Bài giảng Thu thập dữ liệu
lượt xem 4
download
Bài giảng Thu thập dữ liệu sau đây sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức về các nguyên tắc thu thập dữ kiện; phân loại biến số; phiếu câu hỏi; phần mềm phân tích số liệu. Với các bạn quan tâm tới vấn đề điều tra, nghiên cứu khoa học thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thu thập dữ liệu
- THU THẬP DỮ KIỆN I. Các nguyên tắc thu thập dữ kiện II. Phân loại biến số III. Phiếu câu hỏi. IV.Phần mềm phân tích số liệu 1
- THU THẬP DỮ KIỆN I. Các nguyên tắc thu thập dữ kiện * Xác định rõ các biến số (tuổi, cân nặng, giới tính, …) cần thu thập để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. - Không thừa gây lãng phí. - Không thiếu thông tin đủ dữ liệu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. * Lựa chọn phương pháp thu thập dữ kiện: đo đạc, quan sát, xét nghiệm, phỏng vấn, thảo luận nhóm dân, … * Thiết kế công cụ thích hợp cho mỗi biến số: cân, phiếu (bảng) câu hỏi, các dụng cụ thí nghiệm… 2
- II. Phân loại biến số II.1. Theo bản chất của biến số II.1.1. Biến định lượng (quantitative variable): giá trị của một biến được biểu thị bằng các con số. Vd: - Cân nặng biểu thị bằng kg, g, pound, … - Chiều cao biểu thị bằng mét, cm, … * Biến định lượng liên tục: khi giá trị của nó có thể được biểu thị liên tục trên một trục số. Vd: cân nặng, hàm lượng đường huyết, … * Biến định lượng rời rạc: khi các số đo chỉ mang các giá trị là các số nguyên, không có thập phân. Vd: Số giường bệnh, số gia súc, gia cầm, … 3
- II. Phân loại biến số II.1.2. Biến định tính (qualitative variable): giá trị của một biến được biểu thị bằng các chữ hoặc ký hiệu được xếp vào các nhóm khác nhau. Vd: Béo phì, bình thường, suy dinh dưỡng,… * Biến định tính danh mục (nominal): khi các nhóm của biến không cần sắp xếp theo trật tự nhất định. Vd: TP HCM, Huế, Hà Nội, … * Biến định tính thứ hạng (ordinal): khi các nhóm của biến cần phải được sắp xếp theo trật tự nhất định. Vd: Trình độ văn hóa: mù chữ cấp 1 cấp 2 cấp 3 đại học sau đại học (hoặc xếp ngược trở lại). * Biến định tính nhị phân (binominal): là loại biến định tính rất hay gặp chỉ có hai giá trị. Vd: Biến giới tính: nam, nữ Biến cao huyết áp: có, không 4
- Lưu ý: - Trong một số trường hợp, các loại, nhóm trong 1 biến định tính được ký hiệu bởi các con số nhưng không phải là biến định lượng vì bản chất của nó không có giá trị đo lường mà chỉ có ý nghĩa ký hiệu. VD: mức độ suy dinh dưỡng có thể ký hiệu là độ 1, độ 2, độ 3 tương ứng với mức nhẹ, vừa và nặng. - Một biến có thể là định tính hay định lượng tùy theo cách ký hiệu: VD: Huyết áp 140/90mmHg hay huyết áp bình thường Huyết áp 160/100mmHg (định lượng) hay huyết áp cao (định tính). - Biến định lượng có thể chuyển đổi thành biến định tính 5 - Biến định tính không thể chuyển đổi thành biến định lượng
- Lưu ý: Khi phân tích số liệu thì biến định lượng sẽ có giá trị hơn, do vậy nên thu thập số liệu ở dạng định lượng. VD: Điều tra về tuổi nghề của công nhân. - Dạng định lượng: Anh/chị đã làm bao nhiêu năm trong nghề này: ….. năm - Dạng định tính: Anh/chị đã làm bao nhiêu năm trong nghề này (xin đánh dấu vào ô thích hợp): □ < 5 năm □ 5-10 năm □ 11-15 năm □ > 15 năm 6
- II.2. Theo mối tương quan giữa các biến số II.2.1. Biến độc lập (Independent variable): là biến mô tả, đo lường các yếu tố có thể là nguyên nhân hay yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. VD: Thiếu ánh sáng trong phòng học là nguy cơ gây ra cận thị chứ cận thị không gây ra thiếu ánh sáng trong phòng học. II.2.2. Biến phụ thuộc (dependent variable): chịu ảnh hưởng của các biến số độc lập. VD: Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là một biến phụ thuộc vào tình trạng thiếu Fe trong đồ ăn thức uống. 7
- III. Phiếu câu hỏi (phiếu điều tra: questionnaire) III.1. Các bước tiến hành soạn một questionnaire 1. Liệt kê những biến số cần phải đo lường. 2. Soạn nháp các câu hỏi thích hợp cho từng biến số. Có thể cần 1 câu hỏi cho 1 biến số, VD hỏi về tuổi, giới tính, hay nhiều câu hỏi cho một biến số, VD khi hỏi về tình trạng kinh tế xã hội. 3. Thử nghiệm các câu hỏi trên một nhóm nhỏ đối tượng (càng giống với thực tế càng tốt) để thử lại câu hỏi. Nếu có câu hỏi nào còn chưa rõ hoặc gây hiểu nhầm thì ta phải sửa đổi lại tránh được những rủi ro và tốn kém không đáng có trong quá trình thực hiện công việc. Việc tham khảo ý kiến các chuyên gia cũng giúp ích nhiều. 4. Mã hóa các thông tin từ câu hỏi nếu muốn phân tích trên máy tính. 8 5. In ấn và sử dụng.
- III.2. Thứ tự trong questionnaire * Mở đầu + Giới thiệu mục đích của việc điều tra và các hướng dẫn chung. + Xác định người được phỏng vấn: tên, địa chỉ, … * Phần nội dung chính + Thứ tự các câu hỏi nên được sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó trả lời hay ngược lại, hoặc đi từ tổng quát đến cụ thể. 9
- III.3 Các loại câu hỏi phỏng vấn Thường sử dụng bốn loại câu hỏi: * Câu hỏi đóng: Câu hỏi với câu trả lời đã soạn sẵn. * Câu hỏi mở: Câu hỏi mà người trả lời phải viết ý kiến riêng của mình. * Câu hỏi nhiều tình huống: Câu hỏi cho phép người trả lời có thể có nhiều chọn lựa. * Câu hỏi phối hợp: Câu hỏi mở ở cuối bảng câu hỏi, đây là dạng câu hỏi phối hợp câu hỏi mở và câu hỏi nhiều tình huống. 10
- 1. Câu hỏi đóng: Câu hỏi với câu trả lời đã soạn sẵn. VD: Trang trại nuôi tôm của ông/bà có xử lý nước thải ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường không? 1. Có 2. Không 3. Không nhớ VD: Ông/bà hút trung bình bao nhiêu điếu thuốc trong ngày? 1. Không 2. 1-5 điếu 3. 6-10 điếu 4. 11-15 điếu 5. 16-20 điếu 6. Hơn 20 điếu 11
- Đối với câu hỏi đóng về thái độ, có hai hình thức câu trả lời: Loại Likert 5 điểm. VD: Ý kiến của ông bà về việc không cho phép hút thuốc lá tại nơi công cộng? + Rất đồng ý + Đồng ý + Không có ý kiến * + Không đồng ý + Rất không đồng ý * Đây không phải là những câu trả lời được chúng ta quan tâm nhiều trong khi phân tích số liệu, nhưng là những lựa chọn cần thiết để tránh làm mất lòng người trả lời. Đôi khi “ không biết” hay “ không thích hợp” phản ánh trung thực ý kiến của họ. Loại lựa chọn 4 điểm. VD: Ý kiến của ông bà về việc không cho phép hút thuốc lá tại nơi công cộng? + Rất đồng ý + Đồng ý + Không đồng ý + Rất không đồng ý 12
- 2. Câu hỏi mở: Câu hỏi mà người trả lời phải viết ý kiến riêng của mình. VD: Khi trong nhà có trẻ bị sốt, ông/bà thường cho trẻ uống thuốc gì? (Xin ghi cụ thể). VD: Theo ông/bà, cần phải xử lý như thế nào đối với những người đổ rác không đúng nơi quy định? (Xin ghi cụ thể). 3. Câu hỏi nhiều tình huống: câu hỏi cho phép người trả lời có thể có nhiều chọn lựa. VD: Gia đình ông/bà thường dùng những nguồn nước nào sau đây để ăn uống (xin khoanh tròn các số tương ứng) 1. Nước máy 2. Nước mưa 3. Nước giếng 4. Nước sông, suối 5. Nước hồ, ao 13
- 4. Câu hỏi phối hợp: Câu hỏi mở ở cuối bảng câu hỏi, đây là dạng câu hỏi phối hợp câu hỏi mở và câu hỏi nhiều tình huống. VD: Gia đình ông/bà thường dùng những nguồn nước nào sau đây để ăn uống (xin khoanh tròn các số tương ứng) 1. Nước máy 2. Nước mưa 3. Nước giếng 4. Nước sông, suối 5. Nguồn khác (xin ghi cụ thể)……………………………… VD: Trang trại nuôi tôm của ông/bà có xử lý nước thải ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường không? 1. Có 2. Không 3. Không nhớ 4. Nếu có xin nêu rõ lý do xử lý:………………….. 14
- So sánh câu hỏi đóng và mở - Câu hỏi đóng: Ưu: + Cấu trúc chặt chẽ, tập trung được số liệu, phù hợp với nội dung nghiên cứu + Dễ sử dụng và triển khai + Dễ trả lời cho đối tượng được phỏng vấn + Kết quả đồng nhất, dễ mã hóa và phân tích + Tiết kiệm nguồn lực. Nhược: + Thường bị ảnh hưởng chủ quan của người nghiên cứu + Đối tượng đôi khi trả lời không chính xác (khoanh bừa) + Câu trả lời không sâu, có thể gây ức chế cho người được PV. 15
- So sánh câu hỏi đóng và mở - Câu hỏi mở: Ưu: + Câu trả lời cung cấp thêm nhiều chi tiết Nhược: + Cấu trúc kém + Khó mã hóa câu trả lời và phân tích dữ kiện + Mất thời gian trả lời + Trả lời viết khó hơn khoanh tròn hay đánh dấu 16
- Các lưu ý: - Việc thiết kế bảng câu hỏi đòi hỏi một quá trình suy nghĩ thận trọng. - Bảng câu hỏi nên có cấu trúc logic, ngắn gọn, súc tích và đơn giản, một bảng câu hỏi dài sẽ làm người đọc cảm thấy mệt mỏi và không muốn trả lời ngay từ lúc đầu. - Khi soạn bộ câu hỏi phải lưu ý về số lượng câu hỏi. Thời gian tối đa cho 1 cuộc phỏng vấn là 30 phút. - Khi đặt câu hỏi, tránh dùng những từ chỉ cảm xúc, định hướng trả lời, điều này dễ dẫn đến những câu trả lời phiến diện. Các câu hỏi cần mạch lạc, rõ ràng. Ví dụ: Bạn có đến thư viện đọc sách thường xuyên không? Thế nào là thường xuyên? Chúng ta nên cụ thể hoá chữ “thường xuyên” bằng những con số cụ thể như “nhiều hơn 1 lần một tuần, “ít hơn 1 lần 1 tuần”, “1 tháng 1 lần”, v.v. 17
- VI. Phần mềm phân tích số liệu Phần mềm phân tích số liệu: - Việc chọn lựa phần mềm chuyên dụng sẽ giúp giảm bớt thời gian xử lý số liệu, tăng độ chính xác của các phân tích phức tạp và tiết kiệm chi phí không cần thiết. - Các phần mềm thông dụng: * EPI-INFO: dùng cho y tế và Xã hội học * SPSS: Phần mềm này dễ sử dụng, có thể download miễn phí từ internet. * Sách Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu. * Tài liệu hướng dẫn sử dụng SPSS dạng file: xin ở thầy. 18
- VII. Mã hóa - Gán số cho từng mục của một câu hỏi: quá trình này nên làm ngay khi thiết kế bộ câu hỏi. - Với các biến danh mục thì không cần quan tâm nhiều đến thứ tự các bậc tiêu thức. VD: biến dân tộc thì không cần sắp xếp các nhóm dân tộc theo thứ tự. - Với các biến hạng mục thì thứ tự các tiêu thức là quan trọng VD: 1. Không biết chữ 1. Trên đại học 2. Cấp 1 2. Đại học 3. Cấp 2 3. Cấp 3 4. Cấp 3 4. Cấp 2 5. Đại học 5. Cấp 1 6. Trên đại học 6. Không biết chữ - Nên đưa ra các quy luật khi mã hóa: + “0”: không + “1”: có + “8” hoặc “88”: khi không áp dụng + “9” hay “99”: khi thiếu hay mất thông tin. 19
- Giả sử bạn đã thu về đầy đủ các thông tin cần thiết để bắt đầu xử lý dữ liệu; phương pháp chọn mẫu, kỹ thuật thu thập dữ liệu ... phù hợp với vấn đề cần giải quyết. Với các yêu cầu trên, bạn có thể xử lý dữ liệu qua các bước cơ bản sau: 1. Xác định loại dữ liệu thu thập được Dữ liệu định tính: thang đo định danh/ thang đo thứ tự Dữ liệu định lượng: thang đo khoảng/ thang đo tỉ lệ 2. Xác định những nội dung cần phân tích để mô tả kết quả dữ liệu (có thể xử lý đơn hay xử lý chéo) 3. Chọn lựa kỹ thuật phân tích tương thích. 4. Nhập dữ liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã chọn và xử lý kết quả (do máy tính thực hiện) Giai đoạn nhập và xử lý dữ liệu gồm: - Giá trị hóa dữ liệu - Hiệu chỉnh lại các câu trả lời có thể chấp nhận được - Mã hóa các câu trả lời - Nhập dữ liệu vào máy tính - Làm sạch dữ liệu (tức là tìm các dữ liệu mà ta đã nhập sai - dùng frequency/ basic table/ general table) - Lưu trữ dữ liệu để phân tích = Chạy xử lý dữ liệu 5. Đọc kết quả xử lý và nhận xét kết quả (giai đoạn này rất quan trọng, không phải ai cũng làm được) 6. Viết phần diễn giải và phân tích. Đó chỉ là các bước cơ bản cho bạn có cái nhìn tổng thể của việc xử lý dữ liệu mà thôi. Bạn có thể tham khảo thêm ở cuốn sách "Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS" của 2 tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học – Chương 3: Phương pháp nghiên cứu định tính
25 p | 438 | 46
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 3 – TS. Nguyễn Thị Mai Anh
14 p | 132 | 24
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 – TS. Nguyễn Thị Mai Anh
37 p | 107 | 24
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài mở đầu – TS. Nguyễn Thị Mai Anh
7 p | 204 | 21
-
Bài giảng Thống kê xã hội: Chương 2 - Đỗ Thị Thúy Hằng
48 p | 96 | 19
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học
47 p | 67 | 17
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 6 - TS. Lê Quốc Tuấn (2016)
36 p | 103 | 12
-
Bài giảng Nghiên cứu khoa học - Phụ lục: Cách thu thập dữ liệu
6 p | 71 | 10
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 3 - Nguyễn Hữu Tân
10 p | 129 | 7
-
Bài giảng Bài 6: Các bước tiến hành điều tra
18 p | 87 | 7
-
Bài giảng Hướng dẫn triển khai thực hiện một nghiên cứu khoa học sức khỏe - GS.TS.BS. Lê Hoàng Ninh
52 p | 99 | 7
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 - TS. Hoàng Thanh Liêm
60 p | 32 | 6
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - TS. Đào Nam Anh
3 p | 57 | 5
-
Bài giảng Phương pháp tiếp cận khoa học
77 p | 100 | 4
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - Vũ Trọng Nghĩa
34 p | 9 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - Vũ Trọng Nghĩa
53 p | 5 | 2
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Trương thị Thùy Dung
61 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn