intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG LẮP ĐẶT NỘI THẤT TÀU THUỶ & CÔNG TRÌNH BIỂN - PHẦN 7

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TRANG TRÍ NỘI THẤT 7.1. Trang bị nội thất bằng gỗ -Để sản xuất đồ nồi thật ta dùng gỗ phiến, gỗ tấm và gỗ dán có độ ẩm 10% (±2%), các tấm gỗ ép có độ ẩm 9% (±2%), đồng thời ta có thể sử dụng các loại tấm nhựa tổng hợp 7% (±2%). Bề mặt ngoài của các kết cấu và tất cả các bề mặt có thể tiếp xúc được ta có thể sử dụng cách dán còn các cạnh thì được bẻ mép. -Các tấm dán bên ngoài được lựa chọn tuỳ theo ván gỗ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG LẮP ĐẶT NỘI THẤT TÀU THUỶ & CÔNG TRÌNH BIỂN - PHẦN 7

  1. 7. TRANG TRÍ NỘI THẤT 7.1. Trang bị nội thất bằng gỗ -Để sản xuất đồ nồi thật ta dùng gỗ phiến, gỗ tấm và gỗ dán có độ ẩm 10% (±2%), các tấm gỗ ép có độ ẩm 9% (±2%), đồng thời ta có thể sử dụng các loại tấm nhựa tổng hợp 7% (±2%). Bề mặt ngoài của các kết cấu và tất cả các bề mặt có thể tiếp xúc được ta có thể sử dụng cách dán còn các cạnh thì được bẻ mép. -Các tấm dán bên ngoài được lựa chọn tuỳ theo ván gỗ và màu sắc. -Các chi tiết bằng thuỷ tinh và các lỗ trần được gia công giống như bề mặt ngoài. Các bề mặt nhỏ không nhìn thấy được sơn bảo quản bằng lakia không có mùi. Các chi tiết ren được nối khít với các chi tiết của thiết bị và tạo thành mặt phẳng 73
  2. 7.1.2. Khuyết tật của gỗ phiến và gỗ dán cho phép trên bề mặt -Các mặt phẳng bề mặt- các mắt gỗ cho phép tối đa 010mm, dác gỗ bên trong (ngoại trừ gỗ xồi), gợn sóng và sóng lượn. -Các bề mặt bên ngoài – các mắt gỗ cho phép tối đa 020mm, các vết ố trên các bề mặt màu sẫm, dác gỗ bên trong (ngoại trừ gỗ sồi), màu sắc trên bề mặt sẫm, gợn sóng của ván gỗ. -Các bề mặt bên trong-các mắt gỗ cho phép tối đa 20mm, các lỗ sau khi đã được lấp đầy bằng các vật liệu cùng loại tối đa 10mm, các vết ố, dác gỗ bên trong, màu sắc và các đường vân trên các bề mặt màu sẫm, các vết xước và hư hại tại các bề mặt màu sẫm được lấp đầy bằng các vật liệu cùng loại, so với chiều rộng tối đa lên đến 2mm với số lượng lên đến 2/một bề mặt gợn sóng của ván gỗ. -Không cho phép các khuyết tật khác 74
  3. 7.1.3. Các khuyết tật cho phép trên các bề mặt bên ngoài -Các bề mặt –không cho phép có các khuyết tật -Các bề mặt bên ngoài khác- các bọt khí và các vết nứt, các vết nứt bề mặt cho phép tổng chiều dài 200mm trên một bề mặt của kết cấu, vết rỗ tối đa 2 vết rỗ trên diện tích 4mm2/một kết cấu bề mặt. -Các bề mặt bên trong- các vết lồi lõm, xước, rỗ cũng như các điểm xước, không đáng kể làm biến mất sau khi đánh bóng, các vết xước bề mặt có tổng chiều dài tối đa 500mm tại một bề mặt các kết cấu, vết rỗ cho phép tối đa 5 vết trên diện tích tối đa 4mm2/1 bề mặt. 7.1.4. Các khuyết tật cho phép của gỗ dán plastic -Các bề mặt – không cho phép có các khuyết tật -Các bề mặt bên ngoài- vết rỗ tối đa 2 trên một diện tích tối đa 4mm2, các vết xước bề mặt cho phép có tổng chiều dài tối đa 200mm, tổng diện tích vết ố tối đa 4mm2, sẫm màu không đáng kể và không màu tối đa 1000mm2 trên một bề mặt của kết cấu -Không cho phép các khuyết tật khác 75
  4. 7.2. Trang bị nội thất bằng kim loại -Trang bị nội thất bằng kim loại phải được sơn bảo quản, thép tấm và thép hình, các thép tấm được sơn bảo quản và các thép hình bằng hợp kim nhôm và các thép tấm được phủ lớp PVC 7.2.1. Các yêu cầu thực hiện -Tại các vị trí làm bằng kết cấu kim loại không được phép để xảy ra các vết gấp và biến dạng của mặt cắt ngang. -Các mối hàn phải bảo đảm trơn nhẵn. -Toàn bộ các mép mà người sử dụng tiếp xúc phải được mài nhẵn. -Không cho phép các loại vật liệu có tính năng hoá điện khác nhau nối trực tiếp với nhau (có thể sử dụng sơn phủ riêng biệt) -Các bề mặt hoàn thiện không được có các vết lồi lõm, gồ ghề và gấp khúc mà mắt thường có thể nhìn thấy. -Thép tấm phía trên của trang thiết bị và các buồng phía dưới được sơn bảo quản hoặc được ốp gỗ dán bằng các vật liệu chịu tác nhân cơ lý hoá. -Có thể áp dụng các loại sơn bảo quản sau đây: a)Các loại sơn phủ b)Phủ Crom c)Phủ anodic đối với hợp kim nhôm 76 d)Tấm phủ chất hữu cơ
  5. 7.2.2. Các khuyết tật cho phép đối với các sơn phủ và tấm phủ chất hữu cơ -Không cho phép các khuyết tật bên ngoài bề mặt -Cho phép có các vết xước với tổng chiều dài vết xước tối đa 200mm trên các bề mặt lớp sơn bên ngoài và bên trong 7.2.3. Các kích thước dung sai -Của toàn bộ kích thước bên ngoài Tối đa 1000mm +,- 4mm Tối đa 2000mm +,- 6mm Tối đa 2500mm +,- 10mm -Khe hở giữa cửa ra vào và lớp bọc tối đa 2mm. 7.3. Trang thiết bị được bọc Đối với trang thiết bị có thể làm bằng các loại vật liệu sau đây -Các loại thép hình và thép tấm được sơn bảo quản -Các thép tấm và thép hình hợp kim nhôm, -Các thép tấm được phủ lớp nhựa PVC và các loại gỗ và các vật liệu từ gỗ. Yêu cầu các vật liệu áp dụng là loại vật liệu không cháy, khó cháy 77
  6. 7.3.1. Các yêu cầu thực hiện -Các lớp bọc riêng biệt được gối với nhau theo phương pháp dễ thay thế -Cho phép sử dụng lớp vải bọc nhân do vận chuyển miễn lớp nhân có thể là phẳng -Không cho phép đối với bề mặt không đồng đều so với chuẩn hình dáng không theo quy định. 7.3.2. Khuyết tật của vải trên bề mặt thiết bị nội thất Trường hợp thứ 1 -Khuyết một sợi ngang trên mặt vải, sợi vải bị rút ra 100mm trên mặt vải, vết bẩn trên mỗi sợi dài đến 20mm -Vẫn còn các mấu nối giữa các sợi vải lộ ra bề mặt bên ngoài và có độ dày lên đến 300mm. Khuyết một sợi vải trên tấm vải, sợi vải bị rút ra 100mm trên mặt vải… Trường hợp thứ 2 -Vết bẩn trên các sợi vải dài tới 20mm. -Các loại khuyết tật khác đều không được chấp nhận 7.4. Sự xuất hiện đồng thời các khuyết tật trên trang thiết bị nội thất -Cho phép có tới 8 khuyết tật xuất hiện trên một trang thiết bị nhưng không cho phép nhiều hơn 3 khuyết tật trên một mặt ngoài của chi tiết. 78
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2