Luận văn Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Địa lí giao thông vận tải tỉnh Hà Giang
lượt xem 3
download
Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí ngành dịch vụ nói chung, địa lí ngành GTVT nói riêng để vận dụng nghiên cứu địa bàn tỉnh Hà Giang, đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng phát triển và kết quả hoạt động GTVT, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển GTVT tỉnh Hà Giang trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Địa lí giao thông vận tải tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TUỆ ĐỊA LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Địa lí học (Địa lí kinh tế - xã hội) Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày 26 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuệ i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo (bộ phận Sau đại học) Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo Khoa Địa lí đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn UBND tỉnh Hà Giang, Cục Thống kê, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang và cơ quan chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và những thông tin quan trọng cho tôi trong quá trình nghiên cứu và điền dã. Dù đã tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do còn hạn chế về trình độ chuyên môn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan.................................................................................................. .............. ..i Lời cảm ơn.................................................................................................... ................ .ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. iv Danh mục bảng ............................................................................................................ v Danh mục hình .......................................................................................................................vi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ......................................................................................................2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................................5 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5 6 . Những đóng góp chính của luận văn ...................................................................................8 7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................................8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI .......9 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................................9 1.1.1. Các khái niệm .................................................................................................................9 1.1.2. Vai trò của giao thông vận tải .........................................................................................9 1.1.3 Đặc điểm của ngành giao thông vận tải .......................................................................... 12 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận tải ............................... 13 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá ...................................................................................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................. 19 1.2.1. Tổng quan hiện trạng ngành giao thông vận tải nước ta ................................................ 19 1.2.2. Vài nét về giao thông vận tải vùng Đông Bắc ............................................................... 27 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................... 29 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÀ GIANG ........................................................................ 30 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang ...... 30 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ......................................................................................... 30 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................................ 32 iii
- 2.1.3. Kinh tế - xã hội .............................................................................................................. 42 2.4.5. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy ................................................................. 51 2.4.6. Phát triển hệ thống đô thị ............................................................................................... 51 2.4.7. Thị trường và mối quan hệ liên vùng............................................................................. 52 2.4.8. Xu thế hội nhập .............................................................................................................. 52 2.1.4. Đánh giá chung .............................................................................................................. 53 2.2. Thực trạng phát triển và phân bố giao thống vận tải tỉnh Hà Giang ................................ 55 2.2.1. Vị trí của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế của tỉnh ...................................... 55 2.2.2. Quá trình phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Hà Giang ................................. 56 2.2.3. Hiện trạng phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang .............................. 58 2.2.4. Hoạt động vận tải ........................................................................................................... 72 2.2.5. Đầu mối giao thông vận tải chủ yếu .............................................................................. 79 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 80 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .................................... 81 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang ...... 81 3.1.1. Quan điểm phát triển giao thông vận tải ............................................................................ 81 3.1.2. Mục tiêu phát triển giao thông vận tải................................................................................ 82 3.1.3. Dự báo về nhu cầu và tổng khối lượng vận tải ............................................................... 84 3.1.4. Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang............................................... 86 3.2. Các giải pháp phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang ............................................... 96 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ....................................................................................... 96 3.2.2. Giải pháp về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng ............................................................. 97 3.2.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư ...................................................................................... 98 3.2.4. Giải pháp khoa học - công nghệ ..................................................................................... 99 3.2.5. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực............................................................. 99 3.2.6. An toàn giao thông và bảo vệ môi trường ...................................................................... 100 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 105 iv
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ BTCT Bê tông cốt thép. BTN Bê tông nhựa BTN Bê tông nhựa BTXM Bê tông xi măng CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. CP Cấp phối. CVĐC CNDDDV Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn ĐT Đường tỉnh. GTĐT Giao thông đô thị GTNT Giao thông nông thôn. GTVT Giao thông vận tải. KCHT Kết cấu hạ tầng. KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông KLLC Khối lượng luân chuyển KLVC Khối lượng vận chuyển KT-XH Kinh tế - Xã hội QL Quốc lộ. TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc. TNGT Tai nạn giao thông. TP Thành phố. TT,ATGT Trật tự an toàn giao thông TTBG Tuần tra biên giới TTLL Thông tin liên lạc TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân. iv
- DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình trong năm của tỉnh Hà Giang 33 Bảng 2.2. Bảng thống kê di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 39 Bảng 2.3. Số lượt khách lưu trú và du lịch qua các năm 44 Bảng 2.4: Tình hình tăng dân số và nguồn lao động tỉnh Hà Giang 44 Bảng 2.5: Diện tích, dân số và mật độ dân số các huyện tỉnh Hà Giang năm 45 2015 Bảng 2.6: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Hà Giang 46 giai đoạn 2011 - 2015 (%) Bảng 2.7: Vị trí ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế tỉnh Hà Giang 53 giai đoạn 2011 – 2015 Bảng 2.8. Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Hà Giang năm 2015. 57 Bảng 2.9: Hiện trạng chất lượng mạng lưới đường bộ liên xã 59 tỉnh Hà Giang năm 2015 Bảng 2.10. Tổng hợp hiện trạng đường quốc lộ đến năm 2015 60 Bảng 2.11. Hiện trạng đường tỉnh đến năm 2015 62 Bảng 2.12: Tổng hợp hiê ̣n tra ̣ng đường đô thị năm 2015 66 Bảng 2.13. Lưu lượng xe và dự báo tổng lưu lượng xe chạy qua các năm 67 Bảng 2.14. Hiện trạng các sông tỉnh Hà Giang 70 Bảng 2.15. Phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ Hà 71 Giang Bảng 2.16. Các tuyến vận tải khách liên tỉnh (30 tuyến) 72 Bảng 2.17. Các tuyến vận tải khách nội tỉnh Hà Giang 73 Bảng 2.18. Hiện trạng các bến xe 74 Bảng 2.18. Sản lượng vận tải giai đoạn 2011- 2015 76 Bảng 3.1. Quy mô GDP, khối lượng hàng hóa, khối lượng hàng hóa thống 82 kê qua các năm và Dự báo Bảng 3.2. Dự báo tổng lưu lượng xe chạy qua các năm quy hoạch 84 Bảng 3.3. Tổng hợp quy hoạch đường tỉnh giai đoạn 2014 – 2030 89 Bảng 3.4. Quy hoạch hệ thống bến xe khách 2014-2030 92 v
- DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang 29 Hình 2.2. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển và phân 31 bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang Hình 2.3. Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển 41 và phân bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang Hình 2.4: Cơ cấu dân tộc tỉnh Hà Giang 47 Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố mạng lưới giao thông 58 vận tải tỉnh Hà Giang Hình 2.6: Biểu đồ hiện trạng các tuyến đường huyện, tỉnh Hà Giang 65 Hình 2.7: Biểu đồ hiện trạng các tuyến đường xã, tỉnh Hà Giang 65 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giao thông vận tải (GTVT) là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả về lượng lẫn về chất. Giao thông vận tải trong thế kỷ 21 phát triển hết sức nhanh chóng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, trong khu vực và mỗi quốc gia tiến nhanh, vững chắc. Giao thông vận tải thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển và ngược lại. Nhà kinh tế học Johnson (The organization of space in developing countries - USA 1970) cho rằng: “mạng lưới đường là một trong các nhân tố cơ bản nhất để nâng cao chức năng kinh tế khu vực”. Một vai trò quan trọng của ngành giao thông vận tải là phục vụ nhu cầu lưu thông, đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các vùng miền và là phương tiện giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày nay, với hệ thống các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không thì việc đi lại giao lưu kinh tế văn hoá giữa các địa phương, các vùng trong nước và với các quốc gia trên thế giới trở nên hết sức thuận tiện. Đây cũng chính là một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư vào một thị trường nào đó. Là tỉnh miền núi phía bắc, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía bắc giáp Trung Quốc do vậy việc phát triển GTVT tỉnh Hà Giang đồng bộ và kết nối với quy hoạch phát triển của cả nước, vùng ngành và Trung Quốc là cần thiết. Bên cạnh đó quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Hà Giang được phê duyệt tại Quyết định số 1614/QĐ- UBND ngày 25/6/2007 đưa vào thực hiện đã phát huy hiệu quả tích cực, phục vụ cho việc lập và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông địa phương, góp phần quan trọng vào quá trình thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đối với tỉnh Hà Giang ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển giao thông vận tải còn phải xem xét tới yếu tố an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Vấn đề địa lý giao thông vận tải cũng là một nội dung trong giảng dạy địa lí địa phương ở Trường THPT. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài " Địa lí giao thông vận tải tỉnh Hà Giang" làm đối tượng thực hiện luận văn thạc sĩ Địa lí. 1
- 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này dưới các góc độ khác nhau. Dưới góc độ Địa lí học (Địa lí kinh tế - xã hội) có: Giáo trình Địa lí KT - XH đại cương, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) đề cập đến vai trò, đặc điểm, tình hình hoạt động của các ngành GTVT trên thế giới. Các giáo trình Địa lí KT- XH Việt Nam, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), tập 1, NXB Giáo dục HN, 2001 và GS.TS Lê Thông (chủ biên), NXB ĐHSPHN, 2011 đã trình bày Địa lí các ngành GTVT ở Việt Nam. Địa lí KT-XH Việt Nam I và II của PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường và PGS.TS. Dương Quỳnh Phương (NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 và 2015). Đi sâu vào chuyên ngành có cuốn “ Địa lí dịch vụ”, tập 1- Địa lí giao thông vận tải do tác giả Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ đồng chủ biên, năm 2011, NXB ĐHSP đã nêu rõ cơ sở lí luận của ngành GTVT và địa lí các ngành GTVT ở nứớc ta. Một số đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học ( Địa lí kinh tế - xã hội ) của khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Thái Nguyên cũng nghiên cứu về Địa lí GTVT như : Địa lí GTVT đường sắt Việt Nam của Lê Thị Quế; Địa lí GTVT đường bộ Việt Nam của Nguyễn Thị Hoài Thu ; Địa lí GTVT đường biển Việt Nam của Nguyễn Thị Minh Hương; Địa lí GTVT đường hàng không Việt Nam của Vũ Thị Ngọc Phước , năm 2009, đều là luận văn thạc sĩ, ĐHSP HN; Nghiên cứu kết cấu hạ tầng GTVT tỉnh Tuyên Quang của Phạm Việt Quyên, năm 2010, ĐHSP- ĐH Thái Nguyên; Nghiên cứu kết cấu hạ tầng GTVT tỉnh Quảng Ninh của Bùi Thị Hải Yến, năm 2011, ĐHSP Hà Nội, Địa lí GTVT tỉnh Thái Nguyên của Lê Thị Qúy, năm 2013, ĐHSP- ĐH Thái Nguyên; … Các luận văn này đã nghiên cứu về cơ sở lí luận của địa lí GTVT, hiện trạng phát triển từng ngành GTVT của cả nước hoặc tiềm năng và hiện trạng phát triển, phân bố GTVT của từng địa phương. Ỏ nước ngoài các nghiên cứu về quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ rất đa dạng, có thể chia ra ở các mặt sau: * Ảnh hưởng của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế Queiroz và Gautam trong nghiên cứu có tên “Hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế” khảo sát mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức độ và chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ. Cách tiếp cận thực nghiệm cho phép các biến được chọn trong mạng lưới đường hiện có được so sánh trực tiếp hoặc phân tích tương quan với thu nhập của một quốc gia. Phân tích dữ liệu chéo từ 98 quốc gia, và phân 2
- tích chuỗi dữ liệu thời gian của Hoa Kỳ kể từ năm 1950 cho thấy mối quan hệ phù hợp và quan trọng giữa phát triển kinh tế đo bằng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đầu người và cơ sở hạ tầng đo bằng chiều dài bình quân đầu người của mạng lưới đường trải nhựa. Các dữ liệu cho thấy tổng quy mô cơ sở hạ tầng đường bộ bình quân đầu người của trong các nền kinh tế có thu nhập cao lớn hơn trong nền kinh tế có thu nhập trung bình và thấp. Ví dụ, mật độ trung bình của con đường lát đá (km/triệu dân) thay đổi từ 170 đối với nền kinh tế có thu nhập thấp, và 1.660 ở nền kinh tế có thu nhập trung bình và 10.110 trong nền kinh tế có thu nhập cao (nền kinh tế này cao hơn 5.800 % so với nền kinh tế có thu nhập thấp). Điều kiện đường xá cũng có mối tương quan với phát triển kinh tế: mật độ trung bình của các con đường lát đá trong tình trạng tốt (km/triệu dân) thay đổi từ 40 ở nền kinh tế có thu nhập thấp, đến 470 ở nền kinh tế có thu nhập trung bình và 8.550 ở nền kinh tế có thu nhập cao. [36] Hirschman chỉ ra rằng xây dựng đường cao tốc có thể được coi như chuẩn bị "điều kiện tiên quyết” cho phát triển sâu hơn. Nó cho phép và phục vụ, chứ không phải là bắt buộc, các hoạt động khác theo sau. Điều này phù hợp với khẳng định của Owen cho rằng so sánh thu nhập và cơ sở hạ tầng đường không có nghĩa là bản thân một con đường đem lại khả năng phát triển cho một quốc gia hoặc khu vực, mà nó là một yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển. [35], [36] * Ảnh hưởng của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến giảm nghèo Nghiên cứu của Syviengxay Oraboune về “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và xóa đói giảm nghèo ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” cho thấy đường nông thôn ở Lào được định nghĩa là đường kết nối từ làng đến con đường chính, từ đó dẫn ra thị trường và tiếp cận các dịch vụ kinh tế và xã hội khá. Tuy nhiên, do chủ yếu người dân nông thôn quen với sinh hoạt nông nghiệp tự cấp tự túc, kết nối đường có vẻ ít quan trọng hơn cho người dân nông thôn bởi sản phẩm canh tác của họ chủ yếu dành cho tiêu thụ của riêng chứ không phải bán trên thị trường. Sau khi thực hiện cơ chế kinh tế mới (NEM) kể từ năm 1986, nhiều làng nghề ở nông thôn đã dần dần phát triển và hội nhập vào hệ thống thị trường và người dân nông thôn đã thay đổi đáng kể sinh kế của họ. Tiến bộ này đã góp phần 3
- quan trọng trong việc cải thiện thu nhập của người dân, mức sống tốt hơn và kết quả là giảm nghèo. Bài nghiên cứu minh họa tầm quan trọng của giao thông nông thôn như đường kết nối từ làng ra thị trường hoặc khả năng tiếp cận thị trường của nông trại sản xuất. Thông qua cách tiếp cận này chứng tỏ nông dân/người dân có thể cải thiện thu nhập thu nhập của họ, phát triển hệ thống canh tác của họ, nâng cao mức sống, và giảm nghèo [37]. * Ảnh hưởng của phát triển giao thông đường bộ đến tăng trưởng sản lượng nông nghiệp, thu nhập nông thôn, đói nghèo Chhibber Ajay trong chương sách mang tên “Phản ứng của tổng cung: Một khảo sát” trong cuốn sách mang tên “Điều chỉnh cơ cấu và nông nghiệp: Lý thuyết và thực hành ở châu Phi và châu Mỹ La tinh” cho thấy khi ước lượng phản ứng của cung nông nghiệp cả hai biến giá cả và biến phi giá cả không có tác động đáng kể. Mặc dù ông không xem xét một cách rõ ràng biến đại diện cho giao thông đường bộ trong phân tích của ông nhưng ngụ ý rằng biến số phi giá cả bao gồm vận chuyển và phương tiện truyền thông. [36], [37] Nhìn chung, các nghiên cứu trên có đề cập đến hiệu quả phát triển giao thông đường bộ chủ yếu về mặt tài chính, về mặt kinh tế - xã hội nhưng chỉ đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mang tính tổng hợp, chưa đi sâu nghiên cứu các cơ sở lý luận và chỉ ra được thêm các kênh ảnh hưởng của phát triển giao thông đường bộ đến các khía cạnh kinh tế - xã hội. Điều này phản ánh thực tế nội dung nghiên cứu ảnh hưởng phát triển giao thông đến các vấn đề kinh tế - xã hội như tăng trưởng, giảm nghèo là vấn đề gần như mới ở Việt Nam, chưa được quan tâm thích đáng. Việc khảo sát, đề cập các tài liệu nước ngoài như trên ngoài mục đích tổng quan các kết quả nghiên cứu của họ còn có thể dùng chính các kết quả nghiên cứu ấy để so sánh đối chiếu các kết quả nghiên cứu trong nước. Đối với tỉnh Hà Giang, cho đến nay chưa có đề tài hay công trình khoa học nghiên cứu về địa lí giao thông vận tải. 4
- 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí ngành dịch vụ nói chung, địa lí ngành GTVT nói riêng để vận dụng nghiên cứu địa bàn tỉnh Hà Giang, đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng phát triển và kết quả hoạt động GTVT, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển GTVT tỉnh Hà Giang trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau : - Nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về GTVT. - Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố GTVT tỉnh Hà Giang - Phân tích thực trạng phát triển và phân bố GTVT tỉnh Hà Giang - Đề xuất một số giải pháp phát triển GTVT tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung : Đề tài tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng cũng như phân tích thực trạng phát triển GTVT ở tỉnh Hà Giang. - Về thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung phân tích, sử dụng số liệu, tư liệu của Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Sở Giao thông vận tải Hà Giang và các cơ quan, ban ngành chức năng liên quan trong thời gian 10 năm trở lại đây (2005 - 2015), định hướng đến năm 2020. - Về lãnh thổ : Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Hà Giang, có chú ý tới sự phân hóa theo các đơn vị hành chính (thành phố, thị xã, huyện lị) của tỉnh, đặt trong mối quan hệ giao thông liên vùng với các tỉnh lân cận và Trung Quốc. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, GTVT thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một ngành KCHT kinh tế - xã hội quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác. Muốn phát triển bất kỳ một ngành kinh tế nào đều phải dựa vào sự phát triển của ngành GTVT. Vì vậy, khi nghiên cứu cần chú ý phân tích ảnh hưởng, sự tác động qua lại giữa các ngành kinh tế với sự phát triển và phân bố ngành GTVT. 5
- 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích, đánh giá sự vận động, biến đổi của đối tƣợng nghiên cứu trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành chúng và với các hệ thống khác.Vì vậy, khi nghiên cứu KCHT GTVT của tỉnh, phải nghiên cứu tổng thể các mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động, chi phối lẫn nhau giữa các loại hình GTVT, giữa ngành GTVT với các ngành kinh tế khác. Trên cơ sở đó có được những đánh giá tổng quát nhằm khai thác tổng hợp, có hiệu quả KCHT giao thông của tỉnh phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển KT- XH. 5.1.3. Quan điểm lãnh thổ Tỉnh Hà Giang là một bộ phận trong cơ cấu lãnh thổ vùng Trung du miền núi Đông Bắc Bộ và của cả nước. Do vậy, nghiên cứu địa lí GTVT phải được đặt trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Hà Giang và trong mối quan hệ với các tỉnh trong vùng TDMN Bắc Bộ và với cả nước. 5.1.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh và phát triển. Đặc biệt các vấn đề KT- XH luôn biến đổi rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Mặc dù đề tài tập trung nghiên cứu KCHT GTVT tỉnh Hà Giang trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, song cần xem xét sự phát triển của nó qua các thời kì trước để thấy rõ sự thay đổi trong từng giai đoạn.Đồng thời phải có những định hướng đi trước các lĩnh vực kinh tế khác nhằm tạo tiền đề cho việc khai thác các tiềm năng khác của tỉnh cũng như của đất nước. 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững GTVT luôn phát triển trong thế vận động, biến đổi với mục tiêu chung là hình thành một hệ thống GTVT hoàn thiện và hợp lí trên cơ sở phát triển theo sự tiến bộ đi lên của nền kinh tế. Nằm trong tổng thể KCHT vận tải của vùng TDMN Đông Bắc Bộ và của cả nước, GTVT tỉnh Hà Giang sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành cũng như nền kinh tế của tỉnh, vùng và cả nước. Các hoạt động kinh tế của con người ít hay nhiều đều tác động đến tài nguyên và môi trường ở các mức độ khác nhau. Hoạt động GTVT cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Mặt trái của nó hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Vì vậy phát triển GTVT tỉnh Hà Giang cần chú ý tới việc tái tạo nguồn lợi, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển bền vững. 6
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu Để đánh giá đầy đủ và đúng đắn sự phát triển của GTVT tỉnh Hà Giang, cần thu thập, xử lí nhiều nguồn số liệu, tài liệu khác nhau: - Nguồn tài liệu từ các cơ quan chức năng của tỉnh như UBND Tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thống kê… - Số liệu thống kê từ Niên giám thống kê Tỉnh Hà Giang và cả nước qua một số năm (2005 đến 2015) - Các dự án, các đề tài nghiên cứu về GTVT của các Bộ, ban ngành liên quan. - Các giáo trình, luận văn, có liên quan đến ngành GTVT của Việt Nam. Từ các số liệu và tài liệu thu thập đƣợc, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá, phát hiện vấn đề. Trong đó, phương pháp phân tích và so sánh luôn gắn liền với nhau. 5.2.2. Phương pháp bản đồ, hệ thống thông tin địa lí (GIS) Việc xây dựng các bản đồ - biểu đồ có liên quan đến tiềm năng và kết quả hoạt động GTVT tỉnh Hà Giang là hết sức cần thiết. Bên cạnh những kết luận rút ra từ việc phân tích các nguồn dữ liệu nêu trên, việc thành lập các bản đồ chuyên đề về địa lí GTVT tỉnh Hà Giang được tác giả tiến hành như thành lập bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến GTVT tỉnh Hà Giang và bản đồ thực trạng GTVT tỉnh Hà Giang… 5.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Để có được những đánh giá và nhìn nhận khách quan về vấn đề nghiên cứu, ngoài việc thu thập dữ liệu, tác giả còn tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh Hà Giang như đầu mối GTVT thành phố Hà Giang, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ…. Qua đó bổ sung thêm kiến thức thực tế và sưu tầm tranh ảnh minh họa cho luận văn thêm phong phú và có tính thuyết phục. 5.2.4. Phương pháp dự báo GTVT là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, do vậy việc phân tích, dự báo xu hướng phát triển của ngành trong tương lai là việc làm cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tuân thủ những quan điểm và sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp trên không tách rời nhau mà được vận dụng phối hợp với nhau. 5.2.5. Phương pháp chuyên gia 7
- Phương pháp này được sử dụng bằng cách tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực KCHT giao thông và tham dự một số hội thảo liên quan để bổ sung thông tin và kiểm định các đánh giá, kết luận trong luận văn. 6 . Những đóng góp chính của luận văn - Kế thừa, bổ sung và cập nhật tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí GTVT. - Đã làm rõ đựợc các nhân tố, thực trạng phát triển và phân bố GTVT tỉnh Hà Giang. - Xây dựng một số bản đồ về các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển và phân bố giao thống vận tải Hà Giang. - Đề xuất được những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả cũng như phát triển hợp lý và có chất lượng GTVT tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí giao thông vận tải. Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển, phân bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang. 8
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng là những điều kiện, yếu tố kĩ thuật vật chất, kiến trúc được hình thành theo một cấu trúc nhất định và đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra một cách bình thường. 1.1.1.2 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là những loại công trình kết cấu hạ tầng mang tính chất kỹ thuật và phục vụ cho nhu cầu giao thông của xã hội loài người được gọi là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải như các đường sá, sân bay, cảng sông, biển.[4] 1.1.1.3 Giao thông vận tải GTVT như C. Mác đã khẳng định, là ngành sản xuất quan trọng của xã hội và đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp Là một ngành thuộc khu vực dịch vụ ,bản thân ngành GTVT không tạo ra của cải vật chất cũng không làm tăng khối lượng hay thay đổi tính chất của sản phẩm mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi này đến nơi khác bằng cách đó GTVT đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm được sản xuất ra.[19] 1.1.2. Vai trò của giao thông vận tải 1.1.2.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân GTVT trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định để nâng cao năng lực, hiệu quả đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó GTVT còn là cầu nối để các nước hòa nhập với cộng đồng quốc tế, là cơ hội cho phát triển một nền kinh tế mở, theo kịp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thế giới hiện nay đang diễn ra sôi động với mọi quốc gia trên thế giới không ngoại trừ nước ta, GTVT luôn giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển vững chắc và sônbgs còn của nền kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà hệ thông giao thông được ví như là hệ thống mạch máu trong cơ thể. Nếu hệ thống này không thông suốt thì tổn thất cho nền kinh tế khó có thể đánh giá được. Chính vì ý nghĩa to lớn của ngành giao thông vận tải mà trên thế 9
- giới hiện nay, ngành giao thông vận tải quản lý hơn 9/10 công suất ổn định của tất cả các động cơ. Vốn cơ bản của ngành giao thông vận tải chiếm từ 1/10 đến 1/5 tài sản quốc gia ở những nước khác nhau. - Đối với công nghiệp, không có giao thông vận tải thì công nghiệp không thể hoạt động được. Nguyên liệu không thể đến đƣợc nhà máy, nhiên liệu, năng lượng cạn, các công đoạn không liên hệ được với nhau, sản phẩm làm ra bị ứ đọng. Trong trường hợp giao thông vận tải hoạt động kém, điều tất yếu sẽ dẫn đến một nền công nghiệp kém hiệu quả, ngưng trệ trong quá trình sản xuất. Giao thông vận tải có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm công nghiệp. Chỉ tính riêng các công việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp đã chiếm tới 22% giá thành sản phẩm. Đối với một số ngành công nghiệp nhất là công nghiệp luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chiếm phần lớn giá thành sản phẩm. - Đối với nông nghiệp, nếu không có ngành giao thông vận tải phát triển tốt thì không thể nói gì đến nền nông nghiệp thâm canh và chuyên môn hóa vì trong trường hợp ấy, nông nghiệp có thể không được cung cấp kịp thời phân bón, thuốc trừ sâu và các máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm nông nghiệp không được chuyên chở kịp thời, bị hư thối, chất lượng sẽ không đảm bảo trước khi đưa tới các cơ sở chế biến và nơi tiêu thụ. - Đối với thương mại - du lịch, sự phân bố hợp lí các điểm bán buôn sẽ làm giảm khối lượng luân chuyển hàng hóa tới mức tối ưu. Còn việc tăng số lượng các điểm bán lẻ lại làm tăng sự luân chuyển hàng hóa bán lẻ. Ở các thành phố lớn, hầu hết các nhu cầu tiêu dùng của dân cư là do mạng lưới thương mại cung cấp, do vậy vấn đề chuyên chở hàng hóa phục vụ sinh hoạt càng quan trọng. Hiện nay đời sống của dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, nghỉ cuối tuần, giải trí ngày càng cao, do vậy, nơi có càng nhiều tiềm năng phát triển du lịch sẽ làm tăng sự luân chuyển hành khách và cả hàng hóa để phục vụ du lịch. Ngoài tiềm năng về du lịch tự nhiên thì hiện nay du lịch nhân văn thu hút rất nhiều du khách, với các di tích lịch sử, cách mạng, các lễ hội, du lịch tâm linh,.. 1.1.2.2. Giao thông vận tải giữ vai trò to lớn trong phân bố sản xuất Một nguyên tắc căn bản trong phân bố sản xuất là làm sao cho tổng chi phí về chuyên chở sản phẩm đầu vào và đầu ra phải nhỏ nhất. Khi GTVT phát triển sẽ giảm được chi phí vận tải, tăng tốc độ vận chuyển và độ an toàn trong vận chuyển, các ngành 10
- sản xuất có cơ hội để mở rộng cự ly cung cấp nguyên liệu, năng lượng, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. GTVT có ý nghĩa to lớn đối với sự phân bố lãnh thổ, lực lượng sản xuất và phát triển vùng. GTVT nếu được tổ chức và phát triển hợp lí sẽ kết nối các trung tâm tăng trưởng, hình thành các vùng kinh tế mới, hình thành các “dải”, các “ hành lang ” kinh tế. Tóm lại, mối quan hệ giữa GTVT với nền kinh tế quốc dân là mối quan hệ biện chứng, cái này tạo điều kiện và là tiền đề phát triển cho cái kia và ngược lại. GTVT là đòn bẩy, tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. 1.1.2.3. Đối với quần cư, đời sống văn hoá, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng Giao thông vận tải giúp cho các hoạt động sinh hoạt của dân cư được thuận tiện nên ngay từ thời kỳ xa xƣa nó đã có ý nghĩa trong việc chọn địa bàn cư trú. Các đầu mối giao thông vận tải, các trục đường giao thông có sức hút rất lớn đối với dân cư. Giao thông vận tải có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của các thành phố lớn đến mức đã hình thành một loại hình tổ chức vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá trên lãnh thổ và vùng ngoại ô trong phạm vi các chùm đô thị và thực hiện các công việc liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn đô thị. Chính sự phát triển của giao thông vận tải thành phố đã cho phép giãn dân ở trung tâm các thành phố lớn ra các đô thị vệ tinh và vùng ngoại ô. Ở những vùng thành phố mới xây dựng, nó cho phép đƣa các nhà máy, các khu công nghiệp ra cách xa thành phố, cách xa các khu dân cư. Giao thông vận tải thành phố đã là một điều kiện quan trọng để thay đổi quy hoạch không gian đô thị. Giao thông vận tải làm cho sự giao thương giữa các địa phương trong nước được mật thiết, dễ dàng hơn, sự quản lí của chính quyền các cấp được chặt chẽ hơn. Như vậy, hoạt động của ngành giao thông vận tải góp phần tăng cường tính thống nhất mọi mặt của đất nước. Giao thông vận tải phát triển và hoạt động tốt cho phép xây dựng tập trung các công trình y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ công cộng đồng thời khai thác có hiệu quả hơn công suất các công trình này. Ý nghĩa của giao thông vận tải đối với quốc phòng thật rõ ràng vì mọi hoạt động tác chiến, hậu cần đều không tách rời hoạt động vận tải. 11
- Với những điều đã trình bày ở trên, trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải có thể làm một thước đo về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. và được coi là nền tảng, là cơ sở hạ tầng quan trọng. Trong quá trình thực hiện CNH- HĐH đất nước, GTVT cần phải đi trước một bước. [16], [18], [19], [27] 1.1.3 Đặc điểm của ngành giao thông vận tải 1.1.3.1 Sự chuyên chở là sản phẩm đặc thù của ngành giao thông vận tải GTVT, như K.Mác khẳng định, là ngành sản xuất quan trọng của xã hội và đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp. Bản thân ngành này không tạo ra của cải vật chất, cũng không làm tăng khối lượng hay thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi này sang nơi khác. Bằng cách đó, GTVT đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm được sản xuất ra. Mỗi ngành sản xuất đều có những sản phẩm nhất định. Vậy sản phẩm được tạo ra từ ngành GTVT là gì? Đối với các ngành sản xuất vật chất như nông nghiệp và công nghiệp, sản phẩm được tạo ra là rất cụ thể, là hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy được, cầm nắm được, sử dụng được cho đời sống hoặc cho sản xuất. GTVT là ngành dịch vụ. Đặc điểm của khu vực dịch vụ nói chung và GTVT nói riêng là không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Thông qua vận tải từ nơi này sang nơi khác, sản phẩm với tƣ cách hàng hoá đã tăng thêm giá trị. Khác với các sản phẩm công nghiệp hay nông nghiệp, đây là các sản phẩm vô hình. Chẳng hạn, hạt muối được làm từ nước biển khi có mặt ở sâu trong nội địa được bán với giá cao hơn nhiều so với ở nơi sản xuất. Điều đó được lí giải ở chỗ ngoài giá thành để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và tiền lãi của doanh nghiệp còn phải cộng thêm giá trị của sự vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Như vậy, công lao động vận tải tính trong hạt muối là vô hình. Sản phẩm này tuy vô hình, nhưng lại làm tăng giá trị của hàng hoá, thậm chí lên rất nhiều lần. Qua phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng sản phẩm của GTVT là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Chất lượng của sản phẩm này được tính bằng một số tiêu chí như tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an toàn… cho hành khách và hàng hoá. 1.1.3.2. Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành khác GTVT là ngành tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của các ngành kinh tế khác với nguồn lao động đông đảo và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn