Bài giảng Thiết kế nội dung E - learning: Chương 1: Tổng quan về E-Learning
lượt xem 4
download
Bài giảng "Thiết kế nội dung E - learning: Chương 1: Tổng quan về E-Learning" được biên soạn nhằm giúp người học nắm được tổng quan về E-Learning; Mô hình hệ thống E-Learning; Ưu điểm và hạn chế của E-Learning;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài giảng tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế nội dung E - learning: Chương 1: Tổng quan về E-Learning
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
- Tổng quan về E-Learning • Elearning chính là sự hội tụ của học tập và internet • ELearning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học.
- Tổng quan về E-Learning • ELearning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, cung cấp, lựa chọn, quản trị và mở rộng việc học tập • ELearning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu
- Tổng quan về E-Learning • ELearning là việc cung cấp nội dung thông qua tất cả các phương tiện điện tử bao gồm Internet; Intranet; Trạm phát vệ tinh; Băng tiếng, hình; Tivi tương tác và CD-ROM • ELearning bao gồm tất cả các dạng điện tử (form of electronics) hỗ trợ việc dạy và việc học. Các hệ thống thông tin và truyền thông có hoặc không kết nối mạng được dùng như một phương tiện để thực hiện quá trình học tập.
- Tổng quan về E-Learning • ELearning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc). • ELearning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center)
- Tổng quan về E-Learning • Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, Video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystem, Inc). • Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Intranet, Internet, Extranet, CD-ROM, Video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân… (e-learningsite).
- Tổng quan về E-Learning • Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân.” (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp)
- Tổng quan về E-Learning • Một hệ thống eLearning phải đảm bảo được các điều kiện dưới đây: Sử dụng mạng Internet; Tồn tại dưới dạng các khóa học; Sử dụng các hệ thống quản lý học tập; Đảm bảo sự tương tác, hợp tác trong học tập.
- Mô hình hệ thống E-Learning
- Tổng quan về E-Learning • Để tạo và quản lý một khóa học, người dạy ngoài việc làm việc trực tiếp trên hệ thống quản lý học tập, còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội dung học tập (Authoring Tools) để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học và được đóng gói theo chuẩn (thường là chuẩn SCORM) gửi tới hệ thống quản lý học tập. Trong một số trường hợp, nội dung khóa học có thể được thiết kế và xây dựng trực tiếp không cần các công cụ Authoring tools. Những hệ thống làm được việc đó có tên là hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (Learning Content Management System).
- Ưu điểm của E-Learning • Về sự thuận tiện: Học dựa trên eLearning được thực hiện phù hợp với tiến độ học tập, hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ hợp tác trong môi trường mạng. Với người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn.
- Ưu điểm của E-Learning • Về chi phí và sự lựa chọn: Chi phí theo học một khóa học không cao. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội.
- Ưu điểm của E-Learning • Về sự linh hoạt: Khi tham gia một khóa học mới, người học có thể không cần phải học tất cả các nội dung (trong trường hợp đã biết một số phần). Qua đó, có thể đẩy nhanh tiến độ học tập. Các khóa học dễ dàng được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.
- Hạn chế của E-Learning • Về phía người học Tham gia học tập dựa trên eLearning đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.
- Hạn chế của E-Learning • Về phía nội dung học tập - Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa các nội dung quá trừu tượng, quá phức tạp, đặc biệt là các nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà công nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả. - Hệ thống eLearning cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác vận động.
- Hạn chế của E-Learning • Về yếu tố công nghệ Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên eLearning. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin (mạng internet, băng thông, chi phí...) cũng ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ, chất lượng học tập.
- Các hình thức học tập với E- Learning • Học tập trực tuyến (Online learning) Là hình thức, việc hoàn thành khóa học được thực hiện toàn bộ trên môi trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập. Theo cách này, e-Learning chỉ khai thác được những lợi thế của e-Learning chứ chưa quan tâm tới thế mạnh của dạy học giáp mặt. Thuộc về hình thức này, có hai cách thể hiện là dạy học đồng bộ (Synchronous Learning) khi người dạy và người học cùng tham gia vào hệ thống quản lý học tập và dạy học không đồng bộ (Asynchronous Learning), khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý học tập ở những thời điểm khác nhau.
- Các hình thức học tập với E- Learning • Học tập hỗn hợp (Blended learning) Đây là hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt. Theo cách này, e-Learning được thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, với những nội dung khác vẫn được thực hiện thông qua hình thức dạy học giáp mặt với việc khai thác tối đa ưu điểm của nó. Hai hình thức này cần được thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cho khóa học. Với đặc điểm như trên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến với nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới, kể cả các nước có nền giáo dục phát triển.
- Nguồn lực cho E-Learning •
- Con người • Người quản trị Đây là người có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống quản lý học tập với các chức năng như tạo lập khóa học, phân quyền cho giáo viên, cấp phát tài khoản người dùng, thiết lập môi trường, trợ giúp người dạy và người học về công nghệ...Người này cần nắm vững chương trình đào tạo, nghiệp vụ quản lý đào tạo, có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin nói chung, về quản trị hệ thống quản lý học tập nói riêng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Bước B4
58 p | 302 | 44
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học - ThS. Nguyễn Duy hải
75 p | 213 | 41
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học – Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
14 p | 641 | 39
-
Bài giảng Tập huấn sử dụng công cụ soạn bài giảng e-Learning: Kỹ thuật thiết kế bài giảng e-Learning - Đặng Phúc Dũng
44 p | 148 | 38
-
Bài giảng Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
32 p | 550 | 27
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - TS. Lê Quốc Tuấn
21 p | 134 | 27
-
Bài giảng Tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Bước 2
26 p | 170 | 20
-
Bài giảng Xây dựng câu hỏi toán PISA: Phần 5 - Thiết kế các dạng câu hỏi
40 p | 207 | 16
-
Bài giảng Một số nội dung giáo dục pháp luật trung tâm học tập cộng đồng
54 p | 472 | 16
-
Bài giảng Mô hình và thiết kế bài giảng, giáo án điện tử và elearning.
302 p | 126 | 16
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 2: Thiết kế và tổng quan nghiên cứu
49 p | 46 | 14
-
Bài giảng Thiết kế bảng hỏi: Bài 1
10 p | 150 | 13
-
Bài giảng dạy học vi mô góp phần nâng cao kĩ năng soạn giảng cho sinh viên
15 p | 118 | 7
-
Bài giảng Thiết kế nội dung E-learning: Chương 2 - Vấn đề chuẩn trong E-Learning
57 p | 16 | 4
-
Bài giảng Thiết kế nội dung E-learning: Chương 3 - Soạn bài giảng E-Learning
63 p | 13 | 4
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 2: Thiết kế thí nghiệm (quy hoạch thực nghiệm)
29 p | 23 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Vũ Trọng Nghĩa
47 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn