu cầu giao thông (đảm bảo chức năng giao thông) qua đó nâng cao các chỉ tiêu khai thác đường. Đánh giá để đề ra các giải pháp cai thiện giao thông. Tổ chức giao thông theo không gian và thời gian: Phân luồng, phân làn (bằng vạch sơn, giải phân cách), Điều khiển GT tại các đầu mối GT, tổ chức GT bằng đèn điều khiển (phân pha, xác định thời gian tín hiệu). Sử dụng các loại biển báo, người hướng dẫn GT.
- Ùn tắc giao thông Ùn tắc GT xảy ra khi: lưu lượng vượt quá năng lực thông hành Hệ số sử dụng năng lực thông hành Z: N KNTH Nh¸nh t¾c xe Vùng lân cận KNTH là vùng tắc xe. q Đối với nút có đèn tín hiệu điều khiển: thời gian trể ≥ 2 chu kỳ thì có thể xem là tắc xe. Tốc độ xe chạy quá chậm ==> xem như ùn tắc GT.
- Giải pháp: Phân bố tải (lưu lượng) Mục đích của việc phân tải là nhằm đạt được một chế độ làm việc mong muốn, giúp đường thực hiện chức năng (về mặt GT) Đưa hệ số sử dụng KNTH (hệ số Z) về mức thiết kế. Đảm bảo Z thoả mãn thiết kế có thể có hai trường hợp sau: Tăng Z: trường hợp đường chưa làm việc ở khả năng, tức là chưa khai thác hết - không kinh tế . Giảm Z: trường hợp đường làm việc quá tải, các yêu cầu khai thác không đảm bảo.
- Giải pháp: Phân bố tải (lưu lượng) Giảm Z: bằng các biện pháp giảm lưu lượng N và tăng KNTH P Cải thiện thành phần dòng xe: có thể cấm các loại xe tốc độ chậm, kích thước lớn như xe tải, xe buýt – các loại xe này có hệ số quy đổi ra xe con lớn N lớn. Phân bố lại lưu lượng cho các luồng xe: ví dụ tách các dòng xe khác nhau (tách xe đi thẳng với xe địa phương; tách xe cơ giới với xe thô sơ …)… Thay đổi giờ tham gia giao thông của các phương tiện, ví dụ: - Làm lệch giờ học tập, làm việc. - Cấm một số loại phương tiện (xe tải, xe ô tô, tắc xi …) vào trung tâm thành phố trong những khoảng thời gian nhất định (giờ cao điểm, ban ngày …).
- Giải pháp: Phân bố tải (lưu lượng) Tăng Z: bằng các biện pháp phân luồng và các biện pháp quản lý GT, ví dụ: Cấm xe trên tuyến đường, nút giao này sẽ làm tăng lưu lượng xe trên các tuyến đường, nút giao khác. Tăng tính hấp dẫn của đường: ví dụ: giảm thời gian hành trình (tăng tốc độ xe chạy) sẽ thu hút được lượng giao thông hiện đang sử dụng các đường khác. Biện pháp tăng Z cũng đồng thời là biện pháp giảm lưu lượng cho các tuyến đường lân cận. Lưu ý:Các phương án phân tải cần được xem xét một cách tổng thể các tuyến hoặc nút giao thông lân cận, đặt tuyến đường, đoạn đường vào mạng lưới để xem xét. Công tác phân tải còn có ý nghĩa chung đối với toàn hệ thống giao thông trong khu vực, là phương pháp
- Giải pháp: Phân bố tải (lưu lượng) Lưu ý: Các phương án phân tải cần được xem xét một cách tổng thể các tuyến hoặc nút giao thông lân cận, đặt tuyến đường, đoạn đường vào mạng lưới để xem xét. Công tác phân tải còn có ý nghĩa chung đối với toàn hệ thống giao thông trong khu vực. ==> cần phải cân bằng hệ số Z của từng yếu tố trong mạng lưới đường.
- Giải pháp: Tối ưu hóa tốc độ Tốc độ tức thời: là tốc độ của xe đo tại một vị trí (mặt cắt ngang) trên một đoạn đường. Tốc độ hành trình: là tốc độ trên một đoạn đường được tính bằng khoảng cách chia cho tổng thời gian hành trình (tức là bao gồm cả thời gian chậm xe, thời gian dừng xe do giao thông bị gián đoạn) Tốc độ xe chay: được tính bằng khoảng cách chia cho thời gian xe chạy (không tính thời gian chậm xe, dừng xe). Tức là tốc độ khi xe đang “chạy”.
- Giải pháp: Tối ưu hóa tốc độ Tối ưu hoá tốc độ xe chạy tức là làm cho giao thông trên đường đạt tốc độ mong muốn của cơ quan quản lý và sau nữa là tốc độ mong muốn của lái xe. Nếu tốc độ nhỏ: tăng tốc độ bằng các biện pháp sau: cải thiện điều kiện hình học của tuyến (đoạn tuyến xem xét), về giao thông: thành phần dòng xe, lưu lượng, mật độ) và các biện pháp tổ chức giao thông Nếu tốc độ cao: hạn chế tốc độ bằng biển báo. Tối ưu hoá tốc độ là biện pháp để đảm bảo chức năng giao thông của đường. Liên hệ giữa yêu cầu và chức năng của đường với điều kiện khai thác
- Giải pháp: Tối ưu hóa tốc độ Căn cứ vào tốc độ xe chạy trên từng đoạn để điều chỉnh. Tốc độ tổ chức giao thông thường lấy là tốc độ của 85% xe chạy trên tuyến (V85) không vượt qua. Tức là chỉ có 15% xe vượt qua tốc độ này. Ví dụ về xác định tốc độ V85
- Tổ chức giao thông một chiều Khi lưu lượng xe lớn phải phân cách các chiều xe chạy bằng cách: Sử dụng giải phân cách giữa: tách riêng xe chạy trái chiều. Biện pháp này giải quyết được xung đột giữa các dòng xe chạy ngược chiều nhưng không làm giảm lưu lượng xung đột tại nút giao. Tổ chức giao thông một chiều: Tại các khu vực có mạng lưới đường theo sơ đồ bàn cờ. Nếu khoảng cách giữa các tuyến phố nhỏ thì có thể sử dụng hai tuyến phố song song với khoảng cách nhỏ để tổ chức giao thông với một chiều xe chạy.
- Tổ chức giao thông một chiều Khi lưu lượng xe lớn phải phân cách các chiều xe chạy bằng cách: Sử dụng giải phân cách giữa: tách riêng xe chạy trái chiều. Biện pháp này giải quyết được xung đột giữa các dòng xe chạy ngược chiều nhưng không làm giảm lưu lượng xung đột tại nút giao. Tổ chức giao thông một chiều: Tại các khu vực có mạng lưới đường theo sơ đồ bàn cờ. Nếu khoảng cách giữa các tuyến phố nhỏ thì có thể sử dụng hai tuyến phố song song với khoảng cách nhỏ để tổ chức giao thông với một chiều xe chạy. Cũng có thể thực hiện trên hai đoạn đường xuyên tâm ở cạnh nhau với chiều dài vừa đủ để khoảng cách giữa hai đoạn đầu nút xa nhất của hai đường không quá dài..
- Tổ chức giao thông một chiều Sơ đồ tổ chức giao thông một chiều Minh họa tổ chức giao thông một chiều xe chạy Khu vực xây dựng kẹp giữa hai đường song song có tổ chức giao thông 1 chiều xe chạy đóng vai trò dải phân cách. Các đường ngang có thể tổ chức hai chiều hoặc một chiều. Khi tổ chức một chiều các khu nhà đóng vai trò đảo giao thông trong nút giao vòng đảo (vòng xuyến).
- Ưu điểm của tổ chức GT một chiều Phân cách các xe chạy trái chiều khi đường hẹp không thể bố trí dải phân cách giữa. Giảm một cách đáng kể độ phức tạp và xung đột (đặc biệt là xung đột cắt) tại nút giao, giúp cho việc TCGT tại nút giao dễ dàng hơn; qua đó giảm đáng kể ùn tắc GT tại nút giao.
- Ưu điểm của tổ chức GT một chiều Tăng khả năng thông hành của đường phố: Do loại trừ được xung đột trái chiều. Tạo điều kiện phát huy hiệu quả của việc sử dụng phần xe chạy. Có thể tổ chức phân chia làn xe theo nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ chức giao thông một chiều thì khả năng thông xe của các phố này tăng khoảng 25-50%. Tốc độ xe chạy tăng từ 10-20% (ở Nga những năm 60) và 20-100% (ở Mỹ).
- Ưu điểm của tổ chức GT một chiều Tăng khả năng thông hành của đường phố:
- Ưu điểm của tổ chức GT một chiều Tăng khả năng thông hành của nút giao: Hiệu quả tăng khả năng thông hành cuả nút khi tổ chức giao thông một chiều là do: Tốc độ xe chạy tăng; giảm được lượng xe ùn tắc trước ngã tư; tạo điều kiện tốt nhất và thích hợp nhất để áp dụng hệ thống điều khiển giao thông phối hợp theo nguyên tắc “làn sóng xanh”. Dễ cân bằng tốc độ xe chạy trên các đoạn tuyến.
- Ưu điểm của tổ chức GT một chiều Tăng an toàn giao thông Do đã cải thiện được điều kiện xe chạy giúp giảm căng thẳng cho lái xe. Hiệu quả kinh tế Không phải mở rộng, hay xây dựng mới đường trong một số trường hợp. Chế độ xe chạy tốt hơn (vận tốc lớn hơn, ổn định hơn …) có lợi về mặt khai thác đường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giao thông đô thị và chuyên đề đường: Chương 2 - TS.Phan Cao Thọ
19 p | 295 | 93
-
Bài giảng Giao thông đô thị và chuyên đề đường: Chương 1 - TS.Phan Cao Thọ
16 p | 272 | 76
-
Bài giảng Giao thông và đường đô thị - Chuyên đề 5: Hệ thống giao thông công cộng
12 p | 200 | 27
-
Bài giảng Giao thông và đường đô thị - Chuyên đề 4: Hạ tầng kỹ thuật đô thị
27 p | 153 | 27
-
Bài giảng Giao thông và đường đô thị - Chuyên đề 5: Công trình kỹ thuật phục vụ giao thông đô thị
14 p | 117 | 23
-
Bài giảng Giao thông và đường đô thị - Chuyên đề 3.4: Thiết kế quy hoạch mặt đứng đường phố
15 p | 132 | 20
-
Bài giảng Hệ thống lái điều khiển điện tử - CĐ Giao thông Vận tải
118 p | 102 | 16
-
Bài giảng Thủy năng và thủy điện: Chương 8 - PGS. Nguyễn Thống
17 p | 112 | 14
-
Tập bài giảng Kinh tế và quản lý khai thác đường - Chương 2.4: Đánh giá chất lượng khai thác đường
7 p | 108 | 12
-
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng trang bị điện nâng cao - CĐ Giao thông Vận tải
132 p | 53 | 11
-
Bài giảng Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp: Chương 5 - Nguyễn Thị Huế
185 p | 54 | 10
-
Bài giảng An toàn giao thông đường ô tô - PGS.TS. Bùi Xuân Cậy
134 p | 43 | 8
-
Bài giảng chuyên đề - Kỹ thuật phương tiện giao thông bộ: Tiêu chí thiết kế sản phẩm
6 p | 66 | 4
-
Bài giảng Thiết bị và cáp viễn thông - Bài 4: Modem quay số
22 p | 74 | 4
-
Bài giảng Khai thác cầu đường - Chương 4: Đánh giá múc độ an toàn giao thông của đường ôtô
5 p | 60 | 3
-
Bài giảng Truyền động và điều khiển máy CNC: Chương 2 - TS. Đường Công Truyền
53 p | 38 | 3
-
Bài giảng Khai thác đường - Chương 7: Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông
19 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn