intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: Chuỗi xung 3D MRCP nguyên lý và kỹ thuật tối ưu hình ảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo khoa học "Chuỗi xung 3D MRCP nguyên lý và kỹ thuật tối ưu hình ảnh" trình bày các nội dung chính như sau: Tổng quan về Cộng hưởng từ mật tụy MRCP; Nguyên lý; Kỹ thuật (chuẩn bị); Kỹ thuật (hướng cắt); Thách thức; Chất tương phản âm; Kỹ thuật giảm nhiễu do hô hấp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: Chuỗi xung 3D MRCP nguyên lý và kỹ thuật tối ưu hình ảnh

  1. CHUỖI XUNG 3D MRCP NGUYÊN LÝ VÀ KỸ THUẬT TỐI ƯU HÌNH ẢNH Báo cáo viên: CN PHẠM HỒNG TĂNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN PHƯỚC
  2. Nội dung • Tổng quan • Nguyên lý • Kỹ thuật: o Thách thức o Giải pháp • Thảo luận
  3. Tổng quan Cộng hưởng từ mật tụy MRCP (Magnetic Resonance Cholangiopancreatography) là kỹ thuật sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh của đường mật trong gan, ống dẫn mật, túi mật và tuyến tụy. • Được phát triển và ứng dụng đầu tiên từ năm 1991 • Phương pháp an toàn, không xâm lấn, không bức xạ, thuận tiện cho bệnh nhân ngoại trú • Có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương và dần thay thế ERCP trong chẩn đoán • Chuỗi xung 3D có ưu thế vượt trội về độ phân giải cao, có thể tái tạo hình ảnh MIP và 3D 2D dựng hình theo nhiều hướng => thay thế 2D
  4. Nguyên lý • Dựa trên nền tảng FSE 3D • Sử dụng TE rất dài, từ 600-1200ms. Mục đích để các mô xung quanh bị bão hòa hoàn toàn, chỉ còn lại những thành phần dịch tự do, dịch di chuyển chậm có thời gian T2 dài -> tăng tín hiệu • Sử dụng kèm một kỹ thuật xóa mỡ để xóa nền tốt hơn (CHESS) • Sử dụng xung “Fast Recovery” (Restore – Driven Equilibrium) -> duy trì tín hiệu cao của dịch
  5. Kỹ thuật (chuẩn bị) 3D MRCP là chuỗi xung nằm trong Protocol chụp gan mật ● THIẾT BỊ ○ Máy MRI: 1.5 Tesla ○ Coil: Phased array coil (body hoặc cardiac) ○ Cổng thở đồng bộ Biomatrix Sensor ● BỆNH NHÂN ○ Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 4 tiếng: túi mật căng to, giảm nhu động ruột ○ Có thể kết hợp cùng thuốc giảm nhu động ruột buscopan trước chụp hinhanhykhoa.com
  6. Kỹ thuật (hướng cắt) HƯỚNG CẮT: Coronal • Chú ý chọn hình định vị cùng biên độ (hít vào hoặc thở ra) tránh sự không đồng nhất -> sai lệch vị trí • Bao phủ hết toàn bộ túi mật, ống mật chủ và ống tụy chính. • Đặt mặt cắt riêng theo hướng ống tụy chính và ống mật chủ để khảo sát ống tụy (nếu cần) • Tránh các bộ phận giải phẫu có thể gây nhiễu (tủy sống, niệu quản, dạ dày…) THỜI ĐIỂM: • Có thể thực hiện trước hoặc sau khi tiêm Gadolinium • Thực hiện trước khi tiêm Primovist
  7. Thách thức ● Sự chồng lấp giữa các tín hiệu cao từ đường tiêu hóa (dạ dày, tá tràng) có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán ● Nhiễu do chuyển động hô hấp, sự phối hợp của bệnh nhân (thở đều, nín thở…) ● Thời gian thu hình dài ( BN khó chịu, chuyển động trong khi chụp...) ● Khó khảo sát ống tụy trong một số trường hợp
  8. Chất tương phản âm Các chất tương phản âm đường uống giúp thu ngắn thời gian T2 của dịch -> giảm tín hiệu của dịch trong dạ dày, tá tràng -> tăng tương phản hình ảnh o Hòa loãng gadolinium trong nước uống: 5 ml gado + 75 ml nước. Các loại thuốc có thành phần mangan, oxit sắt o Các loại đồ uống tự nhiên chứa nhiều mangan có tác dụng hiệu quả: nước ép việt quất, chuối, nước ép quả Acai, siro chà là, trà đen, trà oolong… o Đặc biệt nước ép dứa: ngoài chứa mangan giảm tín hiệu dịch, nước ép dứa còn chứa enzim Bromelain, có tác dụng giảm hơi, khí trong đường tiêu hóa Uống 150-200 ml nước ép dứa trước chụp 15 phút
  9. Kỹ thuật giảm nhiễu do hô hấp ● RESPIRATORY: là kỹ thuật thu hình BN thở tự do, kết hợp cùng một cổng thở gắn trên bụng bệnh nhân: ○ Gắn cổng thở ở vị trí có biên độ dao động từ 0.5 – 1 inch khi bệnh nhân hít thở ○ Thu nhận hình ảnh được đồng bộ hóa với nhịp thở, thu nhận hình ảnh vào cuối kỳ thở ra của BN, giảm các nhiễu chuyển động hinhanhykhoa.com
  10. kỹ thuật giảm nhiễu do hô hấp ● NAVIGATOR: là kỹ thuật thu hình BN thở tự do, sử dụng bộ theo dõi để phát hiện chuyển động của cơ hoành thông qua các tracker: ○ Tracker được đặt bên nửa cơ hoành bên phải tại vị trí cao nhất của vòm hoành với 1 nửa trên phổi và một nửa dưới gan. Thu nhận hình ảnh được đồng bộ hóa với nhịp thở của BN, giảm các nhiễu chuyển động ○ Dễ dàng điều chỉnh ngưỡng chấp nhận thu hình khi bệnh nhân có nhịp thở sai lệch, phù hợp với các bệnh nhân có nhịp thở không đều, không ổn định
  11. Compressed sensing và Parallel imaging (Hypersense và Arc) ● Công nghệ mới (Hypersense – 2017) giảm thời gian chụp 30-50% và duy trì độ phân giải không gian cao ở các chuỗi xung 3D ● Thường được kết hợp đồng thời với Arc/Grappa để tăng hiệu suất thu hình ● Cần cân bằng giữa hệ số tăng tốc “R” và suy giảm SNR => 3D MRCP BH trong 1 lần nín thở
  12. Hypersense và Arc ● Giảm 34 % thời gian thu nhận khi kết hợp cùng Respiratory hoặc Navigator (hệ số 1.6) ● Giảm nhiễu chuyển động do ít chu kỳ thở hơn ● 3D MRCP – Breath hold – HS có thể thay thế khi bệnh nhân thở không đều 3D MRCP with HyperSense: an evaluation of respiratory-triggered and breath-hold sequences - Marc Zins, MD, Head of the Radiology Department, Saint-Joseph Hospital, 2019 3D MRCP RT 3D MRCP RT + HS 3D MRCP BH + HS 6:32s 4:08s 21s
  13. PARAMETERS (GE Signa Hdxt 1.5T) 3D MRCP RT HS 3D MRCP RT HS 3D MRCP BH HS 3D MRCP BH HS
  14. 3D MRCP RT HS 3D MRCP Nav HS 3D MRCP BH HS ● Linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp đồng bộ nhịp thở Respiratory, Navigator hay nín thở để có hình ảnh tốt nhất ● Với các hệ máy 3T và cuộn thu nhiều kênh, hệ số tăng tốc cao, thời gian nín thở ngắn, độ phân giải được cải thiện => 3D MRCP Breath-Hold sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn 3D MRCP RT HS 3D MRCP BH HS
  15. Sử dụng Secretin đường tĩnh mạch S-MRCP ● Serectin là một hormone được tạo ra từ tế bào S ở tá tràng ● Có tác dụng kích thích các tế bào ngoại tiết tăng tiết dịch tụy, giãn cơ vòng oddi và giãn ống tụy ● Thường sử dụng để kiểm tra giải phẫu mô tuyến tụy trong bệnh lý dị dạng ống tụy ● Có tác dụng trên đường tĩnh mạch sau 2-10 phút sau tiêm ● Theo dõi bằng 2D-MRCP hoặc 3D-MRCP sau mỗi 30s
  16. Thảo luận ● Sử dụng các chất đối quang âm tính tự nhiên có tác dụng tăng tương phản hình ảnh ● Lựa chọn kỹ thuật giảm nhiễu hô hấp phù hợp với tình trạng hô hấp của bệnh sẽ giảm các nhiễu ảnh do chuyển động ● Ứng dụng các công nghệ tăng tốc như compressed sensing và parallel imaging đóng góp vai trò quan trọng trong giảm thời gian chụp ● Secretine đường tĩnh mạch có thể tăng giá trị chẩn đoán bệnh lý ống tụy
  17. Tài liệu tham khảo 1. MJeong Hee Yoon et al, Rapid Imaging: Recent Advances in Abdominal MRI for Reducing Acquisition Time and Its Clinical Applications - https://doi.org/10.3348/kjr.2018.0931 2. Arie-Luise Kromrey et al, Clinical Evaluation of Respiratory-triggered 3D MRCP with Navigator Echoes Compared to Breath-hold Acquisition Using Compressed Sensing and/or Parallel Imaging – https://doi.10.2463/mrms.mp-2019-0122 3. Temel Tirkes et al, Secretin-enhanced MR Cholangiopancreatography: Spectrum of Findings - https://doi.org/10.1148/rg.337125014 4. Marc Zins et al, 3D MRCP with HyperSense: an evaluation of respiratory-triggered and breath-hold sequences - https://signapulse.gehealthcare.com/3d-mrcp-with-hypersense-an- evaluation-of-respiratory-triggered-and-bre 5. Nieun Seo et al, Feasibility of 3D Navigator-Triggered Magnetic Resonance Cholangiopancreatography With Combined Parallel Imaging and Compressed Sensing Reconstruction at 3T - International Society for Magnetic Resonance in Medicine, 2017
  18. CHUỖI XUNG 3D MRCP - NGUYÊN LÝ VÀ KỸ THUẬT TỐI ƯU HÌNH ẢNH Cảm ơn đã lắng nghe! hinhanhykhoa.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2