intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 2: Quản trị kinh doanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

71
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 2: Quản trị kinh doanh" cung cấp đến các bạn sinh viên khái niệm và mục tiêu của quản trị kinh doanh; khái niệm và đặc điểm của nguyên tắc quản trị; khái niệm, đặc điểm phương pháp quản trị; phân tích được các phương pháp quản trị chủ yếu và hình thức thể hiện của nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 2: Quản trị kinh doanh

  1. Bài 2: Quản trị kinh doanh BÀI 2 QUẢN TRỊ KINH DOANH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, chủ biên GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, NXB ĐH KTQD, 2012. 2. Hướng dẫn bài tập Quản trị kinh doanh, chủ biên PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền; NXB ĐH KTQD, 2012.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Quản trị kinh doanh;  Nguyên tắc quản trị;  Phương pháp quản trị. Mục tiêu  Giúp sinh viên nắm được khái niệm và mục tiêu của quản trị kinh doanh;  Giúp sinh viên hiểu được khái niệm và đặc điểm của nguyên tắc quản trị;  Giúp sinh viên nắm được khái niệm, đặc điểm phương pháp quản trị;  Giúp sinh viên phân tích được các phương pháp quản trị chủ yếu và hình thức thể hiện của nó. NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226 11
  2. Bài 2: Quản trị kinh doanh Tình huống dẫn nhập Sử dụng phương pháp quản trị hiệu quả  Doanh nghiệp tư nhân Việt Tú là một công ty chuyên về công nghệ thông tin, với lĩnh vực hoạt động chính là thiết kế phần mềm. Ông Tú, giám đốc công ty, là một người khá nghiêm khắc và chỉnh chu. Từ những ngày đầu thành lập, ông đã đem sự nghiêm khắc này vào điều hành công ty. Tất cả mọi công việc đều được xử lý theo nội quy, quy chế của Công ty.  Anh Hùng, một kỹ sư công nghệ thông tin tài năng, đã có nhiều đóng góp cho Công ty ngay từ những ngày đầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do gia đình vừa có chuyện buồn nên tháng này anh có đi làm muộn 5 buổi, nhưng anh vẫn hoàn thành công việc Lựa chọn phương pháp quản trị hiệu quả được giao.  Trong đợt tổng kết cuối tháng, ông Tú đã quyết định: Trong tháng, anh Hùng đi làm muộn 5 buổi, vi phạm giờ giấc làm việc của Công ty, nên quyết định trừ 20% lương trong tháng đó. Ông cho rằng, với cách xử lý như vậy, sẽ tạo ra “kỷ luật thép” cho Công ty, và anh Hùng sẽ không dám vi phạm nữa.  Tuy nhiên, anh Hùng không phục. Thời gian sau đó, anh không còn chú tâm nhiều vào công việc, và cuối cùng, anh đã nộp đơn xin nghỉ việc. 1. Ông Tú đã áp dụng các phương pháp quản trị nào với trường hợp của anh Hùng? Các phương pháp đó thể hiện như thế nào? 2. Cách áp dụng các phương pháp này có phù hợp và đầy đủ chưa? 3. Trong quản trị kinh doanh, các nhà quản trị có thể áp dụng các phương pháp quản trị nào? 12 NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226
  3. Bài 2: Quản trị kinh doanh 2.1. Quản trị kinh doanh Khái niệm  Quản trị kinh doanh là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm tra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách có hiệu quả nhất nhằm xác định và thực hiện mục tiêu cụ thể trong quá trình phát triển.  Quản trị kinh doanh là tổng hợp các hoạt động xác định mục tiêu và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.  Thực chất: Quản trị kinh doanh là quản trị các hoạt động của con người và thông qua đó quản trị mọi yếu tố khác liên quan tới quá trình kinh doanh.  Mục tiêu: Giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc, có hiệu quả trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. 2.2. Nguyên tắc quản trị 2.2.1. Khái quát  Định nghĩa: Nguyên tắc là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định buộc mọi người phải tuân thủ.  Có hai loại nguyên tắc là nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc quản trị. Cả hai loại nguyên tắc này đều do các nhà quản trị xây dựng và hoàn thiện. 2.2.2. Nguyên tắc quản trị  Khái niệm: Nguyên tắc quản trị là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định buộc mọi người thực hiện hoạt động quản trị phải tuân thủ.  Đặc điểm: o Nguyên tắc mang tính bắt buộc, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mọi nhà quản trị phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định thì hoạt động quả trị mới có hiệu quả. o Hệ thống nguyên tắc quản trị phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, các quy luật kinh tế khách quan, các quy định của luật pháp và chính sách quản lý vĩ mô, các điều kiện cụ thể của môi trương kinh doanh… o Hệ thống nguyên tắc phải là một thể thống nhất, vừa mang tính độc lập, lại vừa có tác động tương hỗ lẫn nhau trong việc điều khiển hành vi quản trị.  Yêu cầu: o Phải với tư cách hệ thống mang tính chất bắt buộc, tự hoạt động; o Phải tạo cho người thực hiện tính chủ động lớn trong hành động của họ; NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226 13
  4. Bài 2: Quản trị kinh doanh o Phải tác động tích cực đến kết quả kinh doanh; o Phải thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.  Một số nguyên tắc: o Thứ nhất, nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu: Theo nguyên tắc này, mọi cấp quản trị đều phải thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống mục tiêu đã cùng xác định. o Thứ hai, nguyên tắc quản trị định hướng kết quả:  Nguyên tắc này dựa trên cơ sở đã xác định trước mục tiêu.  Để thực hiện nguyên tắc này, cấp trên phải có đủ khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của cấp dưới và chỉ nên giới hạn trong trường hợp công việc không đòi hỏi quá cao về chất lượng. o Thứ ba, nguyên tắc ngoại lệ:  Là nguyên tắc giới hạn quyền ra quyết định của quản trị doanh nghiệp ở các trường hợp sai lệch so với mục tiêu dự kiến và các trường hợp đặc biệt đòi hỏi có quyết định quan trọng.  Ưu điểm: Giải phóng nhà quản trị cấp cao khỏi các công việc sự vụ để tập trung giải quyết các nhiệm vụ quản trị phát sinh.  Nhược điểm: Dễ dẫn đến thông tin phản hồi thiếu chính xác vì cấp dưới không muốn có sự can thiệp của cấp trên. o Thứ tư, nguyên tắc quản trị trên cơ sở phân chia nhiệm vụ:  Đặc trưng cơ bản là giao nhiệm vụ phải gắn với quyền hạn, quyền lực và trách nhiệm, cấp quản trị nào ra quyết định thuộc thẩm quyền cấp đó.  Nhiệm vụ lai được phân chia theo nguyên tắc tập quyền hay phân quyền. o Thứ năm, nguyên tắc chuyên môn hóa:  Việc phân chia nhiệm vụ quản trị phải theo các tiêu chuẩn chuyên môn hóa nhằm đảm bảo cho mỗi bộ phận, cá nhân có thể thực hiện nhiệm vụ với mức độ phức tạp nhất có thể.  Đây là cơ sở đảm bảo năng suất, chất lượng của hoạt động quản trị. o Thứ sáu, nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế:  Việc giải quyết lợi ích phải đảm bảo tính công bằng; thu nhập của mỗi bộ phận, cá nhân phải phù hợp với kết quả đóng góp của họ.  Đây là cơ sở tạo ra động lực làm việc cho người lao động, đảm bảo sự gắn bó của người lao động với tập thể; là điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững. 2.3. Phương pháp quản trị 2.3.1. Khái quát  Định nghĩa: Phương pháp quản trị được hiểu là cách thức tác động của chủ thể đến khách thể quản trị nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. 14 NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226
  5. Bài 2: Quản trị kinh doanh  Ý nghĩa của phương pháp quản trị: o Phương pháp quản trị có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý. Quá trình quản lý và quá trình hoạt động các chức năng quản trị theo những nguyên tắc, nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và thể hiện thông qua các phương pháp quản trị nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản trị là một nội dung cơ bản của quản trị kinh doanh. o Mục tiêu, nhiệm vụ của quản trị được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp quản trị kinh doanh. Trong những điều kiện nhất định, phương pháp quản trị có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ. o Vai trò quan trọng của các phương pháp quản trị còn ở chỗ nó nhằm khơi dậy những động lực, kích thích tính năng sáng tạo của con người và tiềm năng của hệ thống cũng như các cơ hội có lợi bên ngoài.  Đặc điểm: Các phương pháp quản trị mang tính chất hết sức đa dạng và phong phú. o Phương pháp quản trị là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể kinh doanh, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả sự phong phú, phức tạp của đời sống. Vì vậy, phương pháp quản trị cần phải đặc biệt lưu ý trong kinh doanh vì nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản trị. o Phương pháp quản trị thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng cũng như năng lực và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp. o Tác động của các phương pháp quản trị luôn là tác động có mục đích, nhằm phối hợp hoạt động, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống. Trong quá trình quản trị phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt mục đích tốt nhất. Chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương pháp quản trị nhưng không có nghĩa là chủ quan, tuỳ tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được. Mỗi phương pháp quản trị khi sử dụng lại tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó. Bên cạnh những yếu tố tích cực, phù hợp với mục tiêu dự đoán của chủ doanh nghiệp cũng có thể xuất hiện một số hiện tượng nằm ngoài dự đoán ban đầu, thậm trí trái ngược với mục tiêu đặt ra. Điều đó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải tỉnh táo, sâu sát thực tế, kịp thời có biện pháp bổ sung để khắc phục các mặt tiêu cực khi chúng xuất hiện. Như vậy, sử dụng các phương pháp quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng đó. Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh đề ra. Quản trị có hiệu quả nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản trị. Đó chính là tài nghệ quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng, của các nhà quản lý nói chung. NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226 15
  6. Bài 2: Quản trị kinh doanh 2.3.2. Các phương pháp quản trị 2.3.2.1. Phương pháp hành chính  Khái niệm: Là phương pháp quản trị dựa trên cơ sở các mối quan hệ về tổ chức và kỷ luật của doanh nghiệp.  Biểu hiện: Ở việc ban hành và thực hiện điều lệ, nội quy, quy chế.  Đặc điểm: o Các phương pháp hành chính đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao. o Tác động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Vì vậy, các phương pháp hành chính hết sức cần thiết trong những trường hợp hệ thống quản lý bị rơi vào những tình huống khó khăn, phức tạp. o Đối với những quyết định hành chính thì cấp dưới bắt buộc phải thực hiện, không được lựa chọn. Chỉ người có thẩm quyền ra quyết định mới có quyền thay đổi quyết định.  Vai trò: Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản lý kinh doanh rất to lớn: o Nó xác lập chật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp; o Khâu nối các phương pháp quản trị khác lại; o Dấu được bí mật ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.  Yêu cầu: Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý phải nắm vững những yêu cầu chặt chẽ sau đây: o Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Khi đưa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc, tính toán đến các lợi ích kinh tế. o Hai là, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn của người ra quyết định. Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ khi sử dụng quyền hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng các quyền hạn đó. Ở cấp càng cao, phạm vi tác động của quyết định càng rộng, nếu càng sai thì tổn thất càng lớn. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về quyết định của mình. 2.3.2.2. Phương pháp kinh tế  Khái niệm: Là phương pháp tác động vào mọi người lao động thông qua các biện pháp kinh tế.  Biểu hiện: Các phương pháp kinh tế tác động thông qua các lợi ích kinh tế nghĩa là thông qua sự vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kích thích kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật, đó thực chất là sự vận dụng các quy luật kinh tế.  Đặc điểm: Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích. 16 NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226
  7. Bài 2: Quản trị kinh doanh  Vai trò: o Với một biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích được thực hiện thoả đáng thì tập thể con người trong doanh nghiệp quan tâm hoàn thành nhiệm vụ, người lao động hăng hái sản xuất và nhiệm vụ chung được giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả. Các phương pháp kinh tế là các phương pháp quản trị tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế. o Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và cấp dưới, đồng thời cùng tăng trách nhiệm kinh tế của họ. Điều đó giúp chủ doanh nghiệp giảm được nhiều việc điều hành, kiểm tra, đôn đốc chi li, vụn vặt mang tính chất sự vụ hành chính, nâng cao ý thức kỷ luật tự giác của người lao động.  Yêu cầu: o Một là, việc áp dụng các biện pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng v.v… Nói chung, việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tế, phải hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường. o Hai là, để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý. o Ba là, sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản trị phải có trình độ và năng lực về nhiều mặt. Bởi vì sử dụng các phương pháp kinh tế còn là điều rất mới mẻ, đòi hỏi cán bộ quản trị phải hiểu biết và thông thạo kinh doanh, đồng thời phải có phẩm chất kinh doanh vững vàng. 2.3.2.3. Phương pháp giáo dục, thuyết phục  Khái niệm: Là phương pháp tác động vào người lao động bằng các biện pháp tâm lý xã hội và giáo dục thuyết phục.  Biểu hiện: Lời khuyên, lời động viên.  Đặc điểm: Uyển chuyển, linh hoạt, không có khuôn mẫu chung và liên quan rất chặt chẽ đến tác phong và nghệ thuật của chủ thể quản trị.  Vai trò: Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản trị kinh doanh vì đối tượng của quản trị là con người - một thực thể năng động, tổng hoà nhiều mối quan hệ. Tác động vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế, mà còn tác động tinh thần, tâm lý – xã hội…Vì thế, phương pháp này rất quan trọng trong việc động viên tinh thần quyết tâm, sáng tạo, say sưa với công việc của mọi người lao động. NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226 17
  8. Bài 2: Quản trị kinh doanh Tóm lược cuối bài  Quản trị kinh doanh: khái niệm, mục tiêu;  Nguyên tắc quản trị: khái niệm, đặc điểm;  Khái niệm, đặc điểm của phương pháp quản trị;  Các phương pháp quản trị chủ yếu. 18 NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226
  9. Bài 2: Quản trị kinh doanh Câu hỏi ôn tập KHẲNG ĐỊNH HOẶC PHỦ ĐỊNH VÀ GIẢI THÍCH 1. Nguyên tắc quản trị là cứng nhắc, không phát huy tính năng động của nhà quản trị nên cần loại bỏ nó đi. 2. Phương pháp hành chính cũng có các đặc trưng giống phương pháp kinh tế. 3. Các phương pháp quản trị bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp. 4. Vì nhà quản trị đứng đầu chịu mọi trách nhiệm trước sở hữu chủ và đội ngũ những người lao động về hoạt động của doanh nghiệp và mọi người lao động phải tuân thủ mệnh lệnh của nhà quản trị đứng đầu doanh nghiệp đó nên anh ta có quyền ban hành nguyên tắc buộc người khác phải tuân thủ mà người khác không có quyền yêu cầu anh ta phải tuân thủ nguyên tắc do anh ta ban hành. NEU_MAN413_Bai2_v1.0013105226 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0