intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng quản trị rủi ro tài chính - Bài 3

Chia sẻ: Impossible_1 Impossible_1 | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:56

99
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa và đưa ra các ví dụ về quyền chọn mua và quyền chọn bán. Mô tả đặc tính về tổ chức của thị trường quyền chọn, bao gồm sàn giao dịch và thị trường OTC. Cung cấp thông tin về các quyền chọn được giao dịch hiện nay và khối lượng giao dịch trên sàn giao dịch

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng quản trị rủi ro tài chính - Bài 3

  1. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH Cấu trúc thị trường quyền chọn
  2. Mục tiêu của chương • Định nghĩa và đưa ra các ví dụ về quyền chọn mua và quyền chọn bán • Mô tả đặc tính về tổ chức của thị trường quyền chọn, bao gồm sàn giao dịch và thị trường OTC. • Cung cấp thông tin về các quyền chọn được giao dịch hiện nay và khối lượng giao dịch trên sàn giao dịch • Mô tả qui trình đặt lệnh để kinh doanh quyền chọn trên sàn giao dịch
  3. Sự hình thành và phát triển của TT quyền chọn • Đầu tiên thập niên 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. • Có tính chất là một thị trường OTC nên tồn tại nhiều khuyết điểm.  Không có tính thanh khoản  Rủi ro tín dụng rất cao  Phí giao dịch lớn
  4. Sự hình thành và phát triển của TT quyền chọn • Năm 1973, CBOT cho ra đời Sàn giao dịch quyền chọn tập trung, gọi là CBOE (Chicago Board of Exchange). • Giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/4/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong tháng 6/1977. • CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng.
  5. Sự hình thành và phát triển của TT quyền chọn
  6. Sự hình thành và phát triển của TT quyền chọn
  7. Sự hình thành và phát triển của TT quyền chọn
  8. Các thuật ngữ • Một hợp đồng quyền chọn để mua một tài sản gọi là quyền chọn mua. • Một hợp đồng quyền chọn để bán một tài sản là một quyền chọn bán. • Mức giá cố định mà người mua hợp đồng quyền chọn có thể mua hoặc bán tài sản gọi là giá giá thực hiện. • Quyền mua hoặc bán tài sản ở mức giá cố định chỉ tồn tại cho đến một ngày đáo hạn cụ thể. • Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn.
  9. Các thuật ngữ Một quyền chọn kiểu Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ ngày nào cho đến ngày đáo hạn. Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn. Vào ngày đáo hạn, nếu bạn thấy rằng giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, hoặc đối với quyền chọn bán, giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, bạn để cho quyền chọn hết hiệu lực bằng cách không làm gì cả.
  10. Ví dụ • Một tấm phiếu mà một cửa hàng trao cho bạn, theo đó cho phép bạn quay lại và mua một món đồ hiện tại đang tạm thời hết hàng chính là một quyền chọn. • Một tấm phiếu coupon đính kèm trong báo cho phép bạn mua một món hàng ở một mức giá đặc biệt vào bất cứ lúc nào cho đến ngày đáo hạn cũng là một quyền chọn. • Giả định rằng bạn dự định mua một tấm vé máy bay được chiết khấu khá nhiều. Chỉ với hơn $75, bạn có thể có được quyền hủy vé cho đến phút cuối cùng. Nếu bạn trả mức $75 phụ trội để có được quyền hủy vé, bạn đã mua một quyền chọn.
  11. Quyền chọn mua (a call) • Quyền chọn mua là một quyền chọn để mua một tài sản ở một mức giá cố định – giá thực hiện. • Vào ngày 10/9/2007, cổ phiếu của Microsoft có giá là $47,78. Một quyền chọn mua cụ thể có giá thực hiện là $50 và có ngày đáo hạn là 10/10. Người mua quyền chọn này nhận được quyền mua cổ phiếu vào bất cứ lúc nào cho đến ngày 10/10 ở mức giá $50 một cổ phiếu. Vì vậy, người bán quyền chọn đó có nghĩa vụ bán cổ phiếu ở mức giá $50 một cổ phiếu bất cứ khi nào mà người mua muốn cho đến ngày 10/10. Vì đặc quyền này, người mua phải trả cho người bán một mức phí là $1,65.
  12. Quyền chọn mua (a call) • Một quyền chọn mua mà giá chứng khoán cao hơn giá thực hiện được gọi là cao giá ITM. • Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn mua được gọi là kiệt giá OTM. • Nếu giá cổ phiếu bằng với giá thực hiện, quyền chọn mua được gọi là ngang giá ATM.
  13. Quyền chọn bán (a put) • Quyền chọn bán là một quyền chọn để bán một tài sản, ví dụ một cổ phiếu. • Ví dụ quyền chọn bán một cổ phiếu của Microsoft vào 10/9/2007, với giá thực hiện là $50 một cổ phiếu và ngày đáo hạn là 10/10. Quyền chọn này cho phép người nắm giữ bán cổ phiếu ở mức giá $50 một cổ phiếu vào bất cứ lúc nào cho đến 10/10. Cổ phiếu hiện nay được bán với giá $47,78. • Người mua và người bán quyền chọn thương lượng mức phí là $4,20,
  14. Quyền chọn bán (a put) • Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán được xem là cao giá ITM. • Nếu giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, quyền chọn bán là kiệt giá OTM. • Khi giá cổ phiếu bằng với giá thực hiện, quyền chọn bán là ngang giá ATM.
  15. Thị trường quyền chọn phi tập trung • Được ký kết riêng giữa các doanh nghiệp lớn, tổ chức tài chính, và đôi khi là cả chính phủ. • Người mua quyền chọn hoặc là biết rõ mức độ đáng tin cậy của người bán hoặc là tự giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng một số khoản bảo đảm hoặc các biện pháp nâng cao độ tín nhiệm khác. • Trong thị trường phi tập trung, các quyền chọn có thể được thiết kế dành cho nhiều công cụ hơn chứ không chỉ cổ phiếu. Các quyền chọn có thể được dành cho trái phiếu, lãi suất, hàng hóa, tiền tệ, và nhiều loại tài sản khác.
  16. Thị trường quyền chọn phi tập trung Các lợi thế • Các điều kiện và qui định của quyền chọn này được thiết kế phù hợp với nhu cầu của cả hai phía. • Thị trường phi tập trung là thị trường tư nhân tức là công chúng hay các nhà đầu tư khác, bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh không được biết về các giao dịch đã hoàn tất. • Giao dịch phi tập trung về bản chất không bị kiểm soát. Các qui định của giao dịch này thuộc về tính trung thực và phép cư xử thông thường trong kinh doanh. Các tổ chức không tuân thủ sẽ không thể tìm được đối tác để giao dịch.
  17. Thị trường quyền chọn phi tập trung Hạn chế • Rủi ro tín dụng tồn tại và loại trừ nhiều khách hàng vốn không thể thiết lập độ tín nhiệm cho mình ra khỏi thị trường này. • Qui mô của các giao dịch trên thị trường phi tập trung lớn hơn khả năng của nhiều nhà đầu tư.
  18. Số liệu • Thị trường phi tập trung quá lớn, nhưng vì tính chất tư nhân của các giao dịch, khó mà có thể đo lường được qui mô của chúng. • Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tiến hành các cuộc khảo sát hàng nửa năm một lần để nỗ lực cung cấp các số liệu. • BIS ước tính rằng vào cuối năm 2001, giá trị định danh, lượng giá trị của công cụ cơ sở, của quyền chọn lãi suất, tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa là 15 nghìn tỷ USD, với giá trị thị trường khoảng 440 tỷ USD.
  19. Sản phẩm trên thị trường OTC • Hầu hết các quyền chọn được tạo ra trên thị trường phi tập trung không phải là dạng quyền chọn cổ điển đối với một cổ phần thường riêng biệt. • Chúng là các quyền chọn đối với trái phiếu, lãi suất, hàng hóa, hoán đổi và ngoại tệ và bao gồm cả các biến thể là kết hợp quyền chọn với công cụ khác.
  20. Thị trường quyền chọn có tổ chức • Sàn giao dịch có tổ chức đáp ứng việc thiếu chuẩn hóa và thanh khoản của thị trường phi tập trung. Theo đó, sàn giao dịch sẽ qui định cụ thể điều kiện và qui định của hợp đồng chuẩn hóa. • Hình thành một thị trường thứ cấp dành cho các hợp đồng đã được tạo lập. Điều này khiến cho quyền chọn dễ tiếp cận hơn và hấp dẫn hơn đối với công chúng. • Việc cung cấp thiết bị tiện ích, qui định cụ thể các điều lệ, qui tắc và chuẩn hóa các hợp đồng giúp các quyền chọn có thể được mua bán như cổ phiếu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2