TRƯỜNG THCS KHAI QUANG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018<br />
MÔN: LỊCH SỬ 8<br />
Thời gian: 45 phút<br />
<br />
ĐỀ BÀI<br />
I- TRẮC NGHIỆM (3Đ)<br />
<br />
Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam được<br />
tiến hành vào thời gian nào?<br />
A. 1897- 1914<br />
B. 1897- 1915<br />
C. 1897- 1916<br />
D. 1897- 1917<br />
Câu 2: Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn<br />
<br />
với tư cách là một quốc gia độc lập?<br />
A. Nhâm Tuất<br />
C. Hác măng<br />
<br />
B. Giáp Tuất<br />
D. Pa-tơ-nốt<br />
<br />
Câu 3: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ?<br />
A. Vì họ có quan hệ mật thiết với nông dân.<br />
B. Vì họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn bạo.<br />
C. Vì họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột.<br />
D. Vì họ là người có tri thức.<br />
Câu 4: Xu hướng mới cứu nước của dân tộc ta đầu thế kỷ XX là gì?<br />
A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc vào Pháp.<br />
B. Vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.<br />
C. Vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ vô sản.<br />
D. Yêu cầu nhà Nguyễn thực hiện cải cách duy tân đất nước.<br />
Câu 5: Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập vào năm nào?<br />
A. 1902<br />
B. 1904<br />
C. 1905<br />
D. 1907<br />
Câu 6: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?<br />
A. 1911<br />
B. 1912<br />
C. 1913<br />
D. 1914<br />
II- TỰ LUẬN: (7Đ)<br />
<br />
Câu 7: (5 điểm)<br />
a/ Nội dung những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở<br />
Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá giáo dục như thế nào?<br />
b/ Những chính sách đó có ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) đối với sự phát triển<br />
kinh tế, xã hội nước ta như thế nào?<br />
Câu 8: (2 điểm) Em hãy cho biết việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất<br />
Thành có gì khác với các nhà yêu nước trước đó?<br />
<br />
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM<br />
I- TRẮC NGHIỆM: (3Đ) mỗi câu đúng cho 0,5 điểm<br />
<br />
Câu<br />
Đáp án<br />
<br />
1<br />
A<br />
<br />
2<br />
D<br />
<br />
3<br />
C<br />
<br />
4<br />
B<br />
<br />
5<br />
B<br />
<br />
6<br />
A<br />
<br />
II- TỰ LUẬN: (7Đ)<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Trả lời<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Câu 7 a/ Nội dung những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp<br />
(5điểm) ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá giáo dục:<br />
<br />
* Kinh tế:<br />
- Nông nghiệp: đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nhân dân, phát<br />
canh thu tô…<br />
- Công nghiệp: tập trung khai thác mỏ than, kim loại, xuất khẩu kiếm lời.<br />
Ngoài ra Pháp còn đầu tư vào một số ngành như xi măng, điện, chế biến<br />
gỗ, xay xát gạo…<br />
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hoá, thu thuế nặng<br />
hàng nhập khẩu của nước ngoài, đánh thuế nặng hoặc miễn thuế đối với<br />
hàng hoá của Pháp...<br />
- Giáo thông vận tải: Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng<br />
cường bóc lột, đàn áp.<br />
- Pháp tiến hành đặt các thứ thuế mới, chồng lên các thứ thuế cũ. Bắt phu<br />
đắp đường, đào kênh mương, xây cầu…<br />
* Văn hoá giáo dục:<br />
- Duy trì văn hoá giáo dục phong kiến, bổ sung thêm tiếng Pháp.<br />
- Hệ thống giáo dục được chia làm 3 bậc: ấu học, tiểu học, trung học.<br />
- Mục đích: nô dịch, ngu dân.<br />
b/ Ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của<br />
thực dân Pháp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội nước ta:<br />
- Tích cực:<br />
+ Phần nào làm biến đổi nền kinh tế Việt Nam theo hướng tiến bộ, đặc<br />
biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và thúc đẩy buôn bán<br />
mở rộng phát triển…<br />
+ Về văn hoá giáo dục: có tiếng Pháp làm cho kho tàng chữ viết của người<br />
Việt thêm đa dạng...<br />
- Tiêu cực:<br />
+ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ<br />
thuộc...<br />
+ Kìm hãm sự phát triển của văn hóa, giáo dục (để nhân dân ta trong vòng<br />
ngu dốt để dễ bề cai trị)...<br />
<br />
2,5<br />
<br />
1,5<br />
<br />
1<br />
<br />
Câu 8 Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với<br />
(2điểm) các nhà yêu nước chống Pháp trước đó:<br />
<br />
- Tất cả các nhà yêu nước trước đó đều là các sĩ phu phong kiến. Mong<br />
muốn của họ là giải phóng dân tộc thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là<br />
các sĩ phu trẻ tuổi đi sang phương Đông theo con đường dân chủ tư sản,<br />
thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hoà.<br />
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại<br />
thống trị nước mình, “xem các nước phương Tây họ làm như thế nào để<br />
về giúp đồng bào ta”. Năm 1911 tại bến cảng nhà Rồng Bác đã ra đi tìm<br />
đường cứu nước cho dân tộc.<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />