intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích và định giá tài sản tài chính - Chương 3: Phân tích tình hình tài chính công ty

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phân tích và định giá tài sản tài chính" Chương 3: Phân tích tình hình tài chính công ty, cung cấp cho sinh viên những kiến thức như: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính công ty;. CSDL cho phân tích tình hình tài chính công ty; Nội dung phân tích tình hình tài chính công ty;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích và định giá tài sản tài chính - Chương 3: Phân tích tình hình tài chính công ty

  1. 03/01/2023 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY • 3.1. Tổng quan về phân tích tình hình tài chính công ty • 3.2. CSDL cho phân tích tình hình tài chính công ty • 3.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính công ty 3.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY • 3.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính công ty • 3.1.2. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tình hình tài chính công ty • 3.1.3. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính công ty 3.1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY Phân tích tình hình tài chính công ty là việc xem xét đánh giá kết quả của quá trình quản lý và điều hành tài chính công ty thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính, phân tích những kết quả đã đạt được, những gì chưa đạt được và dự báo những khả năng có thể xảy ra, đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của công ty để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, góp phần nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1
  2. 03/01/2023 3.1.2. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 3.1.2.1. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính công ty - Đối với các nhà quản lý, điều hành công ty - Đối với các chủ nợ - Đối với bạn hàng và các chủ đầu tư - Đối với cơ quan Nhà nước - Đối với người lao động, các chủ đầu tư, các bạn hàng có ý định đầu tư hay hợp tác với công ty 3.1.2. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 3.1.2.2. Vai trò của hoạt động phân tích tình hình tài chính công ty • Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành, quá khứ làm cơ sở để dự báo tương lai • Là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở DN • Là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của nhà nước, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cấp tín dụng cho công ty,... • Là cơ sở quan trọng để ra quyết định dựa trên những dự báo hợp lý, có căn cứ về tương lai phát triển của công ty nói chung, tình hình tài chính của công ty nói riêng. • Là căn cứ quan trọng để đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết định kinh doanh của một DN. 3.1.2. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY Tại sao có thể khẳng định hoạt động phân tích tình hình tài chính công ty có vai trò trọng yếu trong phân tích đầu tư tài chính? Phân tích ý nghĩa của hoạt động phân tích tình hình tài chính công ty trong đầu tư tài chính? 2
  3. 03/01/2023 3.1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY • 3.1.3.1. Phương pháp so sánh • 3. 1.3.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố • 3.1.3.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu tài chính • 3.1.3.4. Phương pháp mô hình tài chính 3.2. CSDL CHO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY • 3.2.1. Các báo cáo tài chính • 3.2.2. Cơ sở dữ liệu khác 3.2.1. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối kế toán Thuyết CÁC Báo minh BCTC cáo BCTC KQKD DN Báo cáo LCTT 3
  4. 03/01/2023 KẾT CẤU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. TÀI SẢN Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ Tính A. Tài sản ngắn hạn XXX XXX A. Nợ phải trả XXX XXX thanh B. Tài sản dài hạn XXX XXX A. Vốn chủ sở hữu XXX XXX khoản Tổng cộng tài sản XXX XXX Tổng cộng nguồn XXX XXX vốn VD: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN PHẦN TÀI SẢN PHẦN NGUỒN VỐN • Nợ: khoản được tài trợ từ các chủ • Phản ánh quy mô và nợ nguồn lực mà DN đang - Đặc điểm của việc sử dụng nợ nắm giữ - Sắp xếp theo thời hạn trả • Phân nhóm theo TSNH • Vốn chủ sở hữu: khoản còn lại sau và TSDH khi hoàn thành các nghĩa vụ nợ, là căn cứ tính giá trị DN Hạn chế của BCĐKT? BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Hoặc: NWC = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn 4
  5. 03/01/2023 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN => Tạo ra sự ổn định trong => Dấu hiệu đáng lo ngại cho => Không tạo ra được sự ổn định trong hoạt động KD của DN các DN hoạt động trong lĩnh hoạt động KD của DN, đặc biệt với các vực công nghiệp hay XD. ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Các chỉ tiêu trong BCKQHĐKD • Doanh thu • Chi phí • Lợi nhuận VD: DOANH THU  Nội dung của doanh thu • Doanh thu hoạt động KD: hoạt động SXKD + hoạt động tài chính • Doanh thu hoạt động khác  Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: • Khối lượng, chất lượng, kết cấu, giá cả, phương thức tiêu thụ, thanh toán,… • Thị trường…. 5
  6. 03/01/2023 CHI PHÍ  Nội dung của chi phí • Chi phí theo yếu tố • Chi phí theo khoản mục • Chi phí cố định và chi phí biến đổi • Chi phí hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. LỢI NHUẬN BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Phản ánh tình hình và các sự kiện giao dịch ảnh hướng đến việc hình thành nguồn tiền và sử dụng vốn bằng tiền của DN trong 1 thời gian nhất định 2 phương pháp lập báo cáo LCTT: + Phương pháp trực tiếp + Phương pháp gián tiếp 6
  7. 03/01/2023 THÔNG TIN TỪ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ • Tiền được tạo ra từ hoạt động nào của DN, nguyên nhân của các số dư tiền trong kỳ? • Tiền được sử dụng vào những công việc gì • Giúp đánh giá khả năng trả nợ của DN • Giúp đánh giá nhu cầu của DN đối với các nguồn tài trợ bên ngoài CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TỪ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Hệ số luồng tiền vào từ Luồng tiền vào từ HĐKD = HĐKD Tổng luồng tiền vào Luồng tiền vào từ HĐĐT Hệ số luồng tiền vào từ HĐĐT = Tổng luồng tiền vào Hệ số luồng tiền vào từ Luồng tiền vào từ HĐTC = HĐTC Tổng luồng tiền vào CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TỪ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Hệ số luồng tiền ra để trả nợ Luồng tiền ra để trả nợ dài hạn = dài hạn Tổng luồng tiền vào Luồng tiền ra để trả cổ tức Hệ số luồng tiền ra để trả cổ tức = Tổng luồng tiền vào tư HĐKD 7
  8. 03/01/2023 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Mặc dù BCKQKD và bảng CĐKT được lập dựa trên phương pháp kế toán dồn tích, điều đó có nghĩa là doanh thu và chi phí được ghi nhận cho dù có thực thu thực chi hay chưa, trong khi BCLCTT chỉ ghi nhận những khoản thực thụ thực chi BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Tài khoản nợ phải thu tăng có nghĩa là thu nhập đã được ghi trong BCKQKD nhưng tiền chưa thu về được, như vậy, tài khoản phải thu tăng sẽ làm giảm dòng tiền hoạt động trong thời kỳ này. Tương tự, tăng khoản phải trả có nghĩa là chi phí đã phát sinh nhưng công ty lại chưa trả tiền. Bất kỳ khoản phải trả nào tăng lên đều làm dòng tiền ròng của công ty tăng lên trong thời kỳ đó. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ • Một sự khác biệt nữa giữa BCKQKD và báo cáo LCTT là khấu hao, đó là một khoản bổ sung quan trọng vào thu nhập trong mục điều chỉnh của BCLCTT • BCKQKD cố gắng làm cho lợi nhuận của công ty không bị bóp méo bởi các khoản chi lớn và không thường xuyên. Khoản chi phí khấu hao là một cách để làm việc này bằng cách ghi nhận các chi phí trong một khoảng thời gian dài hơn là vào đúng thời điểm phát sinh chi phí. • BCLCTT ghi nhận chi phí vốn khi nó phát sinh, bỏ qua khoản chi phí khấu hao được phân bổ dần trong 1 khoảng thời gian dài mà sẽ ghi nhận tất cả chi phí khi nó phải chi ra 8
  9. 03/01/2023 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Không phân bổ chi phí theo thời gian như BCKQKD, BCLCTT báo cáo tách biệt dòng tiền theo dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư và hoạt động tài chính. Theo cách này, bất kỳ khoản tiền lớn nào như dòng tiền cho các dự án đầu tư lớn, có thể được ghi nhận một cách rõ ràng như là một khoản không định kỳ mà không ảnh hưởng đến việc đo lường dòng tiền phát sinh từ các hoạt động. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ BCLCTT là minh chứng rõ ràng về tình trạng hoạt động của công ty. Ví dụ, nếu công ty không thể trả được cổ tức và không duytrì đủ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để chi trả cổ tức, công ty phải dựa vào việc đi vay để đáp ứng nhu cầu này, đây là một cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng công ty không thể duy trì được mức cổ tức hiện thời trong thời gian dài. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ tiết lộ vấn đề là dòng tiền từ hoạt động đang không đủ để trả cổ tức và công ty đang phải đi vay để trả cổ tức ở tình trạng không bền vững. 9
  10. 03/01/2023 THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giải thích và bổ sung thông tin về tình hình KD, tình hình TC của DN trong kỳ báo cáo mà các BCTC khác không thể trình bày rõ và chi tiết như: 1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 2. Kỳ kế toán , đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 3. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng 4. Các chính sách kế toán áp dụng 5. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong BCĐKT 6. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong BC KQHĐKD 7. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong BC lưu chuyển tiền tệ 3.2.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÁC • Các yếu tố nội tại công ty • Các yếu tố bên ngoài 3.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY • 3.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty • 3.3.2. Phân tích công nợ và khả năng thanh toán của công ty • 3.3.3 Phân tích hiệu quả SXKD của công ty • 3.3.4. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty • 3.3.5. Một số lưu ý khi phân tích tình hình tài chính công ty 10
  11. 03/01/2023 3.3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY • 3.3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và biến động tài sản • 3.3.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn • 3.3.1.3. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh 3.3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 3.3.1.1. Phân tích cơ cấu TS và biến động tài sản • Đánh giá tình hình biến động NV • Đánh giá cơ cấu NV Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng NV VCSH Hệ số VCSH = Tổng NV Hệ số VCSH = 1 - Hệ số nợ VD: 3.3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 3.3.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của NV • Đánh giá cơ cấu TS TSNH Tỷ suất đầu tư vào TSNH = Tổng TS TSDH Tỷ suất đầu tư vào TSDH = Tổng TS VD: 11
  12. 03/01/2023 3.3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 3.3.1.3. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh VD: 3.3.2. PHÂN TÍCH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 3.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ Tỷ lệ giữa khoản Tổng nợ phải thu = phải thu và TS Tổng TS Tỷ lệ giữa nợ phải Tổng nợ phải trả = trả và TS Tổng TS 3.3.2. PHÂN TÍCH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 3.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ Tổng các khoản nợ phải thu Tỷ lệ các khoản phải thu = Tổng nợ phải trả - Nợ vay Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Thời gian của kỳ phân tích Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu 12
  13. 03/01/2023 3.3.2. PHÂN TÍCH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 3.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ Tổng tiền hàng mua chịu Số vòng quay các khoản phải trả = Số dư bình quân các khoản phải trả Thời gian của kỳ phân tích Kỳ thanh toán bình quân = Số vòng quay các khoản phải trả 3.3.2. PHÂN TÍCH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 3.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán Hệ số khả năng Tổng TS = thanh toán tổng quát Tổng nợ Hệ số khả năng Tổng TSNH = thanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng TSNH – HTK = thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn 3.3.2. PHÂN TÍCH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 3.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi Lợi nhuận trước lãi vay và thuế = vay Lãi vay phải trả 13
  14. 03/01/2023 3.3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD 3.3.3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản Tổng tài sản bình quân Suất hao phí của tài sản so với DTT = DTT Tổng tài sản bình quân Suất hao phí của tài sản so với LN = LNST Hiệu suất sử dụng VLĐ (vòng quay DTT = VLĐ) VLĐ bình quân 360 Kỳ luân chuyển VLĐ = Vòng quay VLĐ 3.3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD 3.3.3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản Giá vốn hàng bán Số vòng quay HTK = HTK bình quân 360 Thời gian 1 vòng quay HTK = Số vòng quay HTK DTT Hiệu suất sử dụng VCĐ = VCĐ bình quân DTT Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn = VKD bình quân 3.3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD 3.3.3.2. Đánh giá kết quả SXKD GVHB Tỷ suất GVHB trên DTT = DTT CPBH Tỷ suất CPBH trên DTT = DTT CPQLDN Tỷ suất CPQLDN trên DTT = DTT 14
  15. 03/01/2023 3.3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD 3.3.3.3. Khả năng sinh lời TSSL trên doanh thu LNTT (hoặc sau thuế) = *100% (ROS) DTT Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (BEP) = TS hay VKD bình quân LNST TSSL trên tài sản (ROA) = *100% Tổng TS bình quân LNST TSSL trên VCSH (ROE) = *100% VCSH bình quân 3.3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD 3.3.3.2. Khả năng sinh lời LNST Hệ số LNST so với chi phí = Tổng chi phí KD LNST LNST DTT = x Tổng số VKD DTT Tổng số VKD Hay Tỷ suất LNST trên Hệ số lãi Vòng quay toàn = x VKD ròng bộ vốn 3.3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD 3.3.3.2. Khả năng sinh lời Phân tích Dupont: LNST LNST DTT Tổng số VKD = x x VCSH DTT Tổng số VKD VCSH Hay Vòng quay Mức độ sử dụng ROE = Hệ số lãi ròng x x toàn bộ vốn đòn bẩy TC 1 Vòng quay ROE = ROS x x toàn bộ vốn 1- Hệ số nợ VD: 15
  16. 03/01/2023 3.3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD 3.3.3.2. Khả năng sinh lời • Thu nhập một cổ phiếu thường (EPS) LNST - Cổ tức CP ưu đãi (nếu có) EPS = Số lượng CPT đang lưu hành • Tỷ suất lợi tức cổ phần Tỷ suất lợi tức cổ phần = D/Pt *100% Phần LNST dành trả cổ tức cho CPT 2 cách D= Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành tính D: D= EPS * hệ số chi trả cổ tức • Hệ số giá thị trường trên thu nhập PER (P/E) = Pt/EPS 3.3.4. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN TIỀN VÀ SỬ DỤNG TIỀN - Lập “Bảng kê diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền”: Chuyển toàn bộ các khoản mục trên BCĐKT thành cột dọc, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục. - Sự thay đổi của mỗi khoản mục sẽ được phản ánh vào cột sử dụng vốn hoặc diễn biến NV trong “Bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền” theo nguyên tắc: + Các trường hợp giảm TS hoặc tăng NV được phản ánh trên cột “diễn biến nguồn tiền”. + Các trường hợp tăng TS hoặc giảm NV được phản ánh trên cột “Sử dụng tiền” + Riêng đối với phần TS có các khoản mục thể hiện bút toán đỏ (số âm) thì khi đưa vào bảng phân tích sẽ thực hiện ngược lại với nguyên tắc trên. 3.3.4. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN TIỀN VÀ SỬ DỤNG TIỀN Trả lời câu hỏi:  Vốn xuất phát từ đâu và được dùng vào việc gì?  Công ty đang gặp thuận lợi hay khó khăn? Ưu, nhược điểm của việc sử dụng vốn? 16
  17. 03/01/2023 3.3.4. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN TIỀN VÀ SỬ DỤNG TIỀN Bảng cân đối kế toán Tài sản Nguồn vốn Tính toán các thay đổi Diễn biến nguồn tiền Diễn biến sử dụng tiền - Tăng nguồn vốn - Tăng tài sản - Giảm tài sản - Giảm nguồn vốn 3.3.4. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN TIỀN VÀ SỬ DỤNG TIỀN Diễn biến nguồn Tiền % Sử dụng tiền Tiền % tiền ……. ……. ……. ……. ……. ……. Tổng 100 100 % % VD: 3.3.5. MỘT SỐ LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY • Việc sử dụng tỷ số tài chính một cách riêng biệt có thể đưa lại một nhận định sai lầm. • Tài liệu dùng để phân tích là các báo cáo tài chính, trong khi các số liệu trên báo cáo tài chính không chỉ là số liệu có tính chất lịch sử, mà còn có bản chất tĩnh, chúng nói về một sự kiện trong một thời kỳ nhất định. • Cần thận trọng trong khi so sánh tỷ số tài chính với các công ty bạn, cũng như không thể coi tỷ số trung bình của ngành là một chuẩn mực để cố gắng đạt tới 17
  18. 03/01/2023 BÀI TẬP VỀ NHÀ • Bài 1-6 SBT • Bài 94 SBT • Thực hành bài tập nhóm số 2 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0