intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế

Chia sẻ: Vdfv Vdfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

105
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế để các thương nhân xuất khẩu thực hiện đúng theo nội dung quy định hiện hành trong văn bản luật được Quốc hội thông qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế

  1. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV. 1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Để thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương đã ký kết, người xuất khẩu cần phải quan tâm thực hiện các công việc sau: IV.1.1. Nắm vững và thực hiện đúng theo các qui định Các thương nhân xuất khẩu phải thực hiện đúng theo nội dung quy định hiện hành trong các văn bản luật đã được Quốc hội thông qua; nghị định của Chính phủ; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các quyết định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Để biết được nội dung trong các văn bản pháp luật đó thì người xuất khẩu có thể đọc trên công báo hoặc tuy cập trên các Website sau: Website của Chính phủ : www.chinhphu.vn Website của Bộ Công Thương : www.moit.gov.vn Website của Bộ Tài chính : www.mof.gov.vn Website của Tổng cục Hải quan : www.customs.gov.vn 1
  2. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.2. Kiểm tra L/C ( nếu thanh toán theo L/C ).  Kiểm tra tính chân thực của L/C Mặc dù người xuất khẩu có thể nhận được L/C trực tiếp từ ngân hàng mở L/C, nhưng người xuất khẩu nên nhận L/C thông qua ngân hàng thông báo vì ngân hàng thông báo có thể kiểm tra tính chân thực của L/C bằng cách kiểm tra chữ ký của người phát hành L/C (nếu L/C mở bằng thư) hoặc kiểm tra mã số (nếu L/C mở bằng điện).  Kiểm tra kỹ nội dung L/C Khi nhận được L/C gốc gởi đến, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ từng nội dung, từng chi tiết của L/C xem có đúng như hợp đồng đã ký kết hoặc có phù hợp với khả năng thực hiện của mình không, nếu đúng và có khả năng đáp ứng thì tiến hành các bước kế tiếp để giao hàng, ngược lại thì đề nghị người nhập khẩu phải tu chỉnh L/C cho đến khi nào phù hợp mới xúc tiến việc giao hàng. 2
  3. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Các nội dung cần kiểm tra kỹ trong L/C gồm: + Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C. + Tên, địa chỉ ngân hàng mở L/C. + Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ngân hàng trả tiền (nếu có). + Tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C + Tên, địa chỉ người thụ hưởng. + Số tiền của L/C. + Loại L/C. 3
  4. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Các nội dung cần kiểm tra kỹ trong L/C gồm: + Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C. + Thời hạn giao hàng. + Cách giao hàng. + Cách vận tải. + Phần mô tả hàng hóa. + Chứng từ xuất trình và thời hạn, địa điểm xuất trình chứng từ. + Các chi tiết khác trong L/C. 4
  5. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.3. Chuẩn bị nguồn hàng hóa để xuất khẩu. Để chuẩn bị nguồn hàng, người xuất khẩu có thể thực hiện các phương thức tạo nguồn hàng sau: Tổ chức sản xuất, chế biến, nuôi trồng, đánh bắt khai thác nguồn hàng xuất khẩu. Tổ chức mua hàng xuất khẩu. Tổ chức đại lý mua hàng xuất khẩu. Tổ chức gia công hàng xuất khẩu. Tổ chức liên doanh liên kết xuất khẩu. 5 Tổ chức xuất khẩu ủy thác
  6. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Những hợp đồng thường được ký kết để tạo nguồn hàng, nguồn thu:  Hợp đồng mua bán: Là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân trong nước, trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng, các chứng từ hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên bán.  Hợp đồng đại lý mua hàng: Là hợp đồng đại lý, trong đó qui định bên giao đại lý (doanh nghiệp xuất khẩu) giao cho bên đại lý tiến hành mua hàng theo những điều kiện do bên giao đại lý đưa ra. Bên giao đại lý phải trả cho bên đại lý mua hàng một khoản tiền nhất định gọi là tiền thù lao đại lý mua hàng trên cơ sở thỏa thuận của 2 bên. 6
  7. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Hợp đồng gia công: Là hợp đồng gia công giữa các thương nhân trong nước, trong đó bên đặt gia công (doanh nghiệp XK) giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công để gia công, chế biến ra thành phẩm XK sau đó giao lại cho bên đặt gia công và được bên đặt gia công thanh toán một khoản tiền gia công do hai bên thỏa thuận.  Hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu: Là hợp đồng liên doanh liên kết, trong đó các bên liên doanh cùng chung vốn, chung sức, chung chịu mọi rủi ro để kinh doanh XK.  Hợp đồng ủy thác xuất khẩu: Là hợp đồng trong đó quy định bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác (doanh nghiệp XK) tiến hành xuất khẩu hàng của bên ủy thác theo những điều kiện mà bên ủy thác đặt ra. Bên nhận ủy thác phải ký kết và thực hiện hợp đồng XK với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên ủy thác và được bên ủy thác trả một khoản tiền thù lao gọi là phí ủy thác 7
  8. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.4. Kiểm tra hàng xuất khẩu Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng (kiểm nghiệm); nếu hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật, hàng thực phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (kiểm dịch). Hệ thống kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ở hai cấp: + Ở cơ sở. + Ở cửa khẩu. 8
  9. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Kiểm nghiệm hàng xuất khẩu: Kiểm tra số lượng, trọng lượng, phẩm chất hàng hóa xuất khẩu. – Ở cơ sở việc kiểm nghiệm do KCS tiến hành. – Ở cửa khẩu do các cơ quan giám định hàng hóa xuất nhập khẩu có chức năng tiến hành, như : Vinacontrol, Trung tâm giám định …, hoặc các tổ chức giám định độc lập khác như OMIC (Oversea Merchandise Inspection Company), hoặc SGS (Society General Supervision)… 9
  10. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Kiểm dịch hàng xuất khẩu: – Ở cơ sở do Phòng bảo vệ thực vật hoặc Trạm Thú y, Trung tâm chuẩn đoán-kiểm dịch động vật tiến hành. – Ở cửa khẩu do Cục bảo vệ thực vật (đối với hàng hóa là thực vật ) hoặc Cục Thú y ( đối với hàng hóa là động vật ) tiến hành. Để được giám định hàng hóa, cần gửi đến cơ quan giám định: + Đơn xin giám định hàng hóa. + Hợp đồng ngoại thương và L/C (nếu TT L/C). 10
  11. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Trong đơn có những nội dung chính sau đây: Tên và địa chỉ của cơ quan xin giám định; Tên hàng, số kiện, trọng lượng, số lượng h. hóa; Tình trạng hàng hóa nơi đi; Tên, địa chỉ người gởi, người nhận; Tên phương tiện vận tải; Yêu cầu giám định; Giấy tờ đính kèm; Số bản chứng thư xin cấp; Cam kết thanh toán lệ phí; 11
  12. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Cơ quan giám định sẽ căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hóa. Sau khi kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, người giám định sẽ lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng. Sau khi có kết quả, người xin giám định sẽ được cấp giấy chứng nhận tạm để làm thủ tục hải quan. Sau khi có B/L sẽ được cấp giấy chứng nhận chính thức. Nếu hàng hóa đòi hỏi phải khử trùng thì người xuất khẩu phải làm đơn gởi đến công ty khử trùng xin khử trùng. Sau khi hàng hóa được hun trùng, chủ hàng sẽ được nhận giấy chứng nhận khử trùng. 12
  13. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ngoài ra, để đảm bảo uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế, trong khi mua bán hàng hóa với nước ngoài, các doanh nghiệp phải thực hiện việc giao hàng phù hợp với số lượng, chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng, đặc biệt phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà thị trường nước ngoài quy định. 13
  14. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.5. Thuê phương tiện vận tải: Cơ sở để xác định người xuất khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Nếu hợp đồng ngoại thương thỏa thuận việc mua bán hàng hóa theo những điều kiện của nhóm C (CFR, CIF, CPT, CIP), nhóm D (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP) thì người xuất khẩu có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải. 14
  15. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Lưu ý khi thuê phương tiện vận tải: Có nhiều loại phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu như vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường ống, bưu điện, trong đó vận tải đường biển sử dụng rộng rãi nhất. Tùy từng trường hợp cụ thể, người xuất khẩu có thể lựa chọn một trong các phương thức thuê tàu sau đây: 15
  16. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phương thức thuê tàu chợ (Liner- tàu chợ). Lưu cước tàu chợ (Booking a shipping space) hoặc lưu khoang, theo một biểu cước phí đã định sẵn (Liner tariff): là người chủ hàng thông qua người môi giới thuê tàu (Broker) hoặc trực tiếp tự mình đứng ra yêu cầu chủ tàu (Ship-owner) hoặc người chuyên chở (Carrier) cho thuê một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở hàng từ cảng này đến một cảng khác và chấp nhận thanh toán tiền cước cho người chuyên chở theo một biểu cước đã định sẵn.  điều chỉnh bằng vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L). 16
  17. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phương thức thuê tàu chuyến (Tramp). Thuê tàu chuyến (Voyage charter) là chủ tàu (Shipowner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và được hưởng tiền cước phí thuê tàu (Freight) do hai bên thỏa thuận. Mối quan hệ giữa người chủ tàu là người cho thuê tàu (Charter) và chủ hàng là người đi thuê tàu (Charterer) được điều chỉnh bằng hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter Party – C/P). 17
  18. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phương thức thuê tàu định hạn. Là chủ tàu cho thuê toàn bộ chiếc tàu để sử dụng vào mục đích kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một thời gian nhất định. Hai bên cùng ký kết một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter Party),  chủ tàu chuyển giao quyền sử dụng chiếc tàu cho người thuê tàu và bảo đảm khả năng đi biển của nó đó trong suốt thời gian cho thuê; người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê tàu (hire) và chịu trách nhiệm về việc khai thác chiếc tàu thuê. Sau khi hết thời hạn thuê phải hoàn trả cho chủ tàu trong tình trạng 18 kỹ thuật tốt tại cảng và trong thời hạn qui định.
  19. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phương thức thuê tàu định hạn. Phương thức này chỉ nên áp dụng khi chủ hàng có khối lượng hàng lớn và ổn định thuê tàu định hạn hay mua tàu hoặc đóng tàu mới để khai thác. 19
  20. CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.6. Mua bảo hiểm hàng hóa:  Cơ sở để xác định người XK phải mua bảo hiểm: Người xuất khẩu có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua khi bán hàng theo các điều kiện thương mại quốc tế là CIF hoặc CIP được thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.  Một số vấn đề cần lưu ý khi mua bảo hiểm h hóa: Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm, người xuất khẩu thường dựa vào các căn cứ sau đây: – Điều khoản bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2