intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quy hoạch và quản lý giao thông - Trường ĐH Giao thông Vận tải

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:151

55
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quy hoạch và quản lý giao thông cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật giao thông đường bộ các kiến thức cơ bản về thiết kế quy hoạch giao thông và quản lý mạng lưới giao thông Đường Bộ. Giúp cho sinh viên hiểu được quy trình ra quyết định xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông vận tải như thế nào. Hiểu được các yếu tố cơ bản của quá trình quy hoạch giao thông. Các vấn đề về dự báo nhu cầu đi lại;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quy hoạch và quản lý giao thông - Trường ĐH Giao thông Vận tải

  1. QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ GIAO THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
  2. Mục tiêu Môn học này cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật giao thông đường bộ các kiến thức cơ bản về thiết kế quy hoạch giao thông và quản lý mạng lưới giao thông Đường Bộ. 2
  3. Mục tiêu Giúp cho sinh viên hiểu được quy trình ra quyết định xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông vận tải như thế nào. Hiểu được các yếu tố cơ bản của quá trình quy hoạch giao thông. Các vấn đề về dự báo nhu cầu đi lại Các vấn đề về quản lý tổ chức giao thông (đi lại) một các hợp lý. 3
  4.  Trong nền kinh tế quốc dân, giao thông vận tải được ví như là mạch máu trong cơ thể sống. Sự tồn vong của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống đều bị ảnh hưởng bởi chất lượng giao thông vận tải.  Hệ thống giao thông không chỉ đơn thuần phục vụ sự di chuyển của người và hàng hóa, mà nó cũng ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng và hoạt động kinh tế bằng cách cung cấp sự tiếp cận đất đai.  Năng lực của hệ thống có ảnh hưởng đến những vấn đề chính sách công cộng như chất lượng không khí, tiêu thụ tài nguyên môi trường, công bằng xã hội, sử dụng đất, phát triển đô thị, phát triển kinh tế, an toàn và an ninh. 4
  5. Văn hóa, Kinh tế Xã hội Sản xuất Vai trò của giao thông vận tải 5
  6.  Vai trò của giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế  Các hoạt động kinh tế đa phần đều liên quan đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.  Sự khác biệt về vùng miền, tài nguyên và mức sống trong các xã hội dẫn đến một nhu cầu lớn của vận chuyển tài nguyên từ một xã hội, vùng miền này đến xã hội, vùng miền khác.  Giao thông vận tải mở rộng phạm vi của các nguồn cung cấp hàng hoá được tiêu thụ trong một khu vực, làm cho nó có thể cho con người có thể tiếp cận được các nguồn tài nguyên ở giá rẻ và chất lượng cao.  Giao thông vận tải góp phần vào thương mại toàn cầu 6
  7.  Vai trò của giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế  Các hoạt động kinh tế đa phần đều liên quan đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.  Sự khác biệt về vùng miền, tài nguyên và mức sống trong các xã hội dẫn đến một nhu cầu lớn của vận chuyển tài nguyên từ một xã hội, vùng miền này đến xã hội, vùng miền khác.  Giao thông vận tải mở rộng phạm vi của các nguồn cung cấp hàng hoá được tiêu thụ trong một khu vực, làm cho nó có thể cho con người có thể tiếp cận được các nguồn tài nguyên ở giá rẻ và chất lượng cao.  Giao thông vận tải góp phần vào thương mại toàn cầu 7
  8.  Vai trò của giao thông vận tải đối với hình thái xã hội  Tác động đến việc hình thành các khu dân cư  Ảnh hưởng đến sự phát triển hình thái và dân cư  Tác động đến sự phát triển của đô thị 8
  9.  Vai trò của giao thông vận tải đối với an ninh quốc phòng  Quản lý hành chính  Cân bằng, ổn định vùng miền  Phục vụ vận tải quốc phòng 9
  10.  Vai trò của giao thông vận tải đối với môi trường và ATGT  An toàn giao thông  Ô nhiễm không khí  Ô nhiễm tiếng ồn  Tiêu thu năng lượng  Tác động khác đến tài nguyên, môi trường 10
  11.  Con người ở thành phố do có sự thuận tiện trong việc đi lại, mua sắm và những cơ hội giải trí khác. Đặc biệt là có nhiều cơ hội tìm kiếm được việc làm hoặc những việc đặc biệt có thu nhập cao mà ít hoặc không tồn tại ở những thành phố nhỏ hơn.  Con người di chuyển bởi vì có được lợi ích nhận từ nó, hay nói cách khác người ta có lợi nhuận từ những thứ họ làm hoặc họ mua bán trong những chuyến đi. 11
  12.  Khi số lượng đường hoặc khả năng thông qua của đường tăng lên, ban đầu có nhiều không gian giao thông cho đi lại, vì vậy tắc nghẽn giảm, và do đó thời gian đi lại là giảm - giảm chi phí chung của mỗi hành trình.  Tuy nhiên khi chi phí đi lại giảm dẫn đến nhu cầu đi lại tăng lên làm cho tuyến đường dẫn đến khả năng bị ùn tắc trong tương lai. Đây là một trong những luận cứ quan trọng để xây dựng con đường mới. 12
  13. 1.2. Một số các khái niệm cơ bản  Khái niệm về quy hoạch giao thông  Quy hoạch giao thông là sự quy hoạch cho tương lai để phục vụ sự di chuyển của con người và hàng hóa từ một nơi này đến nơi khác một cách có hiệu quả. Quy hoạch giao thông liên quan đến sự vận hành của mạng lưới đường, yếu tố hình học, và hoạt động của các phương tiện giao thông.  Quy hoạch giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để duy trì và phát triển một hệ thống giao thông, xã hội một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu đi lại cho từng đối tượng tham gia giao thông.  Quy hoạch giao thông đóng một vai trò cơ bản trong việc đảm bảo tầm nhìn của cộng đồng cho tương lai của mình trong nước, trong khu vực. 13
  14.  Khái niệm về quản lý giao thông  Quản lý giao thông, nói một cách rộng hơn là quản lý việc đi lại, là một thuật ngữ chung cho các chiến lược sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực để vận chuyển hành khách và hàng hóa, trong tình hình hệ thống giao thông ngày càng phát triển do sự gia tăng của các phương tiện cơ giới, mở rộng những tuyến đường , chỗ đậu xe, sân bay, bến tàu. ..  Quản lý giao thông chú trọng đến sự di chuyển của người và hàng hóa, không chỉ thông qua phương tiện cá nhân, mà nên ưu tiên cho phát triển các hình thức khác như giao thông công cộng, hình thức đi cùng xe và phương tiện phi cơ giới, đặc biệt là dưới điều kiện đô thị đông đúc. 14
  15. 15
  16. 16
  17.  Khái niệm về phát triển bền vững  Định nghĩa cổ điển của phát triển bền vững sớm được phổ biến nhất ban hành bởi Ủy ban Brundtland Hiệp Quốc năm 1987 đó là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu riêng của họ. Kinh tế Phát triển bền vững Môi Xã hội trường 17
  18. Giao thông vận tải bền vững là cách tìm những phương thức di chuyển con người và hàng hóa theo cách giảm thiểu tác động của nó đến môi trường, kinh tế và xã hội.  Sử dụng các phương thức vận tải tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả, như là đi bộ hoặc đi xe đạp và phương tiện giao thông công cộng.  Nâng cao khả năng lựa chọn phương tiện bằng cách tăng cường chất lượng giao thông công cộng, cơ sở vật chất phục vụ đi bộ và người đi xe đạp và môi trường; 18
  19.  Nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới như xe máy, xe ô tô, bằng cách sử dụng các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, lái xe, tổ chức giao thông có hiệu quả  Sử dụng công nghệ và nhiên liệu sạch  Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để giảm hoặc loại bỏ các chuyến đi như là làm việc và mua sắm qua mạng.  Quy hoạch thành phố để mang mọi người và những thứ họ cần đến gần nhau để làm thành phố trở nên năng động hơn.  Phát triển chính sách để khuyến khích sự lựa chọn này. 19
  20. Đi bộ Xe đạp Mức độ bền vững Giao thông công cộng Xe chở nhiều người Phương tiện cá nhân 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2