YOMEDIA
ADSENSE
Bài thảo luận: Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
488
lượt xem 89
download
lượt xem 89
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài thảo luận: Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trình bày tổng quan chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ; nguồn vốn, thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, nguyên nhân và giải pháp huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận: Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành viên nhóm 2: -Nguyễn Thị Thu Hà -Phạm Thị Ngân -Bùi Thị Bích -Thái Thị Thủy -Phạm Thị Vân -Lê Thu Hương -Trương Thị Kiều Oanh -Khiếu Viết Trinh -Nguyễn Thị Thúy Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và phát triển. Sự tồn tại của Daonh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế là một yếu tố không thể thiếu để cùng nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, phát triển bền vững. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ với đặc điểm linh
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt, thích ứng nhanh, dễ dàng thâm nhập mọi ngĩ ngách của thị trường, có vai trò đáng kể trong việc làm cho nền kinh tế năng động hơn, thu hút vốn và tạo them nhiều việc làm với chi phí thấp. Tới nay, theo kết quả điều tra thì các Daonh nghi vừa và nhỏ đã tạo ra tổng sản phẩm chiếm gần 80% GDP, chiếm 79% lực lượng lao động của cả nước, góp 70% tổng kim nghạch xuất khẩu…. Kết quả này có được là do nhà nước đã nhận thức rõ vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Mặc dù vậy trên con đường phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề huy động. Vậy thực trạng huy động vốn và các giải pháp đưa ra nhằm khắc phục những vấn đề tồn đọng trong việc thu hút vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là như thế nào? Để giải đáp câu hỏi đó, dưới sự hướng dẫn của cô giáo cùng với quá trình tìm hiểu qua sác báo và mạng, chúng em đã làm bài thảo luận với chủ đề: “ Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay và Giải pháp” Bài thảo luận của chúng em được chia thành 3 phần chính: Phần I. Tổng quan chung về Doanh nghiệp vừa và nhỏ; nguồn vốn Phần II. Thực trạng huy động vốn của các Daonh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay Phần III. Nguyên nhân và giải pháp Bài thảo luận chúng em còn nhiều thiếu xót mong cô và các bạn đóng góp để bài thảo luận được hoần chỉnh hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn I. Tổng quan chung 1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế: 1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. 1.2.Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ . Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm : -Tiêu chí định tính:dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên môn hóa thấp ,số đầu mối quản lý ít ,mức độ phức tập của quản lý thấp…các tiêu chí này phản ánh đúng bản chất vấn đề song khó xác định . -Tiêu chí định lượng: số lao động ,giá trị tài sản hay vốn ,doanh thu lợi nhuận …cụ thể như sau: (i) Vốn Điều lệ không quá 10 tỷ VND ghi trong giấy phép hoạt động trước năm 2009 hoặc giấy phép hoạt động lần đầu cấp từ năm 2009; (ii) Số lao động không quá 300 người xác định theo bình quân trong quý IV/2008 (không kể hợp đồng ngắn hạn) hoặc theo số lượng được trả lương trong tháng đầu tiên (đủ 30 ngày) có doanh thu đối với doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/10/2008. 2.Nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 2.1.Khái niệm về vốn: Vôn noi chung được hiêu là môt khoan tiên ban đâu hay số tai san tich luy thuôc sở hữu ́ ́ ̉ ̣ ̉ ̀ ̀ ̀ ̉ ́ ̃ ̣ cá nhân hay môt đơn vi, nó khac với khoan lợi nhuân hay thu nhâp phat sinh từ đó. Như vây ̣ ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ theo nghia rông vôn là những tai san tich luy được đong vai trò chủ yêu vao quá trinh san ̃ ̣ ́ ̀ ̉ ́ ̃ ́ ́ ̀ ̀ ̉
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ xuât. Theo quan niêm đó thì cả tai nguyên, đât đai, lao đông, tri thức, trinh đọ tay nghê… ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̀ ̀ cung được coi là vôn. Theo nghia hep, vôn là môt trong cac nhân tố cơ ban cua quá trinh san ̃ ́ ̃ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̉ ̀ ̉ xuât bao gôm: tai nguyên thiên nhiên, lao đông, tư ban, công nghệ quan lý ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ̉ Tuy nhiên, dưới goc độ doanh nghiêp, vôn là điêu kiên không thể thiêu để thanh lâp ́ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ doanh nghiêp và tiên hanh cac hoat đông san xuât kinh doanh. Vôn kinh doanh là số tiên đâu ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̀ tư vao toan bộ tai san dung vao hoat đông kinh doanh cua doanh nghiêp. Đăc điêm cua vôn ̀ ̀ ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ̉ ̉ ́ kinh doanh là phai đam bao đủ môt số lượng nhât đinh và sử dung vao muc đich kinh doanh. ̉ ̉ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ Vôn có vai trò nhât đinh đôi với hoat đông san xuât kinh doanh cua doanh nghiêp. Để hinh ́ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ̣ ̀ thanh và phat triên san xuât kinh doanh, đoi hoi cac doanh nghiêp phai co vôn để mua ̀ ́ ̉ ̉ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̉ ́ nguyên vât liêu, trả lương và thanh toan cac chi phí khac. Đông thời khi doanh nghiêp đã ̣ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̣ tiên hanh san xuât ôn đinh, doanh nghiêp cân mở rông quy mô san xuât và khai thac san ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ̉ phâm mới. Do đo, yêu câu cua doanh nghiêp là phai có vôn để tiêp tuc đap ứng sự gia tăng ̉ ́ ̀ ̉ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̀ nay 1. Các loại vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ II.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Khi mới thanh lâp ban đâu, doanh nghiêp cân số vôn nhât đinh để tao lâp doanh nghiêp; ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ số vôn ban đâu nay dung để thuê nhà xưởng, may moc, thiêt bi, thuê nhân công, thanh toan ́ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̣ ́ cho cac nhà cung câp, mua nguyên vât liêu cho san xuât, tiên quang cao và cac chi phí liên ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ̉ ́ ́ quan đên hoat đôngkinh doanh ban đâu. Số vôn nay chinh là vôn chủ sở hữu ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ́ Nguôn vôn chủ sở hữu là nguôn vôn thuôc sỡ hữu cua chủ doanh nghiêp không có nghia ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̣ ̃ vụ phai hoan trả cho người khac. Nguôn vôn nay tao điêu kiên cho chủ doanh nghiêp hoan ̉ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ toan chủ đông trong viêc thực hiên cac quyêt đinh tai chinh cua minh. Đôi với từng loai hinh ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ̀ ́ ̣ ̀ doanh nghiêp khac nhau, nguôn vôn chủ sở hữu cung được hinh thanh từ nhiêu nguôn khac ̣ ́ ̀ ́ ̃ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ nhau. Ví du: đôi với công ty cổ phân thì vôn ban đâu là do cac cổ đông đong gop dưới hinh ̣ ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ́ ̀ thức mua cổ phân; đôi với công ty tư nhân thì vôn ban đâu là phân tich luy cua cá nhân chủ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̃ ̉ doanh nghiêp bỏ ra.… tuy nhiên trong quá trinh hoat đông, cac doanh nghiêp thường có xu ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ hướng gia tăng nguôn vôn chủ sở hữu theo những cach thức khac nhau như tự bổ sung từ ̀ ́ ́ ́ lợi nhuân để lai, cac quỹ được hinh thanh từ nguôn lợi nhuân và kinh phi. Tuy nhiên, nguôn ̣ ̣ ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ vôn chủ sở hữu thường bị han chế về quy mô nên chưa đap ứng moi nhu câu vôn cho san ́ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ́ xuât kinh doanh. 2.2Nguồn vốn chính thức: • Khấu hao tài sản cố định
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tài sản cố định là những tư liệu lao động tham gia nhiều vào quá trình sản xuất. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần và chuyển dần giá trị của nó vào giá thành sản phẩm. Hao mòn tài sản cố định là một quá trình mang tính khách quan, phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chất lượng của bản than tài sản cố định, các yếu tố tự nhiên, cường độ sử dụng tài sản cố định… Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp phải xác định mức độ hao mòn của chúng để chuyển dần giá trị hao mòn vào sản phẩm được sản xuất ra từ các tài sản cố định đó. Việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộc vào thực tiễn sử dụng tài sản cố định cũng như ý muốn chủ quan của con người. Đối với các doanh nghiệp nhà nước trong một chừng mực nhất định, quá trình xác định khấu hao chịu ảnh hưởng ý đò của nhà nước thông qua các quy định, chính sách cụ thể của cơ quan tài chính trong từng thời kì. Các doanh nghiệp khác có thể tự lựu chọn thời hạn sử dụng và phương pháp tính khấu hao cụ thể, thích hợp. Trong chính sách tài chính cụ thể ở từng thời kỳ, doanh nghiệp có thể lựa chọn và điều chỉnh khấu hao tài sản cố định và coi đây như một công cụ điều chỉnh nguồn cung ứng vốn bên trong của mình. Doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng: điều chỉnh tăng khấu hao tài sản cố định sẽ dẫn đến tăng chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định trong giá thành sản phẩm, vì vây, phương pháp này luôn bị khống chế bởi giá thành sản phẩm. • Tích lũy tái đầu tư Tích lũy tái đầu tư luôn được các doanh nghiệp coi là nguồn tự cung ứng tài chính quan trọng vì nó có các ưu điểm cơ bản sau: Doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động Giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng Giúp cho doanh nghiệp tăng tiềm lực tài chính nhờ giảm tỷ lệ nợ/vốn Tăng thêm niềm tin đối với doanh nghiệp từ phía các nhà cung ứng tài chính Quy mô tự cung ứng vốn từ tích lũy tái đầu tư tùy thuộc vào hai nhân tố chủ yếu là tổng số lợi nhuận thu được trong thời kỳ kinh doanh cụ thể và chính sách phân phối lợ nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tổng số lợi nhuận thu được trong từng thời kỳ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp đó trong từng thời kỳ đó. Chính sách phân phối lợi nhuận cũng khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau. • Điều chỉnh cơ cấu tài sản
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Điều chỉnh cơ cấu tài sản không làm tăng tổng số vốn sản xuất – kinh doanh của doanh nghệp nhưng lại có tác động rất lớn cho việc tăng vốn cho các hoạt động cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết. Do môi trường kinh doanh biến động, nhiệm vụ kinh doanh thay đổi nên trong kinh doanh luôn diễn ra hiện tượng thừa loại tài sản này nhưng thiếu loại tài sản khác. Điều chỉnh cơ cấu tài sản là việc kịp thời bán các tài sản cố định dư thừa, không (chưa) sử dụng đến; mặt khác, phải trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, tính toán và xác định lại mức dự trữ tài sản lưu động trên cơ sở ứng dụng mô hình dự trữ tối ưu nhằm giảm lương lưu kho tài sản lưu động không cần thiết, đảm bảo lương lưu kho mỗi loại tài sản hợp lý. • Vay vốn của các ngân hàng thương mại Vay vốn từ ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vay vốn từ các ngân hàng thương mại với các kỳ hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên cho vay và một bên đi vay. Với hình thức vay vốn từ ngân hàng thương mại doanh nghiệp có thể huy động được một lương vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các ngân hàng cùng tham gia thẩm định các dự án đầu tư lớn. Bên cạnh đó, để thực hiện được các hình thức vay vốn từ các ngân hàng thương mại đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục ngặt nghèo. Trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng tiến độ kế hoạch. Mặt khác, khi doanh nghiệp vay vốn từ các ngân hàng thương mại đòi hỏi kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian cho vay, ví dụ: Ngân hàng cho vay có thể khống chế giá trị tái sản cố định để tránh “ngâm”, vốn tránh rủi ro. Doanh nghiệp sẽ không được vay thêm dài hạn nều không có sự đồng ý cảu ngân hàng cho vay. Doanh nghiệp không được thế chấp tài sản nếu không có sự đồng ý của ngân hàng cho vay. Ngân hàng cho vay có thể áp đặt cơ chế kiểm soát hoạt động đầu tư để tránh doanh nghiệp sử dụng vốn bừa bãi. Ngân hàng cho vay có thể đòi hỏi can thiệp vào sự thay đổi ban lãnh đạo của doanh nghiệp. • Tín dụng thuê mua
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong cơ chế kinh tế thị trường, phương thức tín dụng thuê mua được thực hiện giữa một doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc thiết bị với một doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua diễn ra khá phổ biến. Sở dĩ hình thức thuê mua diễn ra khá phổ biến là ví nó đáp ứng được nhu cầu cơ bản của bên có cầu và bên đáp ứng cầu. Hình thức tín dụng thuê mua có ưu điểm cơ bản là giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, khi nào doanh nghiệp có cầu cụ thể về máy móc thiết bị mới đặt vấn đề thuê mua và chỉ ký hợp đồng thuê mua trong một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Doanh nghiệp không chỉ nhận được máy móc thiết bị mà còn nhận được tư vấn đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cần thiết từ doanh nghiệp thực hiện chức năng thu mua. Doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị có thể tránh được những tổn thất do mua máy móc thiết bị không đúng yêu cầu hoặc do mua nhầm. Doanh nghiệp sử dụng có được máy móc thiết bị cần thiết mà không cần phải đầu tư một lương vốn lớn. Mặt khác, doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị có thể giảm được tỉ lệ nợ/vốn vì tránh phải vay nợ ngân hàng thương mại. Trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị, doanh nghiệp sử dụng có thể thỏa thuận tái thuê với doanh nghiệp có chức năng thu mua, tức là doanh nghiệp sử dụng bán một phần tài sản cho doanh nghiệp thuê mua rồi lại thuê lại để tiếp tục sử dụng tài sản thiết bị đó. Với phương thức thuê mua, doanh nghiệp sử dụng có thể nhanh chóng đổi mới tài sản cố định, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hạn chế cơ bản của tín dụng thuê mua đối với doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc thiết bị là chi phí kinh doanh sử dụng vốn cao và hợp đồng tương đối phức tạp. • Cung ứng vốn từ ngân sách nhà nước Với hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn xác định từ nhà nước cấp. Thông thường, hình thức này không đòi hỏi các điều kiện ngặt nghèo như các hình thức huy động vốn khác. Tuy nhiên, càng ngày hình thức cụng ứng vốn từ Ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp bị thu hẹp cả về quy mô và phạm vi được cấp vốn. Hiện nay, đối tượng được cung ứng vốn theo hình thức này thường phải là các doanh nghiệp nhà nước, được nhà nước xác định duy trì để đóng vai trò công cụ điều tiết kinh tế, các dự án đầu tư ở các lĩnh vực sản xuất hàng hóa công cộng, hoạt động công ích mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đầu tư, các dự án lớn có tầm quan trọng đặc biệt mà Nhà nước làm chủ dự án. Vì vậy, với hầu hết các DNVVN đây là nguồn vốn đặt quá tầm với họ. DNVVN sẽ không trông đợi vào nguồn cung ứng vốn này. • Quỹ hỗ trợ phát triển
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Quỹ hỗ trợ phát triển là một hình thức tín dụng nhà nước nhằm hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước. Quỹ này hoạt động dựa trên nguồn vốn do nhà nước cấp hàng năm và các nguồn vay, viện trợ của các tổ chức và Chính phủ quốc tế. Hiện nay, sau khi ra đời các quy định mới của chính phủ thù việc vay vốn từ quỹ trở nên dễ dàng hơn rất nhều, tỉ lệ vốn vay lớn hơn, lãi suất tiền vay thấp và điều kiện thế chấp đơn giản hơn. Đây là một nguồn tín dụng lớn với chi phí khá thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. • Nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp FDI Trong cơ chế kinh tế mở, từ khi có luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước còn có thể được cụng ứng vốn từ việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Với nguồn vốn FDI, doanh nghiệp không chỉ nhận được vốn mà còn được chuyển giao về khoa hoc – kỹ thuật cugx như phương thức quản trị tiên tiến. hơn nữa, doanh nghiệp cũng được chia sẻ thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, huy động vốn bằng nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp doanh nghiệp sẽ phải chịu sự kiểm soát, điều hành của doanh nghiệp (tổ chức cấp vốn). Mức độ kiểm soát của doanh nghiệp điều hành này phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của họ. Mặt khác, một khó khăn mà các doanh nghiệp trong nước vấp phải là doanh nghiệp khó tìm đối tác thích hợp nhằm phát huy ưu thế mỗi bên. Vấn đề giữ quan hệ hợp tác dài bao lâu cũng là một vấn đề doanh nghiệp cần cân nhắc một cách thận trọng. • Nguồn vốn viện trợ phát triển ODA ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển của các nước phát triển với các nước kém phát triển và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đối tác mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm và nhận được nguồn vốn này là các chương trình hợp tác của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác. Hình thức cấp vốn ODA có thể là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất hoặc thời hạn thanh toán. Nếu các doanh nghiệp được vay từ nguồn vốn ODA có thể chịu các mức lãi suất thường trong khoảng 1% - 1.5%/năm, phí ngân hàng thường là 0.2 – 0.3%/năm trong thời hạn có thể từ 10 – 20 năm và có thể gia hạn thêm. Hình thức huy động vốn từ vốn ODA có chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp. Tuy nhiên, để nhận được nguồn vốn này các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện rất chặt chẽ đồng thời doanh nghiệp phải có trình độ quản lý dự án cũng như trình độ phối hợp với các cơ quan Chính phủ và chuyên gia nước ngoài. Hiện nay, với hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ,
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ năng lực tài chính, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế nên việc tiếp cận với nguồn vốn này là vô cùng khó khăn. Nguồn vốn này chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước hoặc các dự án trọng điểm phục vụ cho việc paths triển kinh tế xã hội của cả nước. • Gọi vốn qua phát hành cổ phiếu Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Khi có cầu về vốn và lựa chọn hình thức này, doanh nghiệp tính toán và phát hành cổ phiếu bán trên thị trường chứng khoán. Hình thức cung ứng vốn này có đặc trưng cơ bản là tăng vốn mà không làm tăng nợ của doanh nghiệp bởi những người sở hữu cổ phiếu thành cổ đông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được khai thác nguồn vốn này mà chỉ có những doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu như công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn. Như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác nguồn vốn này, doanh nghiệp phải có quy mô đủ lớn để có thể hứu hẹn một mức lợi nhuận cao trong tương lại thì mới có thể bán được cổ phiếu phát hành trên thị trường. • Vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn Hình thức vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng: doanh nghiệp phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường là có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng. Khác với hình thức phát hành cổ phiếu, hình thức huy động vốn từ phát hành trái phiếu mang đặc trưng rất cơ bản là tăng vốn gắn với tăng nợ của doanh nghiệp. Những ưu điểm cơ bản của hình thức vay vốn bằng phát hành trái phiếu là: có thể huy động được một lượng vốn lớn cần thiết, chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng, không bị người cung ứng kiểm soát chặt chẽ như vay ngân hàng và doanh nghiệp có thể lựu chọn loại trái phiếu phù hợp với yêu cầu cảu mình. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn bằng trái phiếu cũng có những nhược điểm cảu nó. Hình thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các kỹ thuật tài chính để tránh nợ đến hạn mà vẫn thu được lợi nhuận, đặc biệt khi kinh tế suy thoái, lạm phát cao. Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu khá cao vì daonh nghiệp cần có sự trợ giúp của một hoặc một số ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp phải tính toán thỏa mãm điều kiện: tài sản cố định phải nhỏ hơn tổng số vốn và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Mặt khác, không phải mọi doanh nghiệp mà chỉ những doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện theo luật định thì mới được phép phát hành trái phiếu. Đối với các doanh nghiệp
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ, việc tiếp cận và huy động vốn từ nguồn này cũng là một thách thức rất khó khăn mà không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng làm được. • Vốn liên doanh, liên kết Với phương thức này, doanh nghiệp lien doanh, lien kết với một (một số) doanh nghiệp khác nhằm tạo ra nguồn vốn cho hoạt động, dự án lien doanh nào đó. Các bên liên doanh ký hợp đồng lien doanh với các thỏa thuận cụ thể về phương thức hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ của mối bên có giá trị trong một khoảng thời gian nào đó. Khi hết hạn hợp đồng thì lien doanh hết hiệu lực. Với phương thức lien doanh, lien kết doanh nghiệp có thể có được một nguồn vốn cần thiết cho một hoặc một số hoạt động mà không làm tăng nợ. Vì vậy, nhiều nhà quản trị cho rằng phương thức này là phương thức cung ứng vốn nội bộ. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp liên doanh có thể cùng chia sẻ rủi ro. Bên cạnh đó, phương thức lien doanh lien kết vẫn còn một số hạn chế nhất định: huy động vốn theo phương thức này tất sẽ dẫn đến các bên lien doanh cùng tham gia chia sẻ lợi nhuận thu được. Trong quá trình ra quyết định kinh doanh, khó có thể có được sự nhất trí do các bên lien doanh khác nhau về quyền lợi và nghĩa vụ. 2.3Nguồn vốn phi chính thức: Trong hoạt động kinh doanh, do đặc điểm quá trình cung ứng hàng hóa và thanh toán lúc nào cũng diễn ra đồng thời nên tín dụng thương mại xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan. Thực chất luôn diễn ra đồng thời quá trình doanh nghiệp nợ khách hàng và chiếm dụng tiền của khách hàng. Nếu số tiền doanh nghiệp chiếm dụng được của khách hàng lớn hơn số tiền mà doanh nghiệp bị tín dụng thì số tiền dư ra sẽ mang bản chất tín dụng thương mại. Dưới đây là các hình thức tín dụng thương mại chủ yếu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thứ nhất, doanh nghiệp mua máy móc thiết bị theo phương thức thanh toán chậm. Sẽ chỉ có hình thức tín dụng này nếu được ghi rõ trong hợp đồng mua bán về giá cả, số lần trả, số tiền trả và khoảng cách giữa mỗi lần trả tiền. Như thế, doanh nghiệp có máy móc, thiết bị sử dụng ngay nhưng tiền lại chưa phải trả ngay, số tiền chưa phải trả là số tiền doanh nghiệp chiếm dụng được của người cung ứng. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, với nhiều mắt hàng thì mua bán chưa trả tiền ngay được coi như một chiến lược marketing của người bán nên doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được nguồn cung ứng vốn này. Đặc biệt, khi thị trường có nhiều doanh nghiệp cung ứng cạnh tranh nhau doanh nghiệp càng có lợi thế về giá cả, thời hạn trả… Khi quá trình này diễn ra thường xuyên
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nguồn tín dụng này đóng vai trò như nguồn tín dụng trung và dài hạn. Với hình thức tín dụng này doanh nghiệp có thể đầu tư chiều sâu với vốn ít mà không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mình. Hình thức tín dụng mua máy móc, thiết bị theo phương thức thanh toán chậm có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này vốn ít, thiếu điều kiện để vay vốn và đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, hình thức mua máy móc thiết bị theo phương thức trả chậm cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, mua theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí kinh doanh sử dụng vốn khá cao. Mặt khác, sẽ chỉ mua theo phương thức trả chậm được nếu doanh nghiệp có uy tín, có truyền thống tín dụng song phẳng cũng như tình hình tài chính lành mạnh. Thứ hai, vốn khách hàng ứng trước. Trong quá trình kinh doanh, khi ký hợp đồng đặt hàng khách hàng thường phải trả trước một khoản tiền đặtc cọc nhất định, số tiền đặt cọc này doanh nghiệp có thể sử dụng mặc dù chưa sản xuất và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tùy theo lương mua của khách hàng, thông thường doanh nghiệp chiếm dụng được từ hai nguồn: Vốn ứng trước của khách hàng lớn Vốn ứng trước của người tiêu dùng Thông thường, số vốn tín dụng này là không lớn, hơn nữa để sản xuất sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp phải đặt hàng nguyên vật liệu nên lại bị người cấp hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng theo hình thức này nên nếu quá trình kinh doanh diễn ra bình thường thì số dư vốn chiếm dụng này là không lớn. Tuy nhiên, kinh doanh trong thị trường hiện tại đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc cẩn thận vì không phải chỉ tồn tại lượng vốn nhất định do khách hàng đặtc cọc trước mà bên cạnh đó còn tồn tại lượng tiền khách hàng chiếm dụng lại của doanh nghiệp khi mua hàng, lượng tiền đó nhiều khi là rất lớn. II.Thực trạng huy động nguồn vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 1. Huy động vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp việt nam hiện nay: Vốn góp liên doanh,liên kết vốn góp cổ phần hóa Sau 15 năm(1998-2008) thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu các DNNN cho thấy: CPH đã tạo ra cho doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu,bao gồm nhà nước, người lao động
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp,trong đó, người lao động trong DN trở thành người chủ thực sự trong phần góp vốn của mình Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 21/9/2006 chỉ rõ: những năm gần đây,đặc biệt từ năm 2001, số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa tăng đáng kể, nhưng nhìn chung việc triển khai còn khá chậm. Tính đến ngày 31/12/2005,cả nước mới cổ phần hóa được 2935 DNNN.Số DN được cổ phần hóa tăng nhiều,nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các DNNN. Nếu trừ đi phần vốn nhà nước còn giữ lại 50% trong các DN cổ phần hóa, thì thực chất tỷ lệ trên chỉ còn khoảng 6%. So với mục tiêu của múc tiêu nghị quyết TW9(khóa IX) thì còn chậm, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.Theo kế hoạch cổ phần hóa DNNN tại báo cáo này, đến năm 2008 sẽ cổ phần hóa toàn bộ 5 NH thương mại NN Cùng với việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, chính phủ đã quyết tâm cổ phần hóa khoảng 15000 doanh nghiệp.A 2.Huy động nguồn vốn chính thức của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1 Huy động vốn tín dụng ngân hàng Các khảo sát gần đây cho thấy một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của các DNNVV ở Việt Nam hiện nay là “thiếu vốn”. Đây là khó khăn trầm trọng nhất và là gốc rễ sâu xa tạo ra những bất lợi khiến loại hình DNNVV chưa thể vươn lên đúng với vị thế của mình trong nền kinh tế thời gian qua. Dù cho trong thực tế có một sự gia tăng tín dụng chính thức trong nước dành cho khu vực này, nhưng khoản tín dụng này vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn cho các DNNVV này vì Zail ý do: (1) doanh nghịệp nhỏ và vừa chỉ nhận một phần nhỏ trong phân bổ tín dụng trong nước và (2) tất cả các khoản tín dụng trong khu vực tư nhân chủ yếu là ngắn hạn. Vốn tự có của DNNVV thường được tạo ra từ vốn riêng của chủ doanh nghiệp, vốn góp của các bạn bè, cổ đông, bạn bè, họ hàng. Nguồn vốn nhỏ bé này chỉ chiếm 5-10% vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Hiện hầu hết các doanh nghiệp nước ta có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó, xét riêng về vốn, số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỉ đồng chiếm 41,80%, số doanh nghiệp có vốn từ 1- 5 tỉ đồng chiếm 37,03%, số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỉ chỉ đồng chiếm 8,15%. Với quy mô vốn nhỏ lẻ như thế,
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuât kinh doanh của các DNNVV luôn rất lớn. Thế nhưng, thực tế nhu cầu về vốn của DNNVV được đáp ứng rất hạn chế. Theo nghiên cứu, sự hạn chế tài chính của các DNNVV còn rất lớn, khoảng 14-25% số doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn chính thức, thậm chí trên thực tế có thể cao hơn. Theo một điều tra về thực trạng DNNVV của Cục phát triển doanh nghiệp (thuộc Bộ Kế hoạnh và Đầu tư) công bố cho thấy chỉ có 32,38% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được. Đây là một trở ngại rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Và đó cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản các DNNVV được điều tra thấp, chỉ khoảng 8,3% và dường như lợi nhuận giữ lại vẫn là nguồn quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu vốn, các doanh nghiệp đã tiếp cận với nguồn vốn phi chính thức như vay nặng lãi, vay người thân, bạn bè… Tuy nhiên, phạm vi và quy mô nguồn vốn này không lớn, chủ doanh nghiệp phải chịu lệ thuộc vào sự giúp đỡ tài chính, gây nên mối quan hệ tài chính cá nhân cao, thậm chí va chạm tới sự độc lập trong kinh doanh. Theo kết quả điều tra của phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, nhu cầu vốn của các DNNVV cần cho các mục đích sa Mục đích vay vốn các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2006 Mục đích hoặcvốn rộng sản xuất kinh doanh Cải thiện vay mở Tỷ lệ 92,5% Mua trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ 65,0% Bổ sung vốn lýu động 27,5% Trả nợ nhà cung cấp 2,5% Chi hoạt động nghiên cứu và phát triển 2,5% (Nguồn: Kết quả điều tra của VCCI năm 2006)
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Bảng số liệu trên cho thấy, nhu cầu vốn của DNNVV tập trung cao nhất cho mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh (92,5%), kế đến là cho trang thiết bị và đổi mới công nghệ (65%). Như vậy, các DNNVV đều cần vốn cho những mục đích rất quan trọng, quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ước tính 80% lýợng vốn cung ứng cho DNVVN là từ kênh tín dụng ngân hàng. Phía ngân hàng tuy nới rộng cánh cửa cho doanh nghiệp qua hình thức cho vay theo dự án kinh doanh, vay tín chấp… nhưng vẫn còn hạn chế. Hiện nay, đối với các khoản vay trung và dài hạn của các ngân hàng quy định mức vốn cho doanh nghiệp vay căn cứ trên cơ sở chênh lệch giữa tổng nhu cầu vốn cần thiết hợp lý của dự án với vốn huy động khác, vốn tự có tham gia dự án đầu tư của doanh nghiệp tối thiểu ở mức 30%. Tuynhiên, ngay cả khi đáp ứng được điều kiện đầu tiên này, không phải dự án nào cũng được vay vốn. Với các DNNVV, vay vốn NH vẫn luôn là cửa ải khó vượt. Tỷ trọng cho vay DNNVV của một số ngân hàng năm 2006 Chỉ tiêu Tỷ trọng 1/ Nhóm ngân hàng TMNN Vốn điều lệ cho vay - Ngân hàng Công Thương Việt Nam 3.444 62% - Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt 4.297 40% NamNgân hàng Nông nghiệp & Phát triển - Nông Nhóm NHTM CP 2/ 6.429 34% - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 1.500 59% - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.089 52% - Ngân Hàng TMCP Á Châu 2.053 45% Như vậy, với số lượng DNNVV chiếm 96% số doanh nghiệp nói chung thì tỷ trọng cho vay của ngân hàng còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho doanh
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiệp. Từ bảng số liệu trên, có thể thấy có sự mâu thuẫn giữa quy mô vốn của hai nhóm ngân hàng thương mại với tỷ trọng cho vay DNNVV. Nhóm NHTM NN tuy chiếm ưu thế về quy mô vốn nhưng tỷ lệ cho vay khu vực DNNVV nhn chung lại thấp hơn so với các ́ NHTM CP, chỉ có ngân hàng Công Thương Việt Nam là có tỷ trọng cho vay DNNVV cao nhất, chiếm 62% dư nợ cho vay. Đây là tỷ lệ cao nhất các NHTM Việt Nam. Còn lại các NHTM NN đều có tỷ trọng cho vay thấp hơn các ngân hàng nhóm TMCP dù quy mô vốn gấp đôi, thậm chí gấp ba. Điều này có thể thấy các NHTM NN chưa chú tâm lắm đến việc cấp tín dụng các doanh nghiệp khu vực này. Ngược lại, các NHTM CP lại có phần quan tâm và đầu tư khá cao cho các DNNVV. Tỷ lệ cho vay giữa các NHTM CP không dao động nhiều như các NHTM NN. Như vậy có thể thấy đối tượng cho vay chủ yếu của các NHTM CP là DNNVV. Tuy nhiên, do quy mô không lớn như các NHTM NN nên chất lýợng tín dụng của các NHTM CP chưa cao, thể hiện ở giá cả cho vay. Lăi suất cho vay của các NHTM CP thường cao hơn các NHTM NN. Ví dụ như lăi suất cho vay dài hạn của các NHTM NN dao động từ 11% - 12%/năm trong khi lăi suất của các NHTM CP là từ 14% - 16%/năm. Do đó, dù được các NHTM CP cấp tín dụng nhưng các DNNVV sẽ chịu sự bất lợi do chi phí lăi vay cao nhưng có thể vẫn không thoả măn được nhu cầu vốn do sự hạn chế về vốn của ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, cũng nhờ có các ngân hàng mà nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp phần nào được đáp ứng. Phía ngân hàng cũng không ngừng nỗ lực để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp có điều kiện trang bị thiết bị, công nghệ mới, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV Việt Nam. Hiện nay các NHTM NN đă có những đổi mới căn bản về đối tượng khách hàng. Các DNVVN đă trở thành một trong các đối tượng khách hàng chiến lược trong quá trnh ́ phát triển của các ngân hàng thương mại. Số lần tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng năm 2006
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Số lần yêu Số lần được Tỷ lệ (%) Khoảnnghiệp lớn cầu vay vốn Doanh mục 46 đáp 19 được 41% DNNVV 132 82 62% Kết quả bảng trên cho thấy số lần tiếp cận được vốn tín dụng của DNNVV là cao hơn so với doanh nghiệp lớn. Điều này thể hiện việc các ngân hàng đă bắt đầu chú trọng hơn nữa đến việc cấp tín dụng cho khu vực này. Đồng thời cũng đă có những điều chỉnh trong định hướng phát triển với việc chú trọng hơn vào nhóm khách hàng là DNVVN như thực hiện đồng bộ nhiều chính sách trong đó quan trọng nhất là chính sách đối xử bình đẳng đối với mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt qui mô, loại hình sở hữu của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Argibank) đã đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2010 được là: Tổng nguồn vốn huy động đạt 400 - 500 ngàn tỷ VNĐ, tốc độ tăng trưởng hàng năm: 15 - 20%; Tổng dư nợ tín dụng đạt: 350 - 400 ngàn tỷ VNĐ, tốc độ tăng trưởng hàng năm: 13 - 16%. Trong đó: Dư nợ cho vay kinh tế hộ từ 210 - 240 ngàn tỷ VNĐ chiếm 60%/ tổng dư nợ cho vay; Dư nợ cho vay DNNVV từ 120 - 140 ngàn tỷ VNĐ chiếm 60%/tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) bước đầu đã được biết đến như là một ngân hàng hàng đầu về phục vụ DNNVV. Đây là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giới thiệu tham gia ký kết “Thoả ước với các tổ chức tài chính APEC tài trợ về vốn và kỹ thuật cho DNNVV tại các nước APEC”. Ngoài ra, Ngân hàng Công Thương cũng rất tích cực trong việc tìm kiếm và giữ mối quan hệ với các tổ chức liên quan để tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ, quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Đồng thời chú trọng xây dựng, gắn kết với hiệp hội DNNVV của Trung ương, các tỉnh, thành phố, hiệp hội làng nghề, phòng Công nghiệp, Thương mại từng tỉnh để nắm bắt các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu của DNNVV. Theo đó, ngân hàng Đầu tư Phát Triển Việt Nam và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đang có sự thay đổi trong chiến lýợc cho vay của mình. Các ngân hàng này từ một ngân hàng bán buôn, cũng đã
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển dần sang mô hình bán lẻ. Quy mô vốn dành cho DNNVV của Vietcombank cũng đã tăng từ 500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng... Thời gian tới, Vietcombank vẫn xác định DNNVV và doanh nghiệp có vốn đầu tư các ngân hàng này sẽ nước ngoài là hai đối tượng chú trọng ưu tiên. Trong tương lai, đẩy mạnh cho vay DNNVV, trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, không tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn như trước đây. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của DNNVV, tháng 7 năm 2006, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã mạnh dạn thành lập công ty CTTC (SacombankLeasing) nhằm hỗ trợ DNNVV vay vốn đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của mình. Đây là công ty CTTC đầu tiên do NHTM CP thành lập. Sau 2 tháng hoạt động, Sacombank Leasing đã ký hợp đồng tài trợ 36 tỷ đồng cho các doanh nghiệp đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện vận chuyển. Từ đó sẽ thúc đẩy sự ra đời của các công ty CTTC khác, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh cho nền kinh tế. Việt Nam vào WTO, triển vọng về vốn cho DNNVV sẽ khả quan hơn. Theo cam kết WTO bắt đầu từ 1/4/2007 các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động ở nước ta. Nhiều DN đang kỳ vọng vào việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng nước ngoài sau thời điểm 1/4/2007. Khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động thì triển vọng tiếp cận vốn cũng tăng đối với DNNVV. Việc phải cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài khiến cho ngân hàng trong nước phải chú ý nhiều hơn tới đối tượng đầy tiềm năng là DNNVV. Mối quan hệ ngân hàng trong nước và DNNVV sẽ được thắt chặt hơn, triển vọng được đáp ứng vốn của DNNVV cũng từ đó được mở ra. Như vậy, các ngân hàng thương mại nhìn chung đã có những tích cực trong vấn đề cho vay DNNVV, song phần vốn cung cấp cho DNVVN thực sự chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đa dạng về qui mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh của DNVVN. Thực tế vẫn còn nhiều khó khăn dẫn đến sự hạn chế của các DNNVV
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng. -Khó khăn về phía doanh nghiệp: Trước hết, phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng dành cho khu vực này. Mỗi dự án vay doanh nghiệp phải có tối thiểu 30% vốn đối ứng và chỉ được vay ngân hàng 70% số vốn của dự án. Hơn nữa, một trong những tiêu chí để quyết định cho vay là doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp. Do thiếu thông tin về tài chính doanh nghiệp nên nhiều ngân hàng cho rằng, cho vay đối với khu vực này thường chịu chi phí và rủi ro cao. Điều này khiến ngân hàng buộc DNVVN phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn về tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, quy mô vốn của các DNNVV lại không cao nên tài sản đảm bảo cũng không đủ để thế chấp cho tương xứng với lượng vốn vay. Ngoài ra, việc xác định giá trị thế chấp phụ thuộc hoàn toàn vào ngân hàng chứ không có tổ chức trung gian khác tham gia. Do đó, giá trị tài sản thế chấp không những không tương ứng với giá thị trường mà còn thấp hơn giá thị trường do tâm lý dự phòng rủi ro của ngân hàng. Kết quả là doanh nghiệp không vay đủ lượng vốn hoặc thậm chí không được cho vay. Bên cạnh đó, các DNNVV rất yếu trong khâu thiết kế và chuẩn bị các dự án vay vốn ngân hàng; Lập luận về sự cần thiết của các dự án cũng như việc tính toán các chỉ tiêu tài chính thường qua loa và thiếu tính khả thi, thiếu tính thuyết phục. Ngoài ra, do yếu kém trong tiếp cận thông tin thị trường, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, cộng với hạn chế về năng lực tài chính nên các doanh nghiệp rất khó nhập khẩu nguyên liệu trực tiếp từ các đối tác nước ngoài, nhiều quyết định kinh doanh dựa vào cảm tính, kinh nghiệm trên sân nhà… Vì vậy, kết quả kinh doanh không ổn định và còn thấp nên DNNVV chưa tạo được uy tín tài chính cho ngân hàng. Từ đó dẫn đến việc vay vốn tín chấp cũng không thực hiện được. Hơn nữa, thủ tục cho vay tín chấp cũng chưa rõ ràng và cụ thể. Hiện nay, Nhà nước đã có chủ trương cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể vay vốn theo hình thức tín chấp. Tuy nhiên, hầu hết các DNNVV lại không thể vay vốn theo hình thức này vì không có tổ chức đại diện đứng ra bảo lãnh
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Mặt khác, các ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp khi đi vay phải có trách nhiệm chứng minh tình hình tài chính, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không đáp ứng được yêu cầu này. Phần lớn DNNVV do ngại chi phí nên không có tổ chức kế toán tốt, chỉ thực hiện để đối phó với các ban ngành nên các thông tin tàichính thường không được phản ánh đúng hoặc trung thực như yêu cầu của ngân hàng. Thậm chí báo cáo tài chính cũng không được kiểm toán hàng năm. Vì vậy, minh bạch tài chính và duy trì một hệ thống kế toán đáng tin cậy, thể hiện cao các tiêu chuẩn quản trị là một vấn đề đáng ngại đối với DNNVV. Các DNNVV thường sử dụng hệ thống tài chính kế toán nhằm phục vụ cho mục đích báo cáo thuế. Để tránh phải nộp thuế nhiều, các doanh nghiệp này thường cố ý giảm các chỉ tiêu về doanh thu, tăng chi phí nhằm hạn chế lợi nhuận trong báo cáo. Do đó, khi cung cấp báo cáo cho ngân hàng để vay vốn, chỉ tiêu lợi nhận không cao nên ngân hàng không có cơ sở để cho vay dù thực tế là rất có hiệu quả. Kế đến, thủ tục thẩm định và cho vay của các ngân hàng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, thường là 30 ngày hoặc nhiều hơn nữa đối với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Hơn nữa, các quy trình và thủ tục cho vay không được ngân hàng thông tin rộng rãi đến doanh nghiệp nên dễ bị thiếu sót trong khi làm thủ tục vay, kéo dài thời gian cấp vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp có thể mất cơ hội kinh doanh do chưa có vốn. Cuối cùng, thời vạn cho vay trung và dài hạn thường chỉ từ 2-3 năm. Đây là khoảng thời gian khá ngắn, chưa đủ cho các dự án hoàn vốn và có doanh thu, lợi nhuận ổn định để trả nợ vay. -Khó khăn về phía ngân hàng: Thứ nhất, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc hiệu quả. So với doanh nghiệp lớn, khả năng tài chính của DNNVV là rất yếu kém, dễ sụp đổ trước những biến động nhỏ trong kinh doanh. Do đó, tín dụng cho DNNVV tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các doanh nghiệp lớn. Thứ hai, các DNNVV thường được vay vốn từ các ngân hàng thương mại cổ phần nhiều hơn là từ ngân hàng ngân hàng quốc doanh. Tuy nhiên, nguồn lực cho vay của các
- Thực trạng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ NHTM CP thường hạn chế hơn so với các NHTM NN do quy mô vốn nhỏ hơn. Thứ ba, bản thân các nhân viên tín dụng ngân hàng thường rất ngại rủi ro cũng như trách nhiệm trong quá trình cho vay. Vì vậy, họ không mạnh dạn đưa ra các quyết định cho vay nhằm hạn chế sự thất bại trong công việc của mình. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong thẩm định rủa ro dự án của cán bộ tín dụng còn thấp. Các lý thuyết hiện đại về rủi ro và quản trị rủi ro còn là một phạm trù khá xa lạ và mới mẻ đối với nhân viên tín dụng. Do đó, dù trình độ học vấn của nhân viên ngân hàng có sự cải thiện trong nhiều năm qua nhưng tính chuyên môn chưa sâu, dẫn đến hạn chế trong quá trình thẩm định dự án và ra quyết định. Thứ tư, các DNNVV thường không hiểu rõ quy trình thẩm định cho vay của ngân hàng, cũng như các thủ tục, chứng từ vay vốn. Từ đó, khi được yêu cầu cung cấp thông tin, doanh nghiệp cho rằng đây là những “đòi hỏi phi lý” và có thái độ bất hợp tác với ngân hàng. Kết quả là ngân hàng không có thông tin về doanh nghiệp cũng như lịch sử tín dụng của doanh nghiệp. Do đó, việc ra quyết định cho vay thật sự là một thách thức đối với ngân hàng trong quá trình tìm hiểu khả năng tài chính doanh nghiệp đi vay. 2.2 Huy động vốn từ nguồn cho thuê tài chính a. Thực trạng hoạt động của các công ty cho thuê tài chính Việt Nam: Với những ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, không phải thế chấp... CTTC ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. CTTC đã chính thức xuất hiện ở Việt Nam từ cuối năm 1997, là một trong các kênh dẫn vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, vốn đầu tư cho các DNNVV chủ yếu là bằng nội lực. Điều này hạn chế khả năng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh và tiếp cận các công nghệ mới tiên tiến của thế giới để tăng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Gần 50% doanh nghiệp bị thiếu thông tin về các công ty CTTC. Vì thế khi có nhu cầu về vốn để đổi mới công
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn