intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học vi sinh - ThS. Biện Thị Lan Thanh

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:332

116
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sinh học vi sinh - ThS. Biện Thị Lan Thanh với kết cấu gồm 10 chương giới thiệu những nội dung như: Sinh học các VSV nhân sơ, sinh học các VSV nhân thật, virus, dinh dưỡng của VSV, sự chuyển hóa năng lượng ở VSV, các quá trình sinh tổng hợp ở VSV, sinh trưởng và phát triển ở VSV, di truyền học VSV, sinh thái học VSV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học vi sinh - ThS. Biện Thị Lan Thanh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Bài giảng SINH HỌC VI SINH Mã MH: 211138 Số TC: 02 (30 tiết) ThS. Biện Thị Lan Thanh
  2. HỌC LIỆU VI SINH VẬT HỌC Nguyễn Lân Dũng (Chủ biên), Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty Nhà xuất bản Giáo dục Giá: 110.000 đồng • Quận 1: 2A Đinh Tiên Hoàng, 104 Mai Thị Lựu • Quận 5: 231 Nguyễn Văn Cừ, 240 Trần Bình Trọng • Quận 11: 5 Bình Thới
  3. Nội dung môn học • Chương 1 Mở đầu • Chương 2 Sinh học các VSV nhân sơ (Prokaryote) • Chương 3 Sinh học các VSV nhân thật (Eukaryote) • Chương 4 Virus • Chương 5 Dinh dưỡng của VSV • Chương 6 Sự chuyển hóa năng lượng ở VSV • Chương 7 Các quá trình sinh tổng hợp ở VSV • Chương 8 Sinh trưởng và phát triển ở VSV • Chương 9 Di truyền học VSV • Chương 10 Sinh thái học VSV
  4. Vi sinh vật (VSV) • Là những cơ thể nhỏ bé, muốn thấy được phải nhìn qua kính hiển vi (KHV) • Các nhóm VSV: o Siêu vi trùng (virus) o Vi khuẩn (bacteria) o Nấm men (yeasts, levures) o Nấm mốc (molds) o Vi tảo (algae) o Nguyên sinh động vật (protozoa)
  5. Đặc điểm chung của VSV • Kích thước nhỏ bé • Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh • Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh • Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị • Phân bố rộng, chủng loại nhiều
  6. Vị trí phân loại của VSV • Các đơn vị phân loại từ thấp lên cao: Loài (Species), Chi (Genus), Họ (Family), Bộ (Order), Lớp (Class), Ngành (Phylum), và Giới (Kingdom). Hiện nay trên giới còn có một mức phân loại nữa gọi là lĩnh giới (Domain). • Cách viết tên khoa học của các loài gồm 2 chữ viết in nghiêng: chữ đầu tiên (viết hoa) chỉ tên chi (genus), chữ sau (không viết hoa) chỉ tên loài (species). • Ví dụ: Escherichia coli  E. coli Aspergillus niger  A. niger Bacillus subtilis RIK1285  B. subtilis RIK1285
  7. Vị trí phân loại của VSV • John Ray (1627-1705) và Linnaeus (1707-1778) chia thế giới SV thành 2 giới là Thực vật và Động vật. Năm 1866, Haeckel (1834-1919) bổ sung thêm giới Nguyên sinh (Protista). • Năm 1969 Whittaker (1921-1981) đề xuất hệ thống phân loại 5 giới: Khởi sinh (Prokaryote hay Monera), Nguyên sinh (Protista), Nấm (Fungi), Thực vật (Plantae) và Động vật (Animalia).
  8. Hệ thống phân loại 5 giới sinh vật
  9. Vị trí phân loại của VSV • Gần đây hơn có hệ thống phân loại 6 giới - như 5 giới trên nhưng thêm giới Cổ vi khuẩn (Archaebacteria), giới Khởi sinh đổi thành giới Vi khuẩn thật (Eubacteria) • Cavalier-Smith (1993) đề xuất hệ thống phân loại 8 giới: Vi khuẩn thật (Eubacteria), Cổ vi khuẩn (Archaebacteria), Cổ trùng (Archezoa), Sắc khuẩn (Chromista), Nấm (Fungi), Thực vật (Plantae) và Động vật (Animalia).
  10. Hệ thống phân loại 6 giới sinh vật Hệ thống phân loại 8 giới sinh vật
  11. Vị trí phân loại của VSV • Dựa vào cấu trúc của nhân tế bào, Chatton và Lwoff chia sinh vật thành 2 nhóm: o Prokaryote: nhân tế bào chưa phân hóa hoàn chỉnh, nhiễm sắc thể chưa có màng nhân bao bọc, chưa hình thành tiểu hạch. Tiêu biểu cho nhóm này: vi khuẩn, xạ khuẩn, niêm vi khuẩn, xoắn thể, rickettsia, mycoplasma và tảo lam o Eukaryote: nhân tế bào đã phân hóa hoàn chỉnh, đã có màng nhân và tiểu hạch, bao gồm 2 nhóm:  Eukaryote đơn bào: nấm men, tảo đơn bào (trừ tảo lam), nguyên sinh động vật  Eukaryote đa bào: nấm mốc, nấm bậc cao, tảo đa bào, động vật và thực vật bậc cao
  12. Vị trí phân loại của VSV • Năm 1979, Trần Thế Tương đề nghị hệ thống phân loại 6 giới và 3 nhóm giới: I - Nhóm giới Sinh vật phi bào (chưa có tế bào) 1 - Giới virus II - Nhóm giới Sinh vật nguyên thủy (Prokaryote) 2 - Giới vi khuẩn 3 - Giới vi khuẩn lam (Tảo lam) III- Nhóm giới Sinh vật nhân thật (Eukaryote) 4 - Giới thực vật 5 - Giới nấm 6 - Giới động vật
  13. Vị trí phân loại của VSV • Năm 1980, Woese dựa trên những nghiên cứu sinh học phân tử đưa ra hệ thống phân loại 3 lĩnh giới (Domain): Sinh vật nhân thật (Eukaryote), Vi khuẩn (Bacteria), Cổ khuẩn (Archae)
  14. Vị trí phân loại của VSV • Sự khác nhau cơ bản của 3 nhóm trong sinh giới
  15. Đặc điểm của SV Prokaryote và Eukaryote • Tế bào Prokaryote nhỏ hơn tế bào Eukaryote
  16. III. Đặc điểm của SV Prokaryote và Eukaryote
  17. III. Đặc điểm của SV Prokaryote và Eukaryote
  18. IV. Vai trò của VSV • Trong nông nghiệp: phân giải xác hữu cơ, tạo chất mùn, cố định N, phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S, thành phần chủ yếu của các chế phẩm sinh học • Trong thực phẩm: các sản phẩm lên men, sản phẩm trao đổi chất • Trong ngành năng lượng: sản xuất năng lượng sinh học (biofuel) • Trong xử lý môi trường: phân giải chất thải trong nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp • Trong nghiên cứu khoa học: là đối tượng để nghiên cứu về di truyền, sinh lý tế bào • Tuy nhiên, có không ít các loài VSV gây bệnh, sinh độc tố, làm ô nhiễm môi trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2