intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế - TS. Nguyễn Huy Quang

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

85
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế gồm các nội dung sau: Hoạt động y tế và sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật; Khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế; Nội dung QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế - TS. Nguyễn Huy Quang

  1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ts. Nguyễn Huy Quang Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế
  2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Hoạt động y Khái niệm, Nội dung tế và sự cần đặc điểm, vai QLNN bằng thiết phải trò của QLNN pháp luật QLNN bằng bằng pháp trong lĩnh pháp luật luật trong vực y tế lĩnh vực y tế
  3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ VÀ XU HƯỚNG THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG Y TẾ  Mô hình dịch bệnh hiện nay và tương lai sẽ ngày càng nguy hiểm, là nguy cơ lớn đối với sức khoẻ cộng đồng do quá trình toàn cầu hóa, môi trường bị hủy hoại, thay đổi khí hậu toàn cầu... nên việc QLNN bằng pháp luật phải tập trung vào công tác y tế dự phòng chủ động, tích cực để có thể phản ứng nhanh đối với dịch bệnh xảy ra.
  4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ VÀ XU HƯỚNG THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG Y TẾ  Sự phát triển khoa học - công nghệ về y tế với việc phổ cập y học thực chứng dựa vào bằng chứng để dần thay thế y học truyền thống với đặc trưng lấy kinh nghiệm và suy đoán làm nền tảng hiện nay; các tiến bộ của khoa học y học như đưa gien người vào cơ thể thú, nhân bản vô tính ở người, sử dụng tế bào gốc trong y học, chủ động tạm ngừng sự sống để phẫu thuật, chữa bệnh trên cơ sở bản đồ gien người... nên việc QLNN bằng pháp luật phải thay đổi theo, kể cả vấn đề y đức.
  5. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ VÀ XU HƯỚNG THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG Y TẾ  Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại tác động tích cực đến hệ thống y tế Việt Nam như việc tăng trưởng kinh tế sẽ gắn với tăng chi ngân sách cho y tế, phát triển dịch vụ y tế xuyên biên giới; KCB ở ngoài nước; sự hiện diện của dịch vụ y tế nước ngoài ở trong nước; sự chuyển dịch của nhân lực y tế... đồng thời cũng có tác động tiêu cực như sự gia tăng về bất bình đẳng trong CSSK, nguy cơ lan truyền nhanh dịch bệnh, sự gia tăng các bệnh tâm thần, rối loạn hành vi, nghiện rượu, bạo lực gia đình, tự tử... nên việc QLNN bằng pháp luật phải hướng tới việc quản lý, điều tiết việc phát triển ổn định kinh tế với công bằng trong CSSK.
  6. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ VÀ XU HƯỚNG THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG Y TẾ  Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), mọi hệ thống y tế đều có chung 4 chức năng cơ bản: cung cấp tài chính cho công tác y tế, phát triển các nguồn lực y tế, cung ứng dịch vụ y tế và stewardship - vai trò chỉ đạo, điều hành của Nhà nước và tạo ảnh hưởng thông qua hệ thống pháp luật và các chế tài khác. Như vậy, với tác động của hệ thống pháp luật và các chế tài.  Sự thay đổi vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực y tế hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: hệ thống y tế công tư hỗn hợp, thực hiện chính sách BHYT toàn dân và đổi mới phương thức QLNN theo hướng phân cấp.
  7. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 1. Khái niệm về y tế: "Y tế là các hoạt động cụ thể trực tiếp ứng dụng khoa học y học vào việc phòng bệnh, khám chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe cho con người".  Phạm vi hoạt động y tế: các hoạt động y tế mà Nhà nước phải tập trung quản lý là y tế dự phòng, an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh cho người và trang thiết bị y tế.
  8. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ  Đặc trưng của hoạt động y tế:  Người bệnh ít có cơ hội lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chọn thầy thuốc  Yêu cầu phải không ngừng nâng cao chất lượng nhưng lại hoạt động mang tính nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận  Không chỉ đem lại lợi ích cho một người mà còn cho cả một cộng đồng;  Người bệnh khó có thể so sánh chất lượng KCB giữa các thày thuốc, nhân viên y tế, các cơ sở KCB với nhau vì bệnh, tật ở mỗi người thường không giống nhau;  Giá dịch vụ y tế không phải là chỉ số thu hút người bệnh;
  9. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ  Đặc trưng của hoạt động y tế (tiếp):  Người bệnh ít có thông tin về dịch vụ y tế mà mình được cung cấp;  Việc KCB không tùy thuộc vào thu nhập của người bệnh vì đều phải sử dụng một loại dịch vụ y tế như nhau;  Đa số dịch vụ y tế luôn phải thường trực và có sẵn để KCB kịp thời... Các đặc trưng trên đòi hỏi phải có sự quản lý, can thiệp có tính đặc thù chủ yếu của Nhà nước.
  10. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ 2. Khái niệm QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế: "QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế là sự tác động mang tính tổ chức thực tiễn, tính quyền lực nhà nước của các cơ quan QLHCNN về y tế tới đối tượng quản lý thông qua công cụ pháp luật để các hoạt động y tế vận hành, phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra về BV, CS và NCSKND“ Đây là khái niệm đặt nền tảng cho việc:  Phân biệt công cụ pháp luật với các công cụ quản lý khác của Nhà nước là chính sách, kế hoạch...  Xác định Nhà nước sử dụng đồng bộ các công cụ để quản lý nhưng công cụ pháp luật luôn được đặt lên hàng đầu.  Phân tích đặc điểm của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế về chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức và mục tiêu nghiên cứu.
  11. CHỦ THỂ QUẢN LÝ CÁC CƠ QUAN QLHCNN Xác định mục tiêu Công Công cụ cụ pháp quản MỤC TIÊU MỤC TIÊU lý nhà luật về nước BV, CS & QLNN BẰNG NCSKND PHÁP LUẬT y tế khác Thực hiện ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ mục tiêu CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG Y TẾ Sơ đồ khái niệm QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế
  12. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Đặc điểm QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế:  Chủ thể của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế là Nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.  Khách thể của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế chính là các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động y tế và phải được pháp luật điều chỉnh.  Đối tượng của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế là các cơ quan y tế trong và ngoài ngành, thuộc khu vực Nhà nước và tư nhân bao gồm các cơ sở y tế dự phòng, KCB, các doanh nghiệp dược, trang thiết bị y tế và các CCVC, công nhân dưới quyền, người bệnh, thân nhân người bệnh và mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đều phải bắt buộc thi hành.
  13. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Đặc điểm QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế:  Mục tiêu của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế là tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý để bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trong CSSK  Hình thức QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế là xây dựng, ban hành các VBQPPL, văn bản cá biệt về y tế để thực hiện thẩm quyền tự chủ, tự quyết và thẩm quyền mặc nhiên của các cơ quan QLHCNN về y tế: tổ chức triển khai thực hiện các VBQPPL này trong lĩnh vực y tế bằng các phương pháp như giáo dục tư tưởng, đạo đức; tổ chức bộ máy, quản lý nguồn nhân lực y tế; các phương pháp kinh tế và hành chính.
  14. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ  Thể chế hóa quan điểm của Đảng  Tạo cơ sở pháp lý an toàn cho hoạt động y tế.  Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động y tế.  Chỗ dựa cho y đức.  Công cụ xử lý các vi phạm pháp luật.
  15. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ VAI TRÒ CỦA QLNN BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ  Bảo đảm định hướng phát triển sự nghiệp y tế, gắn phát triển kinh tế với công bằng trong chăm sóc sức khỏe  Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, người hành nghề....  Tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công khai và minh bạch.
  16. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG CÁC LĨNH VỰC NÓI CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ XÂY DỰNG, BAN TỔ CHỨC THỰC XỬ LÝ HÀNH PHÁP LUẬT HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ Y TẾ VỀ Y TẾ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM Sơ đồ nội dung QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế
  17. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ XÂY DỰNG, BAN HÀNH PHÁP LUẬT ĐỂ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ  Hệ thống pháp luật về y tế  Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về y tế  Tính khả thi  Chất lượng văn bản QPPL  Hệ thống dữ liệu văn bản QPPL về y tế  Công tác kiểm tra, tự kiểm tra văn bản QPPL
  18. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ  Bảo đảm hình thức: tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật.  Tôn trọng nguyên tắc: "Công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, còn Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”.  PBGDPL: Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp, đối tượng PBGDPL.  Kiểm tra: Xây dựng kế hoạch, hình thức, kiểm tra chuyên đề.  Thanh tra: Xây dựng kế hoạch, thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên đề, thanh tra, kiểm tra nội bộ.
  19. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ  Các hành vi gắn với từng loại trách nhiệm: Hình sự, Dân sự, Hành chính, Kỷ luật.  Các hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về y tế: Xử phạt vi phạm hành chính; xử lý kỷ luật công chức viên chức.  Vấn đề xử lý hành chính - Xử phạt vi phạm hành chính:  Các văn bản QPPL: Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP  Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh.  Vấn đề xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  20. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ  Vấn đề xử lý kỷ luật:  Các văn bản QPPL: Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật lao động, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP.....  Hành vi vi phạm xử lý kỷ luật.  Bồi thường trách nhiệm nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2