Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng Lotus năm 2019
lượt xem 15
download
Kết cấu của đề tài bao gồm 4 chương chính: Chương 1 tìm rõ hơn sâu cơ sở lý luận và phân về phân tích hoạt động kinh tế; Chương 2 sẽ có những khái quát chung về cảng Lotus; Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng Lotus năm 2019 sẽ được thảo luận tại chương 3 và cuối cùng kết luận và kiến nghị chương 4.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng Lotus năm 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CẢNG LOTUS NĂM 2019 Ngành : Kinh tế vận tải Chuyên ngành: Kinh tế vận tải biển Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN KHOẢNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HUY HOÀNG MSSV: 15H4010035 Lớp: KT15CLC2 TP. Hồ Chí Minh, 2020 i
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CẢNG LOTUS NĂM 2019 Ngành : Kinh tế vận tải Chuyên ngành: Kinh tế vận tải biển Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN KHOẢNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HUY HOÀNG MSSV: 15H4010035 Lớp: KT15CLC2 TP. Hồ Chí Minh, 2020 ii
- iii
- iv
- v
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ .................................. 3 1.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế. ........................................... 3 1.1.1 Ý nghĩa. ................................................................................................................ 3 1.1.2 Mục đích. .............................................................................................................. 3 1.1.3 Đối tượng.............................................................................................................. 4 1.2 Nguyên tắc phân tích. ................................................................................................ 4 1.3 Các phương pháp phân tích........................................................................................ 5 1.3.1 Phương pháp chi tiết............................................................................................ 5 1.3.2 Phương pháp so sánh. ......................................................................................... 6 1.3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn. ........................................................................ 8 1.3.4 Phương pháp số chênh lệch. ............................................................................. 11 1.3.5 Phương pháp cân đối......................................................................................... 12 1.3.6 Phương pháp chỉ số. .......................................................................................... 13 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 15 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG LOTUS .......................................................... 15 2.1 Giới thiệu tổng quan về cảng Lotus. ........................................................................ 15 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................... 15 2.1.2 Vai trò – vị trí của cảng Lotus trong hệ thống cảng biển Việt Nam. ............... 18 2.2 Chức năng hoạt động và các dịch vụ chính của cảng. ............................................. 18 2.2.1 Chức năng hoạt động. ....................................................................................... 18 2.2.2 Các dịch vụ chính của cảng. ............................................................................. 19 2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật. ............................................................................................ 19 2.3.1 Hệ thống kho bãi................................................................................................ 19 2.3.2 Hệ thống cầu bến. .............................................................................................. 20 2.3.3 Hệ thống cơ sở vật chất - trang thiết bị............................................................. 20 2.4 Cơ cấu tổ chức của cảng. ......................................................................................... 21 2.4.1 Cơ cấu tổ chức. .................................................................................................. 21 2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. ....................................................... 22 2.4.3 Cơ cấu lao động của cảng Lotus. ...................................................................... 28 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 30 vi
- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CẢNG LOTUS NĂM 2019 ..................................................................................... 30 3.1 Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Lotus năm 2019. 30 3.1.1 Mục đích, ý nghĩa việc đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. .......................................................................................................................... 30 3.1.2 Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Lotus năm 2019. 31 3.2 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng tại cảng lotus năm 2019. ............................ 37 3.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện sản lượng. ........... 37 3.2.2 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo chiều hàng tại cảng Lotus năm 2019. 39 3.2.3 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo thời gian tại cảng Lotus năm 2019. 44 3.2.4 Tình hình thực hiện sản lượng theo khách hàng tại cảng Lotus năm 2019. . 49 3.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí. ........................................................................ 53 3.3.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện chi phí.................. 54 3.3.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tại cảng Lotus năm 2019. .................... 55 3.3.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp của cảng Lotus năm 2019. .................................................................................................................... 65 3.4 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu. ................................................................... 73 3.4.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu. ........... 73 3.4.2 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại cảng Lotus năm 2019 ............... 73 3.5 Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận..................................... 80 3.5.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận. ............ 80 3.5.2 Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tại cảng Lotus năm 2019. .................................................................................................................... 82 3.6 Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của cảng lotus năm 2019. ................................................................................................................................ 89 3.6.1 Thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa. ............................................................ 91 3.6.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp. ........................................................................... 91 3.6.3 Thuế thu nhập cá nhân. .................................................................................... 92 3.6.4 BHXH, BHYT, BHTN. ...................................................................................... 92 3.6.5 Các khoản phải nộp khác. ................................................................................. 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 94 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 94 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 94 vii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH và CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ. BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. CNV: Công nhân viên. CSH: Chủ sở hữu. DN: Doanh nghiệp. DVMN: Dịch vụ mua ngoài. ĐVT: Đơn vị tính. GTVT: Giao thông vận tải. GTGT: Giá trị gia tăng. GVHB: Giá vốn hàng bán. HĐQT: Hội đồng quản trị. HĐ SXKD: Hoạt động sản xuất kinh doanh. HĐTC: Hoạt động tài chính. LN: Lợi nhuận. LN HĐKD: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh. MĐAH: Mức độ ảnh hưởng. QC: Quảng cáo. T: Tấn. TSCĐ: Tài sản cố định. TT: Tỷ trọng. TTQ: Tấn thông qua. TC: Tài chính. VND: Việt nam đồng. viii
- LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gây gắt theo các quy luật của nền kinh tế thị trường ngày càng tăng theo trình độ phát triển của nó. Để có thể tồn tại, mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận, thu được kết quả cao nhất. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động sao cho có hiệu quả, hoàn toàn độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình. Các doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của qui luật thị trường, trong cơ chế đó các doanh nghiệp phải luôn đói phó, giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình hoạt động như sự cạnh tranh, sự biến động giá cả, sự thay đổi trong quan hệ cung cầu, sự thay đổi trong các chính sách Nhà Nước,... Những thay đổi đó bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn cố gắng tìm ra các chiến lược kinh doanh tốt nhất, sắp xếp bố trí một cách hợp lý các nguồn lực mà doanh nghiệp có được, phải luôn tự đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó có biện pháp phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu kém. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến là việc nghiên cứu quản lý và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp, nhất là đối với một doanh nghiệp có một vai trò không kém phần quan trọng trong vận tải biển Việt Nam như cảng Lotus. Trong thời gian thực tập tại cảng được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Khoảng và sự hướng dẫn giúp đỡ của cảng, em đã có điều kiện thu thập những số liệu tại cảng và kết hợp với những kiến thức đã học ở trường để hoàn thành bài luận văn này với đề tài: “PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CẢNG LOTUS NĂM 2019” Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thu thập số liệu, tiến hành nghiên cứu và 1
- hoàn thành đề tài, vì còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý kiến của quý thầy cô, ban lãnh đạo cảng cùng với bạn bè. Kết cấu của đề tài bao gồm 4 chương chính. Chương 1 tìm rõ hơn sâu cơ sở lý luận và phân về phân tích hoạt động kinh tế. Chương 2 sẽ có những khái quát chung về cảng Lotus. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng Lotus năm 2019 sẽ được thảo luận tại chương 3 và cuối cùng kết luận và kiến nghị chương 4. 2
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế. 1.1.1 Ý nghĩa. Là một nhà kinh doanh, bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến hiệu quả và mong muốn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Độ đạt được điều đó trước hết phải có nhận thức đúng. Từ nhận thức đúng đi đến quyết định và hành động. Nhận thức, quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của sự lãnh đạo và quản lý khoa học. Trong đó, nhận thức giữ vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ trong tương lai. Để có nhận thức đúng đắn, người ta sử dụng một công cụ quan trọng đó là phương thức hoạt động kinh tế. Dụng cụ này nghiên cứu mối quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả để phát hiện quy luật tạo thành, quy luật phát triển của các hiện tượng và kết quả kinh tế. Từ đó có những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu những kết luận rút ta từ phân tích hoạt động kinh tế thì mọi quyết định đưa ra đều thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn, vì thế khó có thể có kết quả tốt đẹp. Vậy có thể phát biểu về ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế như sau: “Với vị trí là cộng cụ quan trọng của nhận thức phân tích hoạt động kinh tế trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học, có hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Nó là hình thức, biểu hiện của chức năng tổ chức và quản lý của nhà nước”. 1.1.2 Mục đích. Việc phân tích hoạt động kinh tế bao gồm những mục đích sau: Đánh giá các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá các việc chấp hành chính sách, chế độ quy định của Đảng và nhà nước. Tính toán mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến kết quả và hiện tượng kinh tế 3
- cần nghiên cứu. Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế. Đề xuất phương hướng và biện pháp để cải tiến công tác, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các mục đích này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia, cái sau phải dựa vào kết quả của cái trước. Đồng thời các mục đích này cũng quy định nội dung của công tác phân tích hoạt động kinh tế. 1.1.3 Đối tượng. Phân tích hoạt động kinh tế là một môn khoa học. Nó hình thành sau các môn khoa học khác như: thống kê, kế toán, tài chính, tổ chức quản lý... Nó có liên hệ mật thiết với các môn khoa học đó vì có chung đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Mặc khác, về nội dung của môn phân tích hoạt động kinh tế là vận dụng những kiến thức chuyên môn cộng với những phương pháp phân tích để nghiên cứu. Tuy vậy, môn khoa học này cũng có tính độc lập nhờ lãnh vực riêng của mình. Nó nghiên cứu sự hoạt động của doanh nghiệp dưới một góc độ riêng, nghĩa là có đối tượng riêng. Có thể phát biếu đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh tế như sau: “trên cơ sở các số liệu, tài liệu được rút ra từ hệ thống thông tin kinh tế của doanh nghiệp. Nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế với sự tác động của các nhân tố”. Từ đó tìm ra phương hướng, những biện pháp để cải tiến công tác khai thác những khả năng tiềm tàng, đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến mức cao hơn. 1.2 Nguyên tắc phân tích. Phân tích hoạt động kinh tế dù ở phạm vi nào cũng phải tuân theo những nguyên tắc sau: Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới phân tích 4
- chi tiết từng khía cạnh của hiện tượng kinh tế. Phân tích phải thực hiện trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các hiện tượng kinh tế. Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, triệt để. Phân tích trong sự vận động của hiện tượng kinh tế. Phân tích phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các mục đích phân tích. 1.3 Các phương pháp phân tích. 1.3.1 Phương pháp chi tiết. 1.3.1.1 Chi tiết theo thời gian. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả của một quá trình. Ở các thời kỳ khác nhau có những nguyên nhân khác nhau và cùng một nguyên nhân nhưng nó tác động đến hiện tượng kinh tế với những mức độ khác nhau. Vì thế tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng thời kỳ là khác nhau. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ta tìm được nguyên nhân ở mỗi thời kỳ, xác định thời kỳ mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất, xác định được nhịp độ phát triển của hiện tượng kinh tế. Tùy theo đặc tính của quá trình, nội dung của chỉ tiêu và mục đích phân tích mà ta chọn thời gian cần chi tiết. Có thể chọn là các quý, các tháng, sáu tháng,... làm thời gian chi tiết. Từ việc nghiên cứu hiện tượng kinh tế đã chi tiết theo thời gian, ta có thể rút ra được một vài quy luật nào đó theo thời gian. Từ đó xác định nguyên nhân thường xảy ra ở các thời gian có tính quy luật. Qua đó, ta có biện pháp khai thác các tiềm năng, hạn chế các tác động xấu của các nhân tố sao cho hợp với quy luật. 1.3.1.2 Chi tiết theo địa điểm. Kết quả hoạt động của đơn vị ta nghiên cứu là tổng hợp kết quả hoạt động của các đơn vị thành phần tạo nên. Khi chi tiết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị sản xuất theo các đơn vị thành phần sẽ cho phép ta đánh giá đúng đắn kết 5
- quả hoạt động của mỗi đơn vị thành phần. Mặc khác, kết quả hoạt động của mỗi đơn vị do những nguyên nhân khác nhau, tác động không giống nhau. Mọi điều kiện về tổ chức, kỹ thuật của mỗi đơn vị không giống nhau nên biện pháp khai thác các tiềm năng ở các đơn vị cũng không như nhau, cần phải chi tiết để có những biện pháp riêng phù hợp với từng đơn vị riêng biệt. Tác dụng nữa của chi tiết theo địa điểm là qua phân tích ta tìm được những điển hình, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các đơn vị khác. Đồng thời xác định được mức độ hợp lý trong việc phân phối nhiệm vụ giữa các đơn vị. 1.3.1.3 Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận hợp thành cho ta biết rõ kết quả của chỉ tiêu nghiên cứu được tạo ra do tác động của bộ phận nào, chỉ tiêu nào. Mỗi bộ phận hợp thành có những xu hướng biến động riêng và chịu tác động những nguyên nhân riêng, cần phải chi tiết theo các bộ phận để nghiên cứu sâu ở mỗi bộ phận ta coi đó là các nhân tố, các chỉ tiêu cá biệt ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng thể đang nghiên cứu. Tóm lại, phương pháp chi tiết có ba hình thức, các hình thức này bổ sung cho nhau. Trong phân tích, muốn đạt yêu cầu toàn diện và triệt để ta cần sử dụng đồng thời cả ba hình thức này. Chỉ tiêu nghiên cứu càng được chi tiết nhiều, liên tục thì sự phát triển càng sâu sắc và đầy đủ. 1.3.2 Phương pháp so sánh. So sánh là phương pháp được sử dụng nhiều, kết quả so sánh sẽ cho ta biết xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế, mức độ tiên tiến, lạc hậu giữa các đơn vị sản xuất, tỷ trọng các thành phần trong tổng thể. Các trường hợp so sánh là: để đánh giá được các hiện tượng kinh tế, cần có sự so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế đó ở những địa điểm thời gian khác nhau. So sánh giữa trị số thực hiện trong từng thời kỳ nghiên cứu (năm, tháng, quý) với thời kỳ trước đó (năm trước, tháng trước, quý trước) để thấy được sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian. 6
- So sánh với cùng kỳ năm trước để thấy được nhịp điệu thực hiện chỉ tiêu trong khoảng một năm. So sánh trị số thực hiện của chỉ tiêu giữa các tháng, giữa các quý với năm, để thấy được tiến độ thực hiện chỉ tiêu. So sánh giữa trị số thực hiện với trị số kế hoạch với trị số định mức. So sánh giữa thực tế với nhu cầu, thực tế với khả năng. So sánh giữa các đon vị với nhau, có thể đó là các đơn vị thành phần trong đơn vị nghiên cứu, có thể so sánh giữa đơn vị nghiên cứu với ngành hoặc nền kinh tế quốc dân, có thể so sánh đơn vị nghiên cứu với đơn vị khác trong nước hay nước ngoài có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự. Nói chung các trị số dùng làm gốc so sánh (trị số năm trước, trị số kế hoạch...) gọi là trị số kỳ gốc và thời kỳ được chọn làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc. Thời kỳ đang nghiên cứu gọi là kỳ nghiên cứu, kỳ phân tích, kỳ thực hiện. Các trị số kỳ nghiên cứu gọi là trị số nghiên cứu, trị số kỳ tự nhiên. Khi tiến hành so sánh cần chú ý đảm bảo điều kiện “có thể so sánh được”. Các điều kiện đó là các chỉ tiêu đưa ra so sánh phải thống nhất về nội dung, phương pháp tính, phạm vi tính, thời gian tính và các điều kiện về tổ chức, kỹ thuật phải tương tự. Phương pháp so sánh dùng để xác định trị số biến động tuyệt đối, trị số biến động tương đối và xu hướng biến động của chỉ tiêu. Trị số biến động tuyệt đối được tính bằng cách: lấy trị số kỳ nghiên cứu trừ đi trị số kỳ gốc. Trị số biến động tương đối được tính bằng cách: lấy trị số kỳ nghiên cứu trừ đi trị số kỳ gốc nhân với hệ số của một chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu. Tổng quát: Ta có trị số kỳ gốc là A 0 Trị số kỳ nghiên cứu là A1 Hệ số của chỉ tiêu liên quan là K Vậy chỉ số biến động tuyệt đối là: 7
- ∆A = A1 – A0 Và trị số biến động tương đối là: ∆A’ = A1 – A0.K 1.3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc của thay thế liên hoàn là: Khi tính toán mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích thì chỉ xét sự biến động của nhân tố đó còn các nhân tố khác coi như không thay đổi. Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn là: Xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một phương trình kinh tế. Trong đó cần sắp xếp các nhân tố theo một trật tự nhất định. Nguyên tắc sắp xếp là: Theo quan hệ nhân quả: lượng đổi dẫn đến chất đổi, các nhân tố số lượng xếp trước các nhân tố chất lượng. Các nhân tố đứng kề nhau phải có mối quan hệ với nhau. Lần lượt thay thế trị số của từng nhân tố và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu. ❖ Với nhân tố thứ nhất. Tính chỉ tiêu với giá trị các nhân tố ở kỳ gốc. Thay nhân tố thứ nhất bằng trị số kỳ nghiên cứu. Tính chỉ tiêu với nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên cứu, các trị số còn lại mang trị số kỳ gốc, kết quả tính được gọi là kết quả thay thế lần một. Lấy kết quả thay thế lần một trừ đi chỉ tiêu chưa thay thế. Hiệu số chính là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ nhất đến chỉ tiêu nghiên cứu. Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối chia cho giá trị của chỉ tiêu chưa thay thế rồi nhân với 100. Kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. 8
- ❖ Với nhân tố thứ hai. Tính giá trị của chỉ tiêu với nhân tố thứ hai và nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên cứu. Các trị số còn lại mang trị số kỳ gốc. Kết quả tính được gọi là kết quả thay thế lần hai. Lấy kết quả lần thay thế thứ hai trừ đi kết quả thay thế lần thứ nhất. Hiệu số là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ hai đến chỉ tiêu nghiên cứu. Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ hai chia cho giá trị chỉ tiêu khi chưa thay thế, sau đó nhân với 100. Kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố thứ hai đến chỉ tiêu phân tích. Lần lượt thay thế đến nhân tố cuối cùng (kết quả thay thế cuối cùng chính là giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu) và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Mỗi lần thay thế một nhân tố nào đó thì kết quả lần thay thế đó được tính với trị số kỳ nghiên cứu của nhân tố thay thế và các nhân tố đã thay thế. Các nhân tố còn lại (chưa thay thế) mang trị số kỳ gốc. Ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thay thế đến chỉ tiêu nghiên cứu bằng kết quả lần thay thế đó trừ đi kết quả lần thay thế trước đó. Còn mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu nghiên cứu bằng ảnh hưởng tuyệt đối nhân với 100, chia cho giá trị chỉ tiêu kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối mang đơn vị tính của chỉ tiêu nghiên cứu. Mức độ ảnh hưởng tương đối mang đơn vị tính là phần trăm (%). Cuối cùng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Có bao nhiêu nhân tố thì có bay nhiêu lần thay thế và cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính bằng chênh lệch của trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ. Đó cũng chính là đối tượng phân tích. Tổng quát: Giả sử chỉ tiêu A phụ thuộc vào ba nhân tố a, b, c. Mối liên hệ đó thể hiện bằng công thức: A = a.b.c Trị số kỳ gốc của các nhân tố a 0 ,b0 ,c0 . Trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố là a1 ,b1 ,c1 . Giữa hai kỳ, chỉ tiêu A biến động một lượng tuyệt đối là: 9
- ∆A = A1 – A0 = a1.b1.c1 – a0.b0.c0 Và tính bằng chỉ tiêu tương đối là: ∆A δA = × 100% A0 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu A ❖ Do nhân tố thứ nhất: Kết quả thay thế lần một: Aa = a1.b0 .c0 Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Aa = a1.b1.c1 – a0.b0.c0 Mức độ ảnh hưởng tương đối: ∆Aa δAa = × 100% A0 ❖ Do nhân tố thứ hai: Kết quả thay thế lần hai: Ab = a1.b1.c0 Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Ab = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 Mức độ ảnh hưởng tương đối: ∆Ab δAb = × 100% A0 ❖ Do nhân tố thứ ba: Kết quả thay thế lần hai: Ac = a1.b1.c1 Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Ac = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 Mức độ ảnh hưởng tương đối: ∆Ac δAc = × 100% A0 10
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆A = ∆Aa + ∆Ab + ∆Ac δA = δAa + δAb + δAc 1.3.4 Phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Thực chất phương pháp này chỉ là sự biến đổi của phương pháp thay thế liên hoàn. Thật vậy, khi ta tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo phương pháp thay thế liên hoàn ta thấy có những thừa số chung trong phép trừ giữa hai lần thay thế. Nếu rút các thừa số chung ra, ta còn lại một thừa số là hiệu của trị số kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đang xét. Đó chính là thể hiện của phương pháp số chênh lệch. Trong phân tích ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch, kết quả đều như nhau. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà chọn phương pháp đơn giản hơn. Tổng quát: theo phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể đặt thừa số chung cho phép trừ. ❖ Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ nhất: ∆Aa = a1.b0.c0 – a0.b0.c0 = ( a1 – a0 ) b0.c0 Mức độ ảnh hưởng tương đối: ∆Aa δAa = × 100% A0 ❖ Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ hai: ∆Ab = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 = ( b1 – b0 ) a1.c0 Mức độ ảnh hưởng tương đối: ∆Ab δAb = × 100% A0 ❖ Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ ba: ∆Ac = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 = ( c1 – c0 ) a1.b1 11
- Mức độ ảnh hưởng tương đối: ∆Ac δAc = × 100% A0 Đó là cách tính theo phương pháp chênh lệch. 1.3.5 Phương pháp cân đối. Phương pháp này được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu, khi chỉ tiêu có quan hệ tổng đại số với các nhân tố. Như vậy, ảnh hưởng của các nhân tố là hoàn toàn độc lập với nhau, việc tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trở nên đơn giản hơn phương pháp thay thế liên hoàn. Cụ thể, mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của mỗi nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu chính bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của nhân tố đó. Tổng quát: Giả sử chỉ tiêu A có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng theo công thức: A=a+b+c Trị số các nhân tố kỳ gốc là: a 0 ,b0 ,c0 . Trị số các nhân tố kỳ nghiên cứu là a1 ,b1 ,c1 . Tuyệt đối: ∆A = A1 – A0 = ( a1 + b1 + c1 ) – ( a0 + b0 + c0 ) ∆A Tương đối: δA = × 100% A0 ❖ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Aa = a1 – a0 Ảnh hưởng tương đối: ∆Aa δAa = × 100% A0 ❖ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ hai: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Ab = b1 – b0 Ảnh hưởng tương đối: 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính của Công ty may Đức Giang
100 p | 1338 | 535
-
Luận văn tốt nghiệp “ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở CÔNG TY DONIMEX THỜI GIAN QUA ”
53 p | 1568 | 451
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân Tích Các Hình Thức Trả Lương Tại Công Ty Cơ Khí An Giang - Đoàn Hà Hồng Nhung
68 p | 1000 | 425
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh An Giang"
75 p | 653 | 267
-
Luận văn Tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng Đông Dương
85 p | 910 | 196
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương Mại Sóng Vang
36 p | 520 | 185
-
Luận văn tốt nghiệp “ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC - FINOXIM "
83 p | 465 | 144
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung
105 p | 662 | 132
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang
115 p | 284 | 88
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm An Giang
139 p | 346 | 76
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex)
84 p | 474 | 73
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống website bán hàng qua mạng
25 p | 456 | 70
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nnông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
98 p | 208 | 66
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích tình hình biến động giá thành tại nhà máy gạch ngói Long Xuyên"
80 p | 275 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH”
107 p | 202 | 45
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
74 p | 288 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang
147 p | 113 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích nhân vật Tiêu trong truyện thơ Tum - Tiêu của Campuchia
6 p | 133 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn