intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Chữ kí Học sinh Chữ kí Giám thị Chữ kí Giám khảo ĐIỂM Họ và tên học sinh:…………………………… Số báo danh: …………….. Lớp 10C…… I/ Phần trắc nghiệm (7 điểm) (Học sinh tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm ở trang 3) Câu 1. Vi sinh vật được sử dụng trong công nghiệp sản xuất ethanol sinh học là? A. vi khuẩn Acetic. B. nấm mốc Aspergillus niger. C. vi khuẩn Lactic. D. nấm men Saccharomycec cerevisiae. Câu 2. Sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin ở vi sinh vật là? A. glucose. B. acid béo. C. glycerol. D. amino acid. Câu 3. Một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn là vì? A. gây biến tính prôtêin, phá hủy cấu trúc màng sinh chất của vi khuẩn. B. có hoạt tính mạnh, tính oxi hóa cao. C. phá hủy tế bào vi khuẩn rất nhanh. D. có tính chuyên hóa cao, diệt khuẩn tốt. Câu 4. Ở vi khuẩn Ecoli, cứ 20 phút tế bào phân chia một lần. Có 105 tế bào ban đầu thì sau 2 giờ nuôi cấy, số lượng tế bào Ecoli là bao nhiêu? A. 8 x 105. B. 64 x 105. C. 16 x 105. D. 32 x 105. Câu 5. Ý nào sau đây là ứng dụng của VSV trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng? A. sản xuất thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng. B. xử lí nước thải, chuyển hóa rác hữu cơ thành phân bón. C. chế biến các sản phẩm lên men như rượu, pho mai, tương. D. sản xuất chế phẩm trừ sâu, chế phẩm phân vi sinh. Câu 6. Dạ dày - ruột của người là một hệ thống nuôi cấy liên tục, là vì? A. nguồn dinh dưỡng hạn chế, chất độc tích lũy nhiều. B. thường xuyên bổ sung thức ăn và thải ra các sản phẩm chuyển hóa vật chất. C. chỉ bổ sung dinh dưỡng một lần, không loại bỏ chất thải. D. nguồn dinh dưỡng không đầy đủ, không có chất độc tích lũy. Câu 7. Con người ứng dụng phân giải polysaccarit vi sinh vật để sản xuất sản phẩm? A. rượu ethanol, sữa chua, làm tôm chua. B. kháng sinh chữa bệnh. C. nước tương, nước mắm. D. dược phẩm, nhiên liệu hóa dầu. Câu 8. Đối với vi sinh vật, polysaccharide được tổng hợp có vai trò làm nguyên liệu ? A. xây dựng tế bào và thực hiện chức năng xúc tác. B. xây dựng tế bào hoặc thực hiện chức năng di truyền. C. xây dựng tế bào hoặc chất dự trữ. D. tạo chất kháng sinh để ức chế sự phát triển quá mức của các sinh vật khác. Câu 9. Thành phần cấu tạo chính của virus là? 1/7 - Mã đề 049
  2. A. lõi nucleic acid và vỏ capsid. B. vỏ capsid và gai glycoprotein. C. màng bọc và vỏ capsid. D. màng bọc và gai glycoprotein. Câu 10. Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn mang tính chọn lọc? A. cồn. B. chất kháng sinh. C. các hợp chất phênol. D. phoocmanđêhit. Câu 11. Ý nào sau đây không phải là ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật ? A. sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus. B. sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum. C. sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum. D. sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae. Câu 12. Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây? A. các phân tử amino acid. B. các phân tử glucose. C. glycerol và acid béo. D. glucose và acid béo. Câu 13. Quá trình phân giải ở VSV có vai trò hình thành? A. các chất đơn giản, giúp VSV dễ sử dụng. B. các hợp chất đặc trưng để xây dựng và duy trì các hoạt động sống của tế bào. C. nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào. D. các hợp chất tích lũy năng lượng, để duy trì các hoạt động sống của tế bào. Câu 14. Việc bảo quản thịt, cá...trong dung dịch muối đậm đặc, giúp thực phẩm lâu hỏng là vì, muối làm thay đổi áp suất thẩm thấu của môi trường nên? A. nồng độ ion OH cao, tiêu diệt hầu hết các loại vi sinh vật. B. diệt khuẩn mang tính chọn lọc C. mặn quá nên VSV không sinh trưởng được. D. vi sinh vật bị mất nước, ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Câu 15. Công nghệ vi sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong? A. công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người. B. y học để sản xuất các loại thuốc nhằm chữa trị các bệnh cho con người. C. khoa học môi trường để sản xuất các chế phẩm xử lí ô nhiễm môi trường. D. nông nghiệp để sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học. Câu 16. Nguyên tắc hoạt động của thuốc chống virut là? A. ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào tế bào và cơ thể. B. ức chế một giai đoạn nào đó trong chu trình nhân lên của virut. C. hình thành kháng thể để tiêu diệt virut. D. kích thích hệ miễn dịch nhận diện, bất hoạt kháng nguyên. Câu 17. Cho các hình thức sinh sản sau: (1) Phân đôi (2) Nảy chồi (3) Hình thành bào tử vô tính (4) Hình thành bào tử hữu tính Hình thức sinh sản có cả ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực là? A. (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2). Câu 18. Sinh trưởng của vi sinh vật là sự gia tăng về? A. khối lượng cá thể trong quần thể. B. kích thước quần thể. C. số lượng tế bào trong quần thể. D. mật độ trong quần thể. Câu 19. Con người có thể nuôi nấm men hoặc vi tảo dự trữ carbon và năng lượng bằng cách tích lũy nhiều lipid trong tế bào để sản xuất ? A. thuốc kháng sinh. B. nhựa hóa dầu. C. glutamic acid. D. dầu diesel sinh học. Câu 20. Dựa vào nhu cầu nhiệt độ, VSV được chia thành các nhóm là? A. ưa nhiệt độ và không ưa nhiệt độ. B. ưa axit, ưa trung tính, ưa kiềm. C. ưa mặn, ưa ngọt. D. ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt, ưa nhiệt cao. Câu 21. Để phòng tránh lây nhiễm COVID - 19 do SARS -CoV-2 gây ra, cần thực hiện biện pháp nào sau đây? 2/7 - Mã đề 049
  3. A. tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn. B. đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập đông người, tiêm vaccine. C. tiêu diệt muỗi vằn truyền bệnh, mắc màn khi đi ngủ. D. ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn. II/ Phần tự luận (3 điểm) Câu 1. Nêu đặc điểm của các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? Câu 2. Cho biết diễn biến các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ? Câu 3. Tại sao chúng ta thường gặp khó khăn trong việc chế tạo vaccine phòng virus SARS- CoV-2? BÀI LÀM 3/7 - Mã đề 049
  4. 4/7 - Mã đề 049
  5. 5/7 - Mã đề 049
  6. 6/7 - Mã đề 049
  7. 7/7 - Mã đề 049
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2