TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KINH TẾ<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
MÔN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG<br />
KINH TẾ<br />
(Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br />
<br />
Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Phương Hảo<br />
<br />
Lưu hành nội bộ - Năm 2015<br />
<br />
0<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG<br />
KINH TẾ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
1.1 Đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh tế<br />
1.1.1 Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh tế<br />
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,<br />
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích<br />
thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản<br />
xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều,<br />
đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như<br />
một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị và là<br />
cơ sở cho việc ra quyết định<br />
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng<br />
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.1<br />
“Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu<br />
để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; trên cơ sở đó<br />
đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của<br />
doanh nghiệp” .2<br />
Phân tích hoạt động kinh doanh ngày càng được hoàn thiện về hệ thống lý<br />
luận và vận dụng trong thực tế, nó hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế<br />
và yêu cầu quản lý kinh tế. Phân tích hoạt động kinh doanh hướng vào phục vụ nội<br />
bộ quản trị doanh nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong các phương pháp phân<br />
tích.Số liệu của phân tích đôi khi là những bí mật riêng của doanh nghiệp nên không<br />
có trách nhiệm pháp lý cung cấp rộng rãi như các báo cáo kế toán<br />
1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế<br />
“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế chính là kết quả của quá trình<br />
hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của quá trình kinh<br />
doanh của doanh nghiệp”3[3].<br />
<br />
1.PGS. TS. Phạm Thí Gái.2004, Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà Nội.Trang 5<br />
2.TS.Ngô Hà Tấn.2001, Phân tích hoạt động kinh doanh ( phần 1). NXB Giáo dục. Trang 10<br />
3.TS.Ngô Hà Tấn.2001,Phân tích hoạt động kinh doanh (phần 1).NXB Giáo dục. Trang 16<br />
<br />
1<br />
<br />
a. Kết quả của quá trình kinh doanh<br />
Kết quả của quá trình kinh doanh theo nghĩa rộng không chỉ là kết quả tài<br />
chính cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả thể hiện qua từng giai đoạn<br />
trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp<br />
Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế.<br />
Chỉ tiêu kinh tế gắn liền với trị số của chỉ tiêu. Chỉ tiêu kinh tế có nội dung tương<br />
đối ổn định còn trị số của chỉ tiêu kinh tế thì thay đổi theo thời gian và không gian.<br />
Trị số của chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau.<br />
Chỉ tiêu kinh tế bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chỉ tiêu phản ánh chất<br />
lượng hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu số lượng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoặc điều<br />
kiện của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: các chỉ tiêu về doanh thu, về vốn<br />
kinh doanh, về giá trị sản xuất…Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của<br />
quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: năng suất lao động, giá thành, tỷ suất lợi<br />
nhuận…Tuy nhiên, cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào<br />
mục tiêu của phân tích<br />
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế<br />
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh<br />
mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến chỉ tiêu phân tích.<br />
Nhân tố là những yếu tố bên trongcủa mỗi hiện tượng, mỗi quá trình kinh tế...và<br />
mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ lớn, tính chất, xu<br />
hướng và mức độ của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình<br />
sản xuất kinh doanh có rất nhiều, tùy theo mục đích phân tích có thể phân loại nhân<br />
tố theo nhiều tiêu thức khác nhau<br />
- Theo nội dung kinh tế của nhân tố, nhân tố bao gồm:<br />
+ Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như:<br />
số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn…những nhân tố này ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp<br />
+ Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnh<br />
hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chất<br />
lượng sản phẩm sản xuất…<br />
- Theo tính tất yếu của nhân tố, có thể phân thành 2 loại<br />
+ Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh như một tất yếu trong quá trình<br />
<br />
2<br />
<br />
kinh doanh, ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp. Thông thường, nhân tố khách<br />
quan chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài.<br />
+ Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tùy thuộc vào sự nổ lực của bản<br />
thân doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong<br />
- Theo xu hướng tác động của nhân tố,bao gồm:<br />
+ Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của<br />
hiệu quả kinh doanh.<br />
+ Nhân tố tiêu cực là nhân tố tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả<br />
kinh doanh.<br />
- Theo tính chất của nhân tố, nhân tố bao gồm:<br />
+ Nhân tố số lượng: là nhân tố phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh<br />
doanh như: số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ...<br />
+ Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng<br />
các yếu tố kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...<br />
Theo phạm vi phát sinh của nhân tố, bao gồm:<br />
+ Nhân tố bên trong: là những nhân tố phát sinh bên trong đơn vị.<br />
+ Nhân tố bên ngoài: phát sinh bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này<br />
thường là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị, xã<br />
hội) và môi trường vi mô (khách hàng, thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...)<br />
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và định lượng<br />
chúng là công việc hết sức cần thiết vì nếu chỉ dừng lại trị số của chỉ tiêu phân tích<br />
thì nhà quản lý sẽ không thể phát hiện ra các tiềm năng cũng như các tồn tại trong<br />
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế<br />
Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình<br />
thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân<br />
nội ngành và các thông số thị trường;<br />
Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình<br />
thực hiện kế hoạch<br />
<br />
3<br />
<br />
Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư<br />
dài hạn<br />
Xây dựng kế hoạch dự án trên kết quả phân tích<br />
Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt<br />
động của doanh nghiệp<br />
Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị.<br />
Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và các loại đồ thị hình tượng,<br />
thuyết phục.<br />
1.2. Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế<br />
1.2.1 Nguyên tắc phân tích hoạt động kinh tế<br />
- Phải lấy số kế hoạch (hoặc số thực hiện kỳ trước) làm căn cứ tiêu chuẩn,<br />
phải dựa vào các chỉ tiêu bình quân nội ngành (nếu có) hoặc là các tài liệu, số liệu<br />
hạch toán thống nhất theo chế độ Nhà nước đã ban hành.<br />
- Khi phân tích phải bắt đầu từ việc bao quát đánh giá chung sau đó mới đi sâu<br />
cụ thể vào phân tích từng mặt, từng nhân tố theo từng thời gian và địa điểm cụ thể.<br />
- Khi phân tích phải phân loại các nhân tố một cách có khoa học để tìm ra<br />
nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, thứ yếu, nhân tố mang tính tích cực hoặc tiêu cực.<br />
- Khi phân tích phải xem xét mối quan hệ ràng buộc giữa chúng với nhau,<br />
nhất là mối quan hệ ba mặt: tổ chức – kinh tế - kỹ thuật.<br />
1.2.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế chủ yếu<br />
1.2.2.1 Phương pháp so sánh<br />
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh<br />
doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu<br />
phân tích. Vận dụng phương pháp này cần phải nắm các vấn đề sau:<br />
a) Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn<br />
cứ để so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích<br />
hợp. Các gốc so sánh có thể là:<br />
- Số gốc của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của<br />
các chỉ tiêu qua hai hay nhiều kỳ<br />
- Số gốc là số kế hoạch (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình<br />
<br />
4<br />
<br />